Skip to content

Double Dragon IV – Đánh Giá Game

Double Dragon IV - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC ARC SYSTEM WORKS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Trở về những năm đầu tiên của thập niên 90, khi mà hệ máy “băng thùng” NES là thứ xa xỉ để sở hữu, chỉ xuất hiện trong giấc mơ của những đứa trẻ thời bấy giờ. Tuy vậy, độ phổ biến của hệ máy này có thể nói là phủ sóng khắp cả nước từ trong nhà ra ngoài phố đi kèm với những tựa game được xếp vào hạng “huyền thoại” như: Super Mario Bros, Tetris, Contra, Hudson’s Adventure Island… Thì còn có một cái tên cũng làm mưa làm gió thời bấy giờ – Double Dragon hay còn có được trẻ em Việt Nam ưu ái gọi với cái tên Song Long. Tựa game này nổi tiếng đến mức, cái tên Double Dragon xuất hiện ở hầu hết các hệ máy, từ NES, SNES, Neo Geo, Playstation,… Cho đến cả PC, Android, IOS và ngày nay là Playstation 4.

Hiện nay, vô số những tựa game với nền đồ họa cực “khủng” xuất hiện, việc hồi sinh lại cái tên Double Dragon với phong cách màn hình ngang và lối đánh đấm cổ điển được nhà phát triển game Arc System Works đặt hết hi vọng sẽ mang lại thành công cũng không có gì lấy làm lạ.

Chính vì lẽ đó mà sự xuất hiện của Double Dragon IV trên hệ máy Playstation 4 và PC vừa qua cũng có thể xem là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, liệu tựa game Double Dragon IV có đem lại kết quả như mong đợi hay không? Bài đánh giá sau đây của Vietgame.asia có thể sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Xeon E3 1230 v5 3.4Ghz
  • RAM: 16 GB
  • Graphics: Gigabyte AMD Radeon R9 390X 8GB
  • HDD: 1TB

RazerLogo

XEM THÊM
[timeline post=”120221, 120471″]
BẠN SẼ GHÉT
Double Dragon IV đánh giá game

MÀN CHƠI CỰC KỲ NHÀM CHÁN

Nhân vật chính của game vẫn là hai anh em Jimmy và Billy trên đường tiêu diệt bọn du côn ở các băng phái khác. Lối chơi của Double Dragon IV xoay quanh việc tung ra những tuyệt chiêu dựa vào sự kết hợp giữa các nút khác nhau, ví dụ nhảy lên và bấm nút đá thì bạn sẽ có thể tạo ra được cú đá xoay vòng trên không hoặc thi triển đòn song phi cước dựa vào việc kết hợp giữa nhảy và đấm.

Tuy rằng lối chơi vẫn giữ nguyên so với Double Dragon II và không có chút gì đổi mới, thực tế cho thấy rằng nó đã trở nên lỗi thời. Cụ thể hơn, công việc của bạn chỉ đơn giản là điều khiển nhân vật chính (có thể điều khiển cả 2 anh em nếu chơi co-op) để dẹp loạn hết lũ đối phương xuất hiện dọc đường, hạ gục trùm và qua màn mới. Cứ thế cho đến khi bạn “về nước”.

Tuy rằng lối chơi vẫn giữ nguyên so với Double Dragon II và không có chút gì đổi mới, thực tế cho thấy rằng, nó đã trở nên “lỗi thời”
Thông thường, trong thể loại game cuộn màn hình ngang ngày nay với các cái tên điển hình như Ori and the Blind Forest, Owlboy hay Shovel Knight… Công đoạn thiết kế màn chơi đòi hỏi sự đầu tư cực kỳ nghiêm túc từ phía nhà phát triển, nhằm không tạo cho người chơi cảm giác chán nản trong khi trải nghiệm game. Chưa kể, một số game còn thiết kế những hệ thống để nâng cấp nhân vật, mua bán vật phẩm khiến cho tựa game trở nên có “chiều sâu” hơn.

