Skip to content

GALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming Gear

GALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming Gear
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC GALAX HỖ TRỢ[/alert]
  • GPU: GTX 1050 – GP107
  • Xung nhịp mặc định: 1366 MHz
  • Xung nhịp tăng tốc: 1468 MHz
  • Xung nhịp bộ nhớ: 1752 Mhz (7000 Mhz effective)
  • Bộ nhớ: 2GB GDDR5
  • Băng thông: 128-bit @112GB/s
  • OpenGL: 4.5
  • DirectX: 12
  • Kích thước: 20cm
  • Cổng xuất hình: 1x DVI, 1x HDMI, 1x DP

Không nhiều, nhưng có thể nói là không ít người dùng máy tính hiện nay vẫn đang còn khá ngây ngô khi đánh giá chất lượng, sức mạnh của một chiếc card đồ họa dựa vào… dung lượng bộ nhớ. Tuy vậy, khó có thể phủ nhận được sự quan trọng của dung lượng VRAM tại thời điểm hiện nay bởi các đầu game mới thường có khả năng “nuốt” VRAM rất hung bạo, nhất là công nghệ màn hình độ phân giải cao đang dần phổ biến mạnh mẽ không chỉ ở quy mô đơn lẻ mà còn ở các mô hình phòng máy, iCafe.

Đó là điều mà sẽ rất rất nhiều người băn khoăn khi chọn mua card đồ họa trong phân khúc phổ thông hiện nay với khá nhiều sự lựa chọn như GTX 1050 2GB, GTX 1050 Ti 2GB/4GB hoặc RX 560 4GB. Dĩ nhiên, cái cốt lõi của một chiếc card – GPU mới thực sự chiếm phần nhiều trong hiệu năng xử lý đồ họa và thông thường khi chọn mua VGA chúng ta cần ưu tiên lựa chọn GPU tốt hơn trước tiên.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: i5 6500
  • RAM: 16GB DDR4
  • HDD: 1TB WD Blue
  • Monitor:  BENQ GW2470
Với những chủ phòng máy, iCafe thì không chỉ hiệu năng mà còn cả vấn đề năng lượng cũng cần phải được cân đo đong đếm. Nhờ đó mà GTX 1050/1050 Ti từ lúc “lọt lòng” đã rất được các chủ đầu tư quan tâm, bên cạnh hiệu năng chiến game khá tốt ở độ phân giải Full-HD tiêu chuẩn.

Trong bài giới thiệu lần trước, Vietgame.asia đã cùng bạn đập hộp mẫu card đồ họa phổ thông GALAX GTX 1050 OC nhắm vào thị phần người chơi eSports, iCafe màu mỡ với điểm nhấn ở mặt giá thành và công nghệ. Hôm nay, trong bài đánh giá hiệu năng lần này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về khả năng thực chiến của GALAX GTX 1050 OC, liệu nó có xứng đáng để lọt vào mắt xanh của người dùng phổ thông và các ông chủ iCafe hay không?

XEM THÊM
[timeline post=”126474, 126440″]
BẠN SẼ THÍCH

GALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming Gear

Tiết kiệm điện, hiệu năng tốt

Mặc dù người viết vẫn giữ quan điểm rằng GPU GTX 1050 chưa thực sự đáng giá bởi hiệu năng tổng quan chỉ mạnh hơn đàn anh GTX 950 3-5% – một mức tăng chẳng mấy hấp dẫn. Nhưng ngược lại bài toán điện năng mà GTX 1050 đưa ra là rất đáng giá, tiết kiệm một lượng ngân sách khá lớn về lâu về dài cho các mô hình phòng máy lớn. GALAX GTX 1050 OC dĩ nhiên không nằm ngoài phạm vi đó bởi điện năng tiêu thụ tối đa của nó cũng chỉ dừng lại ở 75W, không yêu cầu nguồn phụ hay một bộ nguồn công suất thực lớn hơn.

Đổi lại cho một mức tiêu thụ điện năng mẫu mực, GALAX GTX 1050 OC lại cho thấy sức mạnh xử lý của mình tốt hơn rất nhiều so với đối thủ AMD RX 560 4GB hoặc hai dòng card đồ họa không nguồn phụ GTX 750/750 Ti trước đây, chưa kể các mẫu VGA GTX 950 75W. Cụ thể hơn, dung lượng 2GB VRAM của GALAX GTX 1050 OC hoàn toàn đủ dùng trên các màn hình có độ phân giải Full-HD đổ lui. Ở các phép thử với các tựa eSports phổ biến hiện nay như League of Legends, Dota 2, CS:GO hay OverWatch… cao lắm cũng chỉ mới ngốn hết 1,5GB bộ nhớ ở  thiết lập cao nhất mà thôi. Trừ khi tìm đến các tựa PC/Console sát phần cứng cùng chức năng “Upscale” độ phân giải mới thực sự khiến GALAX GTX 1050 OC gặp khó khăn.

