Skip to content

4 công thức vàng để tạo ra một tựa game sinh tồn thành công

BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢTừ xưa đến nay, con người vốn dĩ là một sinh vật rất kỳ lạ, ngập tràn những mâu thuẫn. Chẳng hạn như lúc còn nhỏ chỉ mong nhanh lớn để ra đời đi làm, lớn lên rồi thì lại ngồi mong được nhỏ lại để khỏi suy nghĩ những chuyện cơm áo gạo tiền. Nói cách khác, bản chất con người ta là “đứng núi này trông núi nọ”, không bao giờ thật sự thỏa mãn với hiện tại.

Trong thế giới game, cũng có một cái “hội chứng” tương tự – đó là với một bộ phận game thủ đặc thù, tuy đang sống trong môi trường đô thị tiện nghi đầy đủ, lại cứ muốn hướng về nơi hoang dã, hoặc một thế giới hoang tàn đầy rẫy hiểm nguy – để được trải nghiệm một cách đúng nghĩa cái sự “sống còn” cho trọn vẹn. Đúng vậy, người viết đang đề cập đến thể loại game sinh tồn (Survival Game) đang khá thịnh hành trong những năm gần đây.

Từ kiểu 2D nhẹ nhàng như Don’t Starve cho đến 3D hiện thực như DayZ, từ ít người biết như How To Survive cho đến phổ biến như Fallout – game sinh tồn xuất hiện dưới rất nhiều hình thức, nhưng trong đó tất thảy vẫn tồn tại một nguyên tắc chung duy nhất: cố gắng sống sót càng lâu càng tốt. Vậy, những điểm cốt lõi để khiến một tựa game sinh tồn hấp dẫn là gì? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau đây.

XEM THÊM
[timeline post=”120240, 120157″]
1. BỐI CẢNH HỢP LÝ
4 công thức vàng để tạo ra một tựa game sinh tồn thành côngTrong hoàn cảnh nào thì con người ta phải “sinh tồn”? Bản thân hai chữ “sinh tồn” đã bao hàm rất nhiều ý nghĩa, từ thời nguyên thủy hoang sơ phải giành giật cái ăn với dã thú, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Càng ngày khi xã hội càng phát triển, con người càng quần cư và hợp tác thành tập thể, thì việc sinh tồn đã trở nên đơn giản hơn nhiều.

Như vậy, có thể hiểu rằng trong những hoàn cảnh đơn độc và mọi thứ tài nguyên đều khan hiếm, thì việc tranh giành để tiếp tục sống sót sẽ trở thành tất yếu. Do đó, đối với một tựa game sinh tồn thì yếu tố bối cảnh là rất quan trọng – đó có thể là ngày tận thế, hậu tận thế, đại dịch zombie, đảo hoang… nói ngắn gọn, là một môi trường không thích hợp để sinh sống, và éo le thay là người chơi vẫn phải chấp nhận sống trong đó.

Có thể hiểu rằng trong những hoàn cảnh đơn độc và mọi thứ tài nguyên đều khan hiếm, thì việc tranh giành để tiếp tục sống sót sẽ trở thành tất yếu
Những năm gần đây, đại dịch zombie thường là đề tài được sử dụng nhiều nhất. Trong thế giới đó, vì một loại virus nào đó mà phần lớn nhân loại đều đã chết và trở thành lũ thây ma vất vưởng khắp mọi nơi, chỉ chực chờ có người sống đi qua là vồ lấy “cạp cạp”. Trong bối cảnh đó, khả năng sản xuất các loại nhu yếu phẩm bị đình trệ hoàn toàn, và nguồn lương thực chủ yếu là các vật phẩm còn sót lại trong những siêu thị, tiệm tạp hóa… Vì vậy, trong các game này, người chơi thường xuyên có tiết mục phải lén lút lần mò trong một thành phố đầy rẫy zombie chỉ để nhặt nhạnh các món đồ hộp, bình thuốc men, đạn dược…

Đối với những tựa game lấy bối cảnh lạc vào nơi hoang dã hoặc con người thời nguyên thủy thì mọi thứ diễn ra có vẻ tự nhiên hơn nhiều, khi mà xung quanh không thật sự có một mối đe dọa hữu hình nào. Tuy vậy, chúng vẫn mang lại những cảm giác phấn khích khi tìm cách sinh tồn nơi hoang dã mà người ta vẫn thường chiếu trực tiếp trên những kênh Animal Planet hay Discovery. Đây chắc cũng là điều mà những người yêu thích game sinh tồn mong đợi trong một tựa game như vậy.

2. MÔ PHỎNG CHÂN THẬT
4 công thức vàng để tạo ra một tựa game sinh tồn thành công4 công thức vàng để tạo ra một tựa game sinh tồn thành côngTrong một tựa game sinh tồn thì “sinh tồn” phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu – do đó chúng ta sẽ không có những nhân vật sở hữu sức mạnh nghiêng trời lệch đất, “đấm phát chết luôn” bất kỳ con quái nào như trong RPG hay hành động. Những nhân vật trong game sinh tồn đều là những người bình thường, nếu không muốn nói là yếu ớt và tuyệt vọng hơn. Chỉ khi con người ta cảm thấy thật sự khó khăn khi muốn duy trì sự sống, thì đó mới gọi là “sinh tồn” đúng nghĩa.

Như vậy, một tựa game sinh tồn hay là phải cố gắng mô phỏng được càng nhiều yếu tố tả thực càng tốt. Chẳng hạn như vấn đề thể lực của nhân vật: chạy nhanh và lâu quá sẽ bị suy giảm do mệt mỏi – hoặc chuyện thiếu thức ăn và nước uống sẽ khiến sức khỏe nhân vật yếu đi rất nhanh, kéo theo các tác động về hệ thần kinh như mắt mờ, chân tay run rẩy vô lực, dễ bị choáng váng… Những yếu tố này sẽ khiến người chơi phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trong từng hành động, hệt như khi đang phải đối mặt với nguy hiểm ngoài đời thực vậy.

Chỉ khi con người ta cảm thấy thật sự khó khăn khi muốn duy trì sự sống, thì đó mới gọi là “sinh tồn” đúng nghĩa
Mức độ chân thực còn được lột tả qua những chi tiết nhỏ nhặt mà tinh tế khác, chẳng hạn như độ “lực” khi sử dụng vũ khí: một cây gậy bóng chày sẽ có cảm giác khác với một cây xà beng, bắn shotgun phải khác với súng đinh tự chế… Thật sự mà nói, hiếm có tựa game sinh tồn nào ở thời điểm hiện tại mà làm tốt được điểm này – bởi vì mô phỏng cơ thể người không phải là một việc dễ dàng: làm quá thật thì khó mà diễn hoạt game được, còn cường điệu quá đáng thì sẽ mất đi cảm giác thực.
3. KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC CAO
Để sinh tồn trong một thế giới, sử dụng vũ lực là phương án tồi tệ nhất chỉ nên dùng khi không còn lựa chọn nào khác. Và thực tế thì trong một tựa game sinh tồn đúng nghĩa, cũng ít khi người chơi phải trực tiếp đụng độ với kẻ địch, vì phần thua sẽ có tỉ lệ rất cao khi hầu như game được thiết kế để người chơi luôn yếu hơn so với các đối trọng do máy điều khiển. Vì vậy, người viết thích xét về khía cạnh tương tác với môi trường trong game nhiều hơn.

Nói một cách cụ thể, thì đó chính là sự logic trong các tuần tự hành động – ví dụ như khi lấy nước từ một nguồn không rõ ràng, người chơi sẽ phải thực hiện các thao tác lắng, lọc, đun sôi để đảm bảo chất lượng nước uống vệ sinh nhất. Hoặc, việc đốt lửa giữa đêm phải thực hiện trong rừng dưới các tán lá dày để làm khói tản đi bớt, tránh thu hút kẻ địch…4 công thức vàng để tạo ra một tựa game sinh tồn thành công

Để sinh tồn trong một thế giới, sử dụng vũ lực là phương án tồi tệ nhất chỉ nên dùng khi không còn lựa chọn nào khác
Việc di chuyển trên các địa hình như cỏ, đất đá, bùn… sẽ phải tạo ra những cảm giác và âm thanh tương ứng – cũng như các vật thể trong môi trường phải có độ “cứng” khác nhau, chẳng hạn như tường cũ có thể xô đổ được, hoặc vách thủy tinh có thể đập vỡ được. Rồi khi chế tạo vũ khí thô sơ như cung tên thì phải tìm loại cây dẻo dai, hơ lửa, vuốt cong… chứ không phải chỉ nhấn 2, 3 cái click chuột là tự nhiên có ngay một cây “nỏ thần An Dương Vương” được.

Đây là những chi tiết rất nhỏ, rất lặt vặt, thế nhưng chính nhờ chúng mà người chơi mới cảm thấy rằng môi trường xung quanh mình nó “thật” đến mức nào và nguy hiểm đến mức nào. Một bước đi vô ý đạp lên cành khô làm phát ra tiếng động, chạy nhanh lúc trời mưa đường trơn sẽ té “sml”, một tia đèn pin ẩu tả khi đang lẩn tránh… tất cả đều tạo thành nhân tố khiến công cuộc “sinh tồn” của người chơi có nguy cơ chấm dứt ngay từ sớm.

4. MANG ĐẾN NHIỀU TRẢI NGHIỆM KHÁC LẠ
4 công thức vàng để tạo ra một tựa game sinh tồn thành côngTuy nói rằng game sinh tồn – nhưng không có nghĩa là chỉ có duy nhất một mình người chơi trong cái thế giới đó. Vì nếu vậy, thật sự chuyện sinh tồn sẽ trở nên khá vô nghĩa khi mà không hề nhìn thấy được tia hy vọng gì ở tương lai. Sự sinh tồn chỉ có ý nghĩa một khi bản thân người sinh tồn còn có chấp niệm nào đó không thể buông bỏ, khiến họ không thể từ bỏ sự sống. Do đó, trong một tựa game sinh tồn thường có nhiều đối trọng khác nhau để tạo nên một mạng lưới liên lạc nhiều chiều.

Trước hết, chính là “đồng minh” – đây có thể là những người cùng cảnh ngộ với nhân vật chính, và tất cả đều biết rằng chỉ có đoàn kết lại họ mới có đủ sức mạnh để đối chọi với nghịch cảnh. Thứ nhì, là “kẻ địch” – thông thường là một tập thể sinh tồn khác và vì bất đồng quan điểm nên đối nghịch với nhóm của người chơi. Và sau cùng là “môi trường”, bao hàm cả thú dữ, ma quỷ… tóm gọn lại là những đối tượng không thể thương lượng được.

Sự sinh tồn chỉ có ý nghĩa một khi bản thân người sinh tồn còn có chấp niệm nào đó không thể buông bỏ, khiến họ không thể từ bỏ sự sống
Sở dĩ nhân loại tồn tại mãi đến ngày hôm nay và trở thành mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, sau biết bao nhiêu thử thách của thiên nhiên – chính vì họ sở hữu khả năng tư duy và thích ứng rất mạnh mẽ. Vì vậy, thương lượng và hợp tác là những vũ khí rất mạnh để có thể sống sót trong một môi trường khắc nghiệt. Người chơi sẽ phải hiểu rõ tính cách và khả năng của từng thành viên trong đội của mình để từ đó có sự phân công và chia sẻ hợp lý, tạo sự hòa đồng cần thiết.

Đối với kẻ địch, không phải lúc nào cũng phải sử dụng đến lựa chọn là “xóa sổ”. Trong nhiều tình huống, nếu có thể đạt đến sự đàm phán hòa bình thì hãy nên làm như vậy. Bởi vì có khi kẻ địch hôm nay lại có thể trở thành đồng minh sau này – nên nhớ rằng không có đồng minh hay kẻ địch vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

LỜI KẾT
Trong xã hội văn minh và tiện nghi ngày nay, hầu như những gì con người muốn sở hữu đều có thể với tới trong tầm tay. Nhưng cũng chính vì như vậy mà khả năng vận động và tư duy của chúng ta cũng theo đó mà thui chột – so với tổ tiên thuở hồng hoang phải chiến đấu chống chọi với dã thú và thiên nhiên khắc nghiệt hằng ngày, thì rõ ràng thể chất và sự nhạy bén của con người thời hiện đại thua kém quá nhiều.

Có lẽ vì vậy mà nhiều người yêu thích các tựa game sinh tồn, bởi vì qua đó họ tìm thấy được một chút cảm giác thực sự sống và cảm thấy rằng mình đang sống. Game sinh tồn không phải là một loại game dễ chơi, nhưng một khi đã hiểu rõ cách chơi và hòa mình được vào những thế giới hiểm nguy đó, thì có dứt nó ra được hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tác giả

Thảo luận