So sánh với Double Dragon IV, người viết chẳng thấy có sự xuất hiện của những thứ kể trên trong suốt thời lượng game! Xét về cách thiết kế màn chơi thì có thể dùng cụm từ: cực kỳ qua loa. Mỗi màn chơi trong game chỉ kéo dài chưa đầy 10 phút, thậm chí là 5 phút nếu bạn chơi không đến nỗi tồi. Việc vượt qua các màn chơi chỉ đơn giản bao gồm tiêu diệt hết mọi kẻ thù ngáng đường, không hề có những phân đoạn giải đố đòi hỏi sự tư duy của người chơi.

Trong game, những bẫy địa hình nhầm gây khó khăn trong quá trình về nước của nhân vật chính cũng có xuất hiện, có thể điển hình như: những thảm cuộn khiến bạn bị cuốn ngược về sau hoặc phía trước nếu không di chuyển, những chỗ di động buộc bạn phải căn thời gian cực chuẩn để nhảy qua…. Thế nhưng, thay vì tăng tính thử thách cho trò chơi, chúng lại khiến người chơi dễ dàng “phát cáu” vì có vẻ như, nhà phát triển đã cố ý thiết kế sao cho những cái bẫy di chuyển cực kỳ nhanh nhằm khiến bạn phải “dính chưởng” ít nhất là một lần.

Trong lúc vượt qua hơn 7 màn chơi của Double Dragon IV, người viết đôi khi gần như “ngủ gật” trong khi chơi vì sự lặp lại đến mức chán nản giữa các màn chơi: Đánh lính, di chuyển, đánh trùm, qua màn, cứ tiếp tục lặp đi lặp lại.

Double Dragon IV đánh giá gameDouble Dragon IV đánh giá game

ĐỘ KHÓ PHIỀN TOÁI

Điểm trừ tiếp theo của Double Dragon IV chính là độ khó. Thông thường, thế mạnh của những tựa game cuộn màn hình ngang chính là độ khó đến mức “khó đỡ” của nó, vì thế sẽ không có gì đáng trách nếu nhà phát triển khiến Double Dragon IV trở nên khó nhằn. Đến với Double Dragon IV, bạn sẽ có tổng cộng 15 lần để chơi lại sau khi bị đánh gục, nếu sử dụng hết 15 lượt ưu tiên ấy thì bạn phải chơi lại từ đầu, không có khái niệm lưu và nạp game trong quá trình chơi, đồng nghĩa với việc mỗi lần bạn vào game thì phải đi lại từ đầu.

Điều đáng nói ở đây, đó là Double Dragon IV khó không phải nhờ vào sức mạnh “bá đạo” của bọn kẻ thù hay trí thông minh “siêu việt” của chúng. Ngược lại, kẻ thù trong game được thiết kế hết sức sơ sài, số lượng chủng loại kẻ thù thì ít, đòn đánh của chúng cũng không có gì khó đoán, chỉ là vài cái song phi, đấm hoặc combo liên hoàn. Bạn có thể dễ dàng né sau vài lần trạm chán. Thậm chí, những con trùm cũng không ngoại lệ, bạn chỉ cần bấm loạn xạ vài nút cũng đủ dứt điểm từng con trùm một.

Hẳn bạn đang có thắc mắc, nếu như những gì người viết mô tả, thì Double Dragon IV đâu có gì gọi là quá khó? Vấn đề ở đây là, nhà phát triển đã nghĩ ra một phương pháp khá “rẻ tiền” để khiến bạn cảm thấy đây là một tựa game đầy thử thách, đó chính là gia tăng số lượng kẻ thù mỗi lần bạn trạm chán. Vào những màn chơi đầu tiên, bạn có thể dễ dàng vượt qua khi số lượng quân địch còn ít. Tuy nhiên càng về sau, một lần bạn buộc phải đối đầu đến 4-5 kẻ địch, lính có, trùm có. Chưa kể, mỗi lần bị dính đòn, nhân vật của chúng ta sẽ bị ngã, sau đó đứng dậy để chiến đấu tiếp, nhưng ngay lúc bạn vừa ngồi dậy thì sẽ có một tên khác sẵn sàng cho bạn một quả “nốc ao” và thế là bạn tiếp tục ngã. Cứ thế tạo thành một vòng lẩn quẩn cực kỳ gây khó chịu.

Thêm vào đó, việc bố trí kẻ thù cũng khá “lém lỉnh” khi cho chúng đứng sát những mép vực, khiến bạn vừa nhảy qua sẽ dễ dàng dính đòn và rớt xuống vực ngay lập tức, mất đi một lần chơi lại một cách lãng xẹt.

nhà phát triển đã nghĩ ra một phương pháp khá “rẻ tiền” để khiến bạn cảm thấy đây là một tựa game đầy thử thách
BẠN SẼ THÍCH
Double Dragon IV đánh giá gameDouble Dragon IV đánh giá game

DƯ ÂM CỦA NGÀY XƯA

Ngoài những khuyết điểm “chết người” trên của Double Dragon IV, nó vẫn còn có một số điểm… tương đối sáng có thể gỡ gạt một chút đối với những người hâm mộ gạo cội của dòng game Song Long này. Đó chính là sự gợi nhớ lại phong vị từ những ngày “trẻ trâu” của đa số game thủ lớn tuổi trong chúng ta.

Cụ thể hơn, hình ảnh của trò chơi được dựng theo phong cách 8bit mà tất cả các game ở hệ máy NES ngày xưa sử dụng không khác một chút gì so với trước, từ những ô pixel nhỏ, độ phân giải, sự cứng nhắc trong lối di chuyển của nhân vật.

Âm nhạc cũng không ngoại lệ, nhạc nền của Double Dragon IV, với những bản nhạc mang phong cách Chiptune vui nhộn quen thuộc, người chơi sẽ cảm nhận được cả một tuổi thơ “dữ dội” chỉ cần sau vài phút khởi động trò chơi.

nó vẫn còn có một số điểm… tương đối sáng có thể gỡ gạt một chút

CHẾ ĐỘ CHƠI PHỤ ĐƯỢC THIẾT KẾ TỐT

Nếu như nói Double Dragon IV thất bại ở chế chơi chính, thì một trong những yếu tố khiến người viết cảm thấy được “an ủi” ở tựa game này đó chính là các chế độ chơi phụ khác.

Đầu tiên là chế độ 2P Duel Mode, ở chế độ này, bạn và một người chơi khác có thể chọn lựa nhân vật để vào trận song đấu. Ngoài 2 anh em Jimmy và Billy thì còn có những nhân vật phản diện khác để bạn lựa chọn, mỗi nhân vật sẽ có một bộ kỹ năng với thế mạnh – yếu khác nhau. Kế đó là chế độ Tower Mode, bạn sẽ được lựa chọn một nhân vật tùy ý (số lượng nhân vật sẽ được mở khóa sau một màn chơi) để bắt đầu leo lên từng tầng của một tòa tháp, mỗi tầng sẽ phải đối phó với số lượng nhất định kẻ thù. Chính nhờ những chế độ phụ này mà Double Dragon IV đem lại tính giải trí khá cao, đặc biệt nếu bạn chơi với người quen hoặc bạn bè.

một trong những yếu tố khiến người viết cảm thấy được “an ủi” ở tựa game này đó chính là các chế độ chơi phụ khác
  • OS: Windows 7, Windows 8.1, Windows 10 (32bit/64bit)
  • Processor: Intel Core 2 Dou 2.4 GHz
  • Memory: 2 GB RAM
  • Graphics: Shader Model 3.0 support with 512MB Intergrated Memory
  • DirectX: Version 9.0c
  • Storage: 2GB
GIÁ THAM KHẢO

6.99 USD

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.arcsystemworks.jp/dd4/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/arcsystemworksu/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/arcsystemworksu?lang=en”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/528610/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận