Skip to content

Lời giải thích “đơn giản” về bản quyền trong ngành công nghiệp game

Lời giải thích "đơn giản" về bản quyền trong ngành công nghiệp game

Khái niệm bản quyền đã không còn xa lạ gì với cộng đồng game thủ Việt trong những năm gần đây, với bằng chứng là sự gia tăng trong nhu cầu sở hữu bản quyền game.

Bên cạnh có một thái độ đúng đắn với vấn đề bản quyền, thì chúng ta cũng phải tự trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định về nó. Phần lớn game thủ biết được rằng nếu chúng ta bỏ tiền ra mua các bản game trên các nền tảng quản lý số (Digital Rights Management) như Steam, Uplay hay GOG. Đó mới chỉ là “phần nổi” của bản quyền trong mớ “bồng bông” luật sở hữu trí tuệ.

Nắm bắt những thông tin cơ bản về luật sở hữu trí tuệ không những giúp chúng ta giải thích những hiện tượng “dở dở ương ương” trong ngành công nghiệp game, mà còn giúp tránh khỏi những cạm bẫy từ những thành phần lợi dụng kinh doanh trên danh nghĩa bản quyền. Bài viết dưới đây sẽ giải thích về ba mục chính mà các bạn thường thấy nhất: Thương hiệu (trademark), quyền tác giả (copyright) và bằng sáng chế (patent).Lưu ý: Bài viết dưới đây sẽ tiếp cận các vấn đề thuộc luật sở hữu trí tuệ áp dụng trong ngành công nghiệp game một cách đơn giản nhất. Mỗi một quốc gia sẽ có một bộ luật sở hữu trí tuệ riêng, tuy khác nhau ở một số các điểm nhỏ thế nhưng sẽ vẫn đồng bộ ở nội dung chính.

XEM THÊM
[timeline post=”130051, 129475″]

THƯƠNG HIỆU (TRADEMARK)

Lời giải thích "đơn giản" về bản quyền trong ngành công nghiệp game - Chuyên đềThương hiệu (trademark) là những thứ giúp người tiêu dùng xác định được nhãn hiệu (brand) của một công ty. Nó bao gồm ký tự, chữ, tên riêng hay cụm từ và những thứ này phải thỏa mãn ba yếu tố sau:

  • Phải có nét đặc trưng riêng đủ để giúp người tiêu dùng phân biệt được với các sản phẩm khác cùng loại.
  • Công ty phải sử dụng nó. Bạn không thể tạo ra hàng loạt các thương hiệu bỏ không để rồi kiện người khác vô tình sử dụng thứ tương tự.
  • Bạn phải bảo vệ thương hiệu của mình khi có ai khác vi phạm sử dụng.

Điều thứ ba chính là lý do mà các bạn thấy những vụ kiện cực kì ngớ ngẩn xảy ra trong ngành công nghiệp game. Điển hình là các vụ tựa game Prey for the Gods của No Matter bị Bethesda kiện do sử dụng từ Prey, giống với tựa game Prey của hãng, hay vụ tranh trấp giữa EA và Tim Langdell (nhà sáng lập hãng Edge Games) với quyền được sử dụng từ Edge, khi EA phát hành Mirror’s Edge của họ.

Tuy các sản phẩm trên hoàn toàn khác nhau ở mọi khía cạnh và nền tảng, thế nhưng nếu hãng game không bảo vệ thương hiệu của mình khi xảy ra mâu thuẫn thì họ sẽ bị mất quyền tranh chấp trong tương lai nếu có một trường hợp tương tự khác xảy ra. Tuy có vẻ như rất là dở dở ương ương nhưng các hãng lớn như Bethesda buộc phải làm vậy. Thập chí là trong vụ kiện với công ty Mojang, hai bên chỉ làm cho có để tạo cơ sở cho việc bảo vệ thương hiệu của hãng trong tương lai.Bởi vì Tim Langdell mà hãng game Bandai Namco phải khốn khổ đổi tên sản phẩm game của mình từ Soul Edge thành Soul Blade cho phiên bản quốc tế. Tuy vẫn có quyền phát hành game với tên là Soul Edge ở Nhật, thế nhưng sự việc trên đã khiến Bandai Namco rất khó chịu khi không đồng bộ được thương hiệu và hãng quyết đổi tên phiên bản tiếp theo hành Soul Calibur. Chữ Calibur được cố tình viết sai để né tránh những tranh chấp sau này.

QUYỀN TÁC GIẢ (COPYRIGHT)

Hình ảnh từ Wikihow.comQuyền tác giả là sự bảo vệ dành cho sản phẩm được làm ra mà bạn không thể chạm được. Những thứ như âm nhạc, phim ảnh, hình ảnh, phần mềm, nội dung sách cho tới game. Sản phẩm có thể đăng ký để được bảo vệ bởi quyền tác giả phải thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Phải hiện hữu ở dạng vật lý trong một khoảng thời gian. Ví dụ: Một bản nhạc phải được viết ra trên giấy, phim phải được quay lại trên băng hay game phải được lưu trên ổ cứng.
  • Phải là nguyên bản. Sản phẩm của bạn tạo ra không được phép giống bất kì sản phẩm nào đã đăng ký quyền tác giả trước đó.
  • Sản phẩm phải là kết quả công sức của người đăng ký làm ra.

Người sở hữu bản quyền của sản phấm đó sẽ có toàn quyền quyết định, thậm chí có thể bán bản quyền sản phẩm của mình cho người khác.

Tuy có một định nghĩa khá rộng về những thứ có thể được đăng ký quyền tác giả thế nhưng sẽ không áp dụng cho các trường hợp liên quan tới cách thức sáng tạo. Ví dụ điển hình là các công ty game không thể đăng ký bản quyền hay bằng sáng chế (patent) với cách thức sáng tạo dạng game. Vào năm 1994, hãng Wizards of the Coast đã đăng ký cách thức tạo ra lối chơi game bài “Trading Card Game” của họ, ít lâu sau đó các hãng phát triển game khác tạo ra một cách chơi tương tự với vài thay đổi nhỏ và đổi tên thành “Collectable Card Game”, nổi cộm hơn là Nintendo với bằng sáng chế của thanh đo tinh thần “satiny meter” trong game Eternal Darkness, thế nhưng nó cũng không ngăn cản những tựa game khác sử dụng những cơ chế tương tự như trong Don’t Starve hay Amnesia: The Dark Descent.

Ở một mức độ nhất định, “lỗ hổng” tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho ngành công nghiệp game, khuyến khích những phát triển sáng tạo ra những tựa game mới dựa trên những dạng chơi trước đó. Mặt khác, chúng ta có vô số các sản phẩm nhái lại cố tình lách luật một cách công phu như Overwatch Trung Quốc.Bạn có biết: Vào năm 1998 khi bản quyền nhân vật chuột Mickey chuẩn bị được đưa vào Phạm Vi Công Cộng (Public Domain) để bất kì ai cũng có thể tự do sử dụng, để ngăn chặn điều đó, Disney và các công ty khác đã “vận động hành lang” quốc hội Mỹ để thay đổi thời gian đặc quyền sử dụng từ 56 năm lên 70 năm kể từ lúc tác giả chết. Việc làm này khá mâu thuẫn với sự thành công trong quá trình phát triển của Disney vì phần lớn các nhân vật nổi tiếng của Disney được lấy từ Phạm Vi Công Cộng ra.

BẰNG SÁNG CHẾ (PATENT)

Bằng sáng chế được cấp cho những phát minh trong sản phẩm, thiết bị, hệ thống, hợp chất, quá trình xử lý và công thức. Thời gian nắm quyền bằng sáng chế lên tới 20 năm. Bằng sáng chế được cấp và chỉ có hiệu lực ở quốc gia sở tại, phải giải quyết một vấn đề kĩ thuật gì đó không hiển nhiên.

Các bằng sáng chế thường thấy trong ngành công nghiệp game bao gồm thiết kế máy chơi game (Xbox, PlayStation hay Wii), định dạng đĩa (Blu-ray, CD, DVD) và gaming gear.Sau đây là ba bằng sáng chế “mất nết” nhất của ngành công nghiệp game:

  • Màn hình tải game của Bandai Namco. Trong vòng 20 năm từ năm 1995, Bandai Namco sở hữu “bằng sáng chế” cho phép bạn thưởng thức một phần chơi nhỏ (mini game) trong lúc chờ ở màn hình tải game. Chính vì điều này mà không một ai khác ngoài Bandai Namco có thể phát hành game chứa mini game trong màn hình chờ.
  • Hệ thống “hội đồng” của Koei Tecmo. Sau thành công của Dynasty Warriors, Koei Tecmo đã đăng ký bằng sáng chế về số lượng đối phương được phép xuất hiện trong một cảnh đánh nhau trong game chặt chém. Bằng sáng chế này đã đặt dấu chấm hết cho các tựa game khác muốn khai thác lối chơi “một mình chống mafia” nổi tiếng của Dynasty Warriors.
  • Góc nhìn của SEGA. Vào năm 1991, SEGA phát hành tựa game Virtua Racing và đồng thời họ cũng đăng ký bằng sáng chế hệ thống đổi góc nhìn khi lái xe hoạt động. Giờ đây, nếu bạn chơi game lái xe thì đừng ngạc nhiên là tại sao mỗi lần bấm nút đổi góc nhìn thì ngay lập tức game chuyển vị trí quan sát thay vì camera di chuyển từ từ qua góc nhìn mới. Cảm ơn SEGA.
LỜI KẾT
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề rất phức tạp, tuy đã có rất nhiều mục luật và hướng dẫn cụ thể, thế nhưng những vụ tranh chấp vẫn xảy ra như “cơm bữa”.

Hi vọng bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hiểu được những nội dung cơ bản của luật sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra một số giải thích cho các hiện tượng “dở hơi” diễn ra trong ngành công nghiệp game.

Tác giả

trungtoto

Lambda team

Thảo luận