Skip to content

4 điều đọng lại sau bản beta của “Tom Clancy’s The Division”

4 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC UBISOFT HỖ TRỢ.GAME ĐƯỢC CHƠI THỬ NGHIỆM TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]gay khi thế hệ console thứ 8 ra đời, Ubisoft có lẽ là cái tên hoạt động năng nổ nhất khi lập tức tung ra hàng loạt thương hiệu mới dán mác “bom tấn” như Watch Dogs, The Crew hay Tom Clancy’s The Division, bên cạnh những cái tên cũ như Far Cry 4, Assassin’s Creed IV: Black Flag… Cùng hàng loạt các màn quảng cáo đình đám “đánh bom” các cổng thông tin game.

Sau một thời gian, những cái tên phía trên đều đã được phát hành, nhưng “nổ” thì ít mà “lép” lại nhiều với Watch Dogs hay The Crew, chỉ riêng Tom Clancy’s The Division là vẫn còn ở phía sau bức rèm nhung mà Ubisoft dựng nên bằng “những lời có cánh”.

Được xem như là thành viên cuối cùng gia nhập ‘di sản” của Tom Clancy, cùng với việc được đặt dưới bàn tay của Ubisoft Massive, tiền thân là Massive Entertainment, hãng đã vẽ nên thành công của Ground Control hay World In Conflict, Tom Clancy’s The Division đã có đầy đủ điều kiện để thành công.

Tuy nhiên, từ lúc đoạn trailer tại E3 năm 2014 đến nay, đây mới là lần đầu tiên người chơi mới có dịp tận tay thưởng thức tựa game này qua bản beta, sau nhiều phen hẹn lần, hẹn lữa để hoàn thiện.

Bản beta của Tom Clancy’s The Division được Ubisoft cho thử nghiệm từ ngày 28 đến 31/1 và được kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa, đến nay đã hoàn toàn đóng cửa. Chúng ta thấy gì qua bản beta này? Vietgame.asia sẽ nêu ra đây bốn điều đọng lại sau khi trải nghiệm, qua đó thấy được tiềm năng và “mối nguy” mà Tom Clancy’s The Division đang đối mặt.

  • OS: Windows® 7, Windows 8.1, Windows 10 (64-bit)
  • Processor: Intel Core i7-3770 | AMD FX-8350
  • Memory: 8 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce GTX 970 | AMD Radeon R9 290
  • DirectX: 11
  • Storage: 40 GB
HỆ THỐNG NHẬP VAI ĐA DẠNG
3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"Tom Clancy’s The Division chịu nhiều ảnh hưởng từ các tựa game như Borderlands hay Destiny với cơ chế nhập vai gần như toàn diện. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ Tom Clancy’s The Division không có những lớp nhân vật cụ thể để lựa chọn, mà thay vào đó, sau khi tạo xong ngoại hình cho nhân vật, người chơi được tự do đi theo hướng của riêng mình.

Có thể nói, Tom Clancy’s The Division tập trung toàn bộ cái hay vào hệ thống nhập vai khi đem đến khả năng tùy biến cực kì chi tiết, với nào là súng, áo, quần, trang bị… Mỗi loại vẫn sẽ có những chỉ số riêng và được kí hiệu bằng các màu sắc khác nhau để xác định độ “xịn” của từng món. Dĩ nhiên, những món đồ ngon không từ trên trời rơi xuống mà người chơi cần phải chiến đấu, để lượm từ xác kẻ địch nằm xuống và cũng cần một tí vận may để đạt được.Nếu đã từng ức chế với số lượng “bủn xỉn” đồ vật rớt ra trong Destiny thì xin chúc mừng! Tom Clancy’s The Division cũng… keo kiệt y như thế. Bản thân người viết đã trải nghiệm bản beta trong suốt khoảng 8 giờ đồng hồ và mỗi loại cũng chỉ được vài món, khác xa với kiểu hào phóng trong Borderlands.

Tiếp đến, hệ thống kĩ năng của từng nhân vật cũng khá đa dạng và được chia thành ba nhánh đó là công nghệ, chiến đấu và cứu thương, mỗi nhánh sẽ bao gồm nhiều “Skills” nhỏ để người chơi lựa chọn. Chỉ hai trong số chúng là được phép đem ra “thực chiến” và gán vào hai nút mặc định Q, E để sử dụng bất cứ lúc nào. Trong bản beta hiện chỉ có ba Skills chia đều cho mỗi nhánh, số còn lại đều ẩn đi cho đến khi bản chính thức ra mắt.3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"

The Division tập trung toàn bộ cái hay vào hệ thống nhập vai khi đem đến khả năng tùy biến cực kì chi tiết, với nào là súng, áo, quần, trang bị…
Trong Tom Clancy’s The Division, người chơi có thể đem theo mặc định cũng như tối đa ba khẩu súng, với hai khẩu tự chọn và một khẩu súng lục mặt định. Như đã nói ở trên, với việc đồ rớt ra ít ỏi nên súng ống cũng rất khan hiếm, song điểm sáng lại nằm ở khả năng tùy chỉnh phụ kiện.

