Skip to content

ASUS Strix Gaming RX Vega 56 – “Bá đạo” trong phân khúc tầm trung

ASUS Strix Gaming RX Vega 56 – "Bá đạo" trong phân khúc tầm trung
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”ASUS Strix Gaming RX Vega 56″]Mặc dù ra mắt từ khá lâu, nhưng ASUS Strix Gaming RX Vega 56 vẫn “vắng bóng” trên trên toàn thế giới do “cơn sốt” tiền ảo đã “cuốn phăng” tất cả các “trâu cày” đầy sức mạnh của đội đỏ. Chỉ có trong khoảng thời gian gần đây, khi giá tiền ảo “hạ nhiệt” thì các sản phẩm trung – cao cấp mới nhất của AMD mới lục tục quay trở lại kệ hàng và tỏ ra là một “đấu sĩ” đủ bá đạo trong phân khúc tầm trung.

Cũng mất thời gian khá lâu để game thủ mới có dịp “sờ đến” sản phẩm khá có tiếng tăm trong phân khúc tầm trung này ở một mức giá chấp nhận được. Liệu ASUS Strix Gaming RX Vega 56 có còn giữ được “độ nóng sốt” trong đấu trường game sau một thời gian dài bị “đội giá” lên cao ngất ngưỡng?

Trước khi đến với bài đánh giá chi tiết, hãy cùng Vietgame.asia “đập hộp” sản phẩm này các bạn nhé!

XEM THÊM
[timeline post=”149957, 150253″]

Sau một quãng thời gian dài “quy hoạch” các dòng sản phẩm của mình về “dưới trướng” nhãn hàng STRIX, gần như các sản phẩm của ASUS đều có cách đóng gói vẻ ngoài giống hệt nhau. Cũng với vỏ hộp màu đen, hình sản phẩm và một số thông tin, đặc biệt nhấn mạnh về tính năng Aura Sync bằng các biểu tượng “bảy màu” RGB. ASUS Strix Gaming RX Vega 56 cũng không hề ngoại lệ khi sở hữu vỏ hộp ngoài “đại chúng” như vậy, gần như chẳng có chút “gợi mở” nào như “thời đại” trước đây khi mà mỗi sản phẩm đều sở hữu thiết kế vỏ hộp riêng biệt và dễ dàng nhận biết ngay từ cái nhìn đầu tiên.

ASUS Strix Gaming RX Vega 56 cũng không hề ngoại lệ khi sở hữu vỏ hộp ngoài “đại chúng” như vậy
Mặt sau vỏ hộp là một số thông tin chi tiết về sản phẩm, có thể kể đến giới thiệu các cổng kết nối trên ASUS Strix Gaming RX Vega 56 với cổng DVI choán khá nhiều không gian mà … “chờ hoài không bỏ”, hai cổng HDMI và hai cổng DisplayPort. Ngoài ra còn có các thông tin khác về các tính năng như ASUS Max Contact, ASUS FanConnect II hay Auto-Extreme Technology đã quá đỗi quen thuộc với người dùng ASUS. Điều này làm cho bạn cảm thấy bớt đi chút hào hứng như cảm giác “đập hộp” các sản phẩm cao cấp với thiết kế riêng biệt chăm chút cho từng sản phẩm “thuở nào”.

Sau khi “bóc hộp”, đối tượng chính của chúng ta hiện ra trước mắt, và lần này, ASUS đã trang bị cho sản phẩm thiết kế của các dòng sản phẩm cao cấp nhất, dù cho Vega 56 chỉ là sản phẩm mà AMD định hướng dành cho dòng trung – cao cấp, cạnh tranh với các sản phẩm như GTX 1070Ti. Chính vì vậy mà ASUS Strix Gaming RX Vega 56 sở hữu vẻ ngoài khá hầm hố với bộ tản nhiệt ba quạt cỡ lớn với thiết kế cánh quạt khí động học giúp gia tăng lưu lượng không khí đi qua các lá tản nhiệt. Bộ “mặt nạ” này cũng lại là một sản phẩm… “đại chúng” khác của hãng được trang bị cho hầu hết các sản phẩm cạc đồ họa ra mắt trong hai năm trở lại đây. Lớp mặt nạ này có ưu điểm là đem lại bảo hộ hữu hiệu cho bộ tản nhiệt mà vẫn đảm bảo được thẩm mỹ theo phong cách “rất cú” của hãng. Phía trên và dưới là hai dải được cắt xẻ để hướng hai dải đèn LED ra ngoài, phô bày toàn bộ sức mạnh của công nghệ Aura Sync mà hãng vô cùng tự hào.