Về mặt GPU, GALAX GTX 1050 OC sử dụng GPU GTX 1050 được xây dựng trên cấu trúc Pascal rút gọn chỉ với 640 nhân CUDA, bù lại mức xung nhịp được đẩy lên cao hơn tới 1455MHz (Boost Clock) và được ép xung nhẹ lên mức 1468MHz (+1%). Ở chế độ mặc định, card chỉ chạy ở xung nhịp 1366MHz, tức cũng được ép xung thêm khoảng 1% so với xung nhịp mặc định của GTX 1050 nguyên mẫu.

GALAX GTX 1050 OC lại cho thấy sức mạnh xử lý của mình tốt hơn rất nhiều so với đối thủ AMD RX 560 4GB hoặc hai dòng card đồ họa không nguồn phụ GTX 750/750 Ti trước đây
Với cấu hình thử nghiệm gồm: CPU Intel Core i5-6500, 16GB RAM và trình điều khiển mới nhất là phiên bản 382.33 cùng chế độ Boost Clock, hiệu năng đạt được của GALAX GTX 1050 OC khá khả quang trong đấu trường các tựa game PC/Console hạng nặng. Điển hình là Titanfall 2 ở mục chơi đơn đạt mức khung hình chấp nhận được từ 40 đến 55FPS với thiết lập ở mức High (yêu cầu 4GB VRAM), FOV 90 độ, tắt chức năng “Adaptive Resolution FPS Target” và thiết lập khử răng cưa ở chuẩn TSAA. Ở đấu trường mạng của Titanfall 2, cùng thiết lập trên GALAX GTX 1050 OC xử lý mượt mà và duy trì khá ổn định ở mức trên dưới 40FPS.

Trong phép thử Battlefield 1 (chơi đơn), ở mức thiết lập cao nhất (Ultra) GALAX GTX 1050 OC vẫn có thể chạy ổn định ở mức 35-45FPS mà không gặp bất cứ tình trạng giật lag hay tụt FPS đột ngột nào, kể cả trong các tình huống cháy nổ be bét. Thử một chút với DirectX 12 trên Battlefield 1, mức FPS giảm mạnh khi chỉ còn trung bình khoảng 25FPS, đôi khi tụt mạnh xuống dưới 10FPS. Có vẻ như DirectX 12 vẫn còn quá sức với một mẫu card chạy GPU GTX 1050.

Chuyển sang một phép đo khác là DOOM (Vulkan, OpenGL) ở mức thiết lập tối đa (Ultra), GALAX GTX 1050 OC hoàn toàn thể hiện được sức mạnh của mình với FPS luôn ổn định trên 50FPS. Mức FPS này cao hơn hẳn một mẫu card GTX 950 (95W) khác là Palit GTX 950 tới khoảng 10FPS. Rất ấn tượng phải không? – Một phép thử “cơ bản” khác là Grand Theft Auto V cũng được GALAX GTX 1050 OC “xử đẹp” ở thiết lập Very High khi đạt tới trung bình trên 60FPS.

GALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming GearThử nghiệm tốc độ một số game hiện hành.Trở về lại với “đấu trường eSports” – thị trường chính mà GALAX GTX 1050 OC sẽ phải chinh phục thì không có gì phải bàn cãi nhiều bởi sức mạnh của mẫu card này thừa sức cống hiến cho game thủ những khung hình tốc độ ở mức thiết lập cao nhất (Ultra). “Khởi động” với League of Legends khi chỉ số khung hình dao động từ 150 đến tận… 450FPS, kể cả lúc “tả xung hữu đột” mức khung hình vẫn ổn định trên dưới 200FPS. Tiếp đến với DotA2 nặng hơn đôi chút nhưng vẫn khó lòng kìm chân được GALAX GTX 1050 OC khi đạt khoảng 130-140 FPS, với các trường đoạn tung chiêu kịch liệt đôi khi khung hình giảm mạnh nhưng vẫn trên 90FPS.