Nếu đã từng chơi qua Tom Clancy’s Ghost Recon: Future Soldiers hay Army of Two: The 40th Day, người chơi chắn chắn sẽ không mất nhiều thời gian để quen với cơ chế này và sẽ rất sốt sắng để thử ngay món đồ mà mình vừa nhặt được, cũng như mất nhiều thời gian để tìm ra phụ kiện vừa ý. Rất may, đa phần những món được gắn vào sẽ ít nhiều tạo được khác biệt trong chiến đấu.

Không những thế, với mục chơi đơn, người chơi còn có thể xây dựng được một căn cứ nho nhỏ ngay trong Manhattan. Tuy nhiên, do beta rút gọn quá nhiều nên người viết cũng chưa thể khám phá kĩ.

DARK ZONE THÚ VỊ!
Dark Zone, hay gọi đơn giản là một dạng phụ bản (thường thấy trong các game trực tuyến), là khu vực có kết cấu rất thú vị khi nằm ngay cạnh khu vực diễn ra những nội dung trong phần chơi đơn. Điều người viết ấn tượng đầu tiên, đó là Dark Zone được kết nối liền kề và bước qua nhanh chóng mà không hề có bất kì màn hình chuyển cảnh nào, tạo ra sự liền mạch trong lúc khám phá.

Trong bản beta này, Dark Zone là nơi để người chơi cùng nhau chiến đấu là thu thập các kiện hàng gửi để trực thăng chở đi và khu vực này có cách lên cấp hoàn toàn khác, song song với cấp độ đạt được bên phần chơi đơn.

Dĩ nhiên, kết cấu chính vẫn là chiến đấu với A.I để nhặt lấy các món kiện hàng, song điểm thú vị nằm ở việc người chơi có thể bắn lẫn nhau nếu muốn. Mỗi lần làm “tổn thương” người khác, bạn sẽ bị đánh dấu “Gone Rogue”, hiểu nôm na là trở thành mục tiêu săn đuổi của những người còn lại và mức điểm thưởng dành cho hạ được bạn sẽ… cao ngất ngưỡng, biến bạn từ đồng đội thành kẻ bị săn đuổi trong một khoảng thời gian nhất định trước khi được “tha thứ”.

Trong trường hợp bị hạ, “đồ nghề” đang có của bạn sẽ… nằm tại vị trí đã tử nạn và những người chơi khác có thể nhặt lấy làm của riêng, trừ khi bạn nhanh tay lấy lại những gì đã mất trước. Nghe rất giống với Diablo đúng không nào?

Và nếu có một chút tinh ranh, người chơi sẽ “chôm” được đồ xịn của những game thủ khác và ẩn thân cho đến khi tình trạng “Gone Rogue” qua đi.

Điều người viết ấn tượng đầu tiên, đó là Dark Zone được kết nối liền kề và bước qua nhanh chóng mà không hề có bất kì màn hình chuyển cảnh nà
3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"
CHƠI ĐƠN HÒA VÀO CHƠI MẠNG
3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"Một trong những yếu tố hay ho tiếp theo của Tom Clancy’s The Division là việc kết hợp giữa chơi đơn và chơi mạng vào một thể thống nhất và nằm kề nhau, thay vì tách biệt như nhiều tựa game khác, với một bên là chơi đơn trong Manhattan và bên còn lại là Dark Zone (một dạng phụ bản) để tham gia cũng những người khác. Tuy nhiên, nội dung của cả hai vẫn còn rất sơ sài, và chưa tạo được những ấn tượng mà một bản chơi thử cần có.

Khởi đầu, nhân vật mà người chơi điều khiển nằm trên máy bay với một nhân vật nữ có tên Faye Lau, sau vài câu nói chuyện qua lại, người chơi sẽ chính thức được bước vào game với… một loạt các câu hỏi được đặt ra trong đầu như: Thành phố đang gặp phải vấn đề gì? Bạn là ai? Thân thế ra sao?… Tiếp đó, người chơi sẽ được viếng thăm trung tâm căn cứ để nhận nhiệm vụ giải cứu bác sĩ Kandel tại bệnh viện Madison Field. Sau khi hạ hết bọn lâu la tiểu tốt, người chơi sẽ tiến lên sân thượng và hạ tên có chỉ số cao, rồi chấm hết. Đó là những gì người chơi được trải nghiệm trong cốt truyện ngắn ngủi trong bản beta của Tom Clancy’s The Division.