Chính vì vậy mà ASUS Strix Gaming RX Vega 56 sở hữu vẻ ngoài khá hầm hố với bộ tản nhiệt ba quạt cỡ lớn với thiết kế cánh quạt khí động học giúp gia tăng lưu lượng không khí đi qua các lá tản nhiệ
Điểm nhấn rõ nét nhất của ASUS Strix Gaming RX Vega 56 là bộ tản nhiệt khá đồ sộ, to và nặng không kém gì các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp của hãng vốn được ép xung đến “kịch trần”. Chỉ từ kích thước “dày nạc” của bộ tản nhiệt này, chắc hẳn bạn phần nào cũng “dự đoán” được độ tỏa nhiệt khủng khiếp từ sản phẩm.

Số lượng ống tản nhiệt cũng khá nhiều, tất cả đều được mạ kền sáng bóng đem lại cảm giác sang trọng, mà cũng làm giảm khả năng rỉ sét của các ống đồng nguyên chất sau thời gian sử dụng. Đội ngũ kỹ sư của ASUS thậm chí còn trang bị cho các VRAM trên ASUS Strix Gaming RX Vega 56 tản nhiệt tiếp xúc thay vì “phơi trần” như trên các sản phẩm tầm trung và tầm thấp khác của hãng.

Kết quả là hãng phải “gia cố” cho bo mạch cả hai lớp áo giáp trước và sau để đảm bảo chống cong, oằn cho bảng mạch. Điều này cũng làm tăng khối lượng sản phẩm lên đáng kể, nên với chiều dài thuộc loại “ngoại cỡ”, bạn cần cân nhắc sử dụng giá đỡ hay các biện pháp gia cố để tránh cong, oằn chân cắm của bo mạch chủ.

ASUS Strix Gaming RX Vega 56 được trang bị đến hai đầu cấp điện 8 pin “hứa hẹn” mức tiêu thụ điện sẽ ở mức khá cao, vượt qua 225W ở mức tốc độ hoạt động cao nhất. Vì vậy nếu bạn muốn “móc hầu bao” cho “đấu sĩ bá đạo” này, bạn phải cân nhắc xem bộ nguồn trên hệ thống của mình có đủ năng lượng cung cấp cho sản phẩm hoạt động ở mức tải tối đa hay không. Tốt nhất, bạn cần phải có một bộ nguồn công suất thực ở mức trên 600W để có thể đảm bảo dư giả công suất cho toàn hệ thống.

ASUS Strix Gaming RX Vega 56 được trang bị đến hai đầu cấp điện 8 pin “hứa hẹn” mức tiêu thụ điện sẽ ở mức khá cao
Cấu hình các cổng kết nối của ASUS Strix Gaming RX Vega 56 vẫn là dạng tiêu chuẩn của ASUS với hai cổng HDMI, hai cổng DisplayPort và một cổng DVI. Cấu hình này tạm ổn cho các thiết kế tiêu chuẩn hiện nay, thế nhưng nếu bạn có thể đổi cổng DVI thành hai cổng HDMI/DisplayPort thì sẽ phù hợp hơn với các dàn máy đa màn hình như hiện nay.
TỔNG QUAN
Mặc dù là một sản phẩm ở phân khúc trung – cao cấp, nhưng ASUS Strix Gaming RX Vega 56 sở hữu thiết kế “hạng nặng” của các sản phẩm cao cấp cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng việc thống nhất các dòng sản phẩm dưới nhãn hiệu Strix đã phần nào làm cho các sản phẩm na ná giống nhau từ vỏ ngoài đến thiết kế sản phẩm cảm giác “bóc hộp” sản phẩm giảm đi đôi chút hứng thú so với trước đây.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ[/alert]

Tác giả

Thảo luận