Với phép thử OverWatch – phép thử tạm cho là nặng nhất trong bộ tứ eSports hiện nay, GALAX GTX 1050 OC dễ dàng vượt mốc 70FPS ngay cả trong các pha giao tranh dữ dội, và lên tới trên 90 FPS trong điều kiện bình thường. CS:GO lại là một phép thử đặc biệt khác, bởi các gosu CS:GO thường có tốc độ phản xạ thần sầu, yêu cầu FPS lúc nào cũng phải cao ngất, nhất là khi sử dụng các loại màn hình có tốc độ cao (144Hz trở lên). Vậy nên tiêu chuẩn đáp ứng tất nhiên phải trên 150 FPS, và GALAX GTX 1050 OC hoàn toàn làm được điều đó khi trung bình vẫn đạt trên dưới 200FPS, mức thấp nhất vẫn đạt trên 150FPS. Hoàn toàn đủ “bản lĩnh” để chinh chiến cùng các tay súng cự khôi.

Về mặt nhiệt độ, tuy sử dụng tản nhiệt nhôm khối cơ bản, song bản thân GPU GTX 1050 khá mát mẻ nên nhiệt độ tải tối đa được người viết ghi nhận rất tốt, dưới 70*C sau 3h chơi game liên tục.

OverWatch – phép thử tạm cho là nặng nhất trong bộ tứ eSports hiện nay, GALAX GTX 1050 OC dễ dàng vượt mốc 70FPS ngay cả trong các pha giao tranh dữ dội, và lên tới trên 90 FPS trong điều kiện bình thường
GALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming GearGALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming Gear

BẠN SẼ GHÉT

GALAX GTX 1050 OC – Đánh Giá Gaming Gear

Chưa đủ hấp dẫn để cạnh tranh

“Cạnh tranh” ở đây không phải là phân khúc người dùng phổ thông, mà chính là thị phần các mẫu card sử dụng GPU GTX 1050 hiện có trên thị trường. Rõ ràng, cùng dung lượng, cùng phân khúc, hiệu năng gần như tương đương hoặc cùng lắm là chênh lệch đôi chút do xung nhịp khác nhau, thì yếu tố quyết định sau cùng luôn là giá và ngoại hình. Thực vậy, GALAX GTX 1050 OC có vẻ ghi điểm tốt ở mặt hiệu năng và mức độ hoàn thiện sản phẩm, song nó lại vấp một chút khó khăn bởi giá bán “chát” hơn mặt bằng chung các card sử dụng GPU GTX 1050 đôi chút.

So sánh với các đối thủ (cùng kết cấu tối giản) đến từ MSI, GIGABYTE hay ASUS, mức giá của GALAX GTX 1050 OC đắt hơn từ 100K đến 200K. Nếu đầu tư vào một hệ thống máy móc số lượng lớn khoảng 30 máy như ở các iCafe trung bình thì rõ ràng chủ đầu tư phải chi thêm gần 6 triệu đồng khi chọn GALAX GTX 1050 OC thay vì các lựa chọn khác. Mặt khác, Nếu chấp nhận trả ở mức giá khoảng cao hơn 100K nữa (khoảng 3.500.000 VNĐ) thì các chủ đầu tư còn có các sự lựa chọn khác tốt hơn với tản nhiệt 2 quạt hẳn hoi và xung nhịp mạnh hơn.

Ngoài ra, như đã nói phía trên, ngoại hình cũng góp thêm cho GALAX GTX 1050 OC một điểm trừ nhẹ. Nếu như các chủ phòng máy, iCafe không cần quá quan tâm đến ngoại hình thì ngược lại các game thủ lẻ tất nhiên sẽ thích những mẫu card có thiết kế “cool” hơn. Và cũng như đã nói, với mức giá khoảng 3.500.000 VNĐ thì cũng chẳng thiếu sự lựa chọn khác đẹp hơn, tản nhiệt tốt hơn và xung nhịp cũng cao hơn thay vì chấp nhận một chiếc card có thiết kế buồn tẻ và thiếu điểm nhấn như GALAX GTX 1050 OC.

Nếu như các chủ phòng máy, iCafe không cần quá quan tâm đến ngoại hình thì ngược lại các game thủ lẻ tất nhiên sẽ thích những mẫu card có thiết kế “cool” hơn
GIÁ THAM KHẢO

3.400.000VNĐ

MUA Ở ĐÂU?
Hà Nội Computer

https://www.hanoicomputer.vn/

Số 129+131 Lê Thanh Nghị – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Trần Anh

https://www.trananh.vn/

1174 Đường Láng - Q. Đống Đa

Xuân Vinh

http://www.xuanvinh.vn/

121 Hàm Nghi - Q. Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

Phong Vũ

http://www.phongvu.vn/

125 Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp HCM

Sao Biển - Starfish Việt Nam

http://www.starfish.com.vn/

449/50 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM

[su_icon_panel background="transparent" border="1px none #cccccc" shadow="0px 0px 0px #eeeeee" icon="icon: html5" icon_color="#1f6dc9" icon_size="70" url="http://www.galax.com/"][/su_icon_panel]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^

Thảo luận