Còn với khu Dark Zone, nhiệm vụ của người chơi sẽ là bắn hạ những tên A.I và nhặt món kiện hàng, sau đó đến nơi được đánh dấu để gọi trực thăng tới thả dây xuống đưa “hàng” đi.

Một trong những yếu tố hay ho tiếp theo của Tom Clancy’s The Division là việc kết hợp giữa chơi đơn và chơi mạng vào một thể thống nhất và nằm kề nhau, với một bên là chơi đơn trong Manhattan và bên còn lại là Dark Zone để tham gia cũng những người khác
3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"
ĐỒ HỌA LIỆU CÓ THỎA MÃN?
3 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"Trước đây, vào lần đầu tiên  Tom Clancy’s The Division đến với công chúng qua đoạn trailer tại E3 2014, người viết đã há hốc mồm kinh ngạc với nền tảng đồ họa đẹp, sắc nét, chi tiết đến kinh người. Thế nhưng đến khi chạm tay vào bản beta, cảm xúc bên trong người viết… đã tụt xuống, tuy nhiên, đó là với những ai theo sát tựa game này, còn không, mảng đồ họa vẫn đủ sức làm hài lòng nhiều người mới đến.

Đặt lên bàn cân và so sánh một cách công bằng với các tựa game thuộc hàng cực đẹp trên thị trường như The Witcher 3: Wild Hunt, Just Cause 3Tom Clancy’s The Division vẫn có thể ngẩng cao đầu và có lẽ cũng chỉ thua kém đôi chút, dù cho đoạn trailer năm nào vẫn ở một đẳng cấp hoàn toàn khác, nếu kì vọng quá nhiều, bạn sẽ có những thất vọng nhất định.4 điều đọng lại sau bản beta của "Tom Clancy's The Division"

Đặt lên bàn cân và so sánh một cách công bằng với các tựa game thuộc hàng cực đẹp trên thị trường như The Witcher 3: Wild Hunt, Just Cause 3Tom Clancy’s The Division vẫn có thể ngẩng cao đầu
Xét một cách toàn diện, Tom Clancy’s The Division vẫn rất đẹp với khung cảnh Manhattan tráng lệ giữa mùa đông, xen lẫn sự nhếch nhác do thiếu đi sức sống của con người. Cùng với đó, hiệu ứng ánh sáng cũng rất tốt với sự khả năng lan tỏa trong từng ngóc ngách của môi trường, điều này càng trở nên đẹp hơn trong đêm tối khi người chơi lang thang qua nhiều khu vực khác nhau.

Cuối cùng, hiệu ứng phản chiếu vật thể có lẽ là thứ giữ được phong độ (so với trailer) khi hình ảnh dưới mặt nước trở nên sống động và mọi thứ trở nên tuyệt vời nhất trên PC!

KHI NÀO RA MẮT?
Kể từ khi được giới thiệu, Tom Clancy’s The Division đã được “đóng đinh” là một “bom tấn” của Ubisoft với rất nhiều lời hứa hẹn có cánh, hơn nữa hãng phát triển Ubisoft Massive cũng đã chứng minh được tài năng qua các sản phẩm trước đó.

Dù sỡ hữu một hệ thống nhập vai khá chi tiết, cùng nền đồ họa đẹp, song cái cốt lỗi của một tựa game bắn súng là những màn “xả đạn” lại chưa đủ từ lượng đến chất. Có một thực tế là cũng vì thế, rất nhiều game thủ đã “buông tay gác súng” chỉ sau khoảng 2 giờ chơi và những lo lắng về một quả “bom lép” nữa như các sản phẩm gần đây của Ubisoft bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Những xét một cách toàn diện, đây cũng chỉ là một bản beta và Ubisoft Massive vẫn còn có được một khoảng thời gian nữa để cải tiến cũng như hoàn thiện lại những gì còn thiếu sót. Chắc chắn, Ubisoft cũng không muốn Tom Clancy’s The Division trở thành một Watch Dogs thứ hai, phải không nào?[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://tomclancy-thedivision.ubi.com/game/en-us/home/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/TheDivisionGame/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/EvolveGame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/365590/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận