Skip to content

Bạn có biết? | Tập 33

[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 33 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: “Nghi án” vay mượn ý tưởng của Skyrim? Sega đã “bơm vá” cho Sonic tại giải Grand Prix F1 như thế nào? Minecraft có kỷ lục gì đáng nể?

Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 33 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]BCB33 (4)

SonicLà một trong số ít các dòng game của Sega mà cho đến hiện nay vẫn còn ăn khách. Lối chơi của Sonic đã gợi nên cảm hứng cho thể loại game “endless running” rất phổ biến trên các hệ điều hành di động.

Là đứa “con cưng” của Sega, dĩ nhiên Sonic nhận được rất nhiều sự ưu ái của hãng này. Bằng cách này hay cách khác, và có liên quan đến game hay không, Sega vẫn tìm được cơ hội để quảng bá cho hình tượng Sonic.

Chẳng hạn, vào năm 1993 Sega từng tài trợ cho mô thức đua xe F1 của giải Grand Prix tại Anh. Sega cũng tài trợ toàn phần cho hai tay đua có tiếng của giải – và để đổi lại, hình ảnh của Sonic xuất hiện nhan nhản khắp trường đua: từ băng rôn, biển quảng cáo, họa tiết trên đường đua… và thậm chí cả chiếc cúp vàng cũng có tên Sega và được chạm khắc hình Sonic.

MinecraftLà một cái tên không hề xa lạ gì nữa với thần dân của “game giới”, vì tuyệt tác để đời của Mojang này đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: chỉ cần có trí tưởng tượng thì ranh giới của công nghệ và đồ họa chẳng là cái cóc khô gì cả.

Trong Minecraft, người chơi thả sức tự do xây dựng một thế giới của riêng mình từ những khối lập phương đủ màu sắc. Từ đây, vô số tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số đã ra đời, chứng thực được tầm ảnh hưởng rộng lớn của Minecraft. Chẳng thế mà Microsoft lại bỏ ra 2.5 tỉ USD để mua lại Minecraft cùng hãng phát triển Mojang.

Tác phẩm nghệ thuật tạo hình đầu tiên trong Minecraft được chính thức công nhận là một bức tượng của Mario, được thực hiện chỉ sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ từ lúc game chính thức cho tải về.BCB33 (6)

Trong Minecraft, người chơi thả sức tự do xây dựng một thế giới của riêng mình từ những khối lập phương đủ màu sắc
BCB33 (7)

Final FantasyLà một tượng đài bất diệt của thể loại game nhập vai Nhật Bản (J-RPG). Từng là “canh bạc” cuối cùng của Squaresoft (nay là Square Enix) và vực được cả hãng game này dậy từ bờ vực phá sản, Final Fantasy đã chứng tỏ được độ hấp dẫn của mình – và dĩ nhiên cũng thiết lập luôn những “khuôn vàng thước ngọc” mà rất nhiều game về sau phải học hỏi.

Nếu đa số người ta biết đến cái tên Final Fantasy nhờ vào dòng game chính thống nhập vai – theo lượt đã gần đến 15 phiên bản, thì cũng như mọi thương hiệu ăn khách khác – Final Fantasy cũng có các dòng game “ngoại truyện” với lối chơi hoàn toàn khác biệt, chẳng hạn như Final Fantasy Tactics (chiến thuật – theo lượt) và Dissidia Final Fantasy (đối kháng).

Ít ai biết rằng, thực tế ban đầu Dissidia Final Fantasy vốn được dự định là một phần phụ bản ngoại truyện của dòng game Kingdom Hearts. Tuy vậy, phía Disney không đồng ý với việc cho các nhân vật “con cưng” của mình đánh nhau, do đó phía Square Enix đành phải tự “độc tấu” với dàn nhân vật qua các phiên bản Final Fantasy của mình.

The Legend of ZeldaBCB33 (3)Là một dòng game có tuổi đời khá lâu, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hầu như trong tất cả các phiên bản, người chơi đều bắt gặp cốt truyện xoay quanh việc “cứu công chúa”. Chẳng trách được, vì tác giả của The Legend of Zelda, Shigeru Miyamoto, cũng là cha đẻ khai sinh ra dòng game Mario trứ danh với việc suốt ngày đi… cứu công chúa.

Có một điều lý thú, đó là trong tất cả các phiên bản The Legend of Zelda không bao giờ có phần chơi mạng (trừ phụ bản Four Swords vốn không liên quan đến cốt truyện). Luôn luôn là chàng Link đơn độc (tuy cũng có vài NPC đồng hành) trong các cuộc phiêu lưu qua những vùng đất dữ để cứu thế giới (và tiện thể cứu công chúa luôn).

Thật ra, Miyamoto từng có ý định đưa chế độ chơi phối hợp tổ đội vào phiên bản A Link to the Past. Người chơi sẽ có thể điều khiển một nhóm 4 nhân vật, và có thể thay đổi quyền điều khiển bất kỳ lúc nào giưa các nhân vật này. Các nhân vật (ngoài Link) sẽ là một chiến binh, một pháp sư và một cô gái. Không hiểu vì sao một ý tưởng tuyệt vời như vậy lại không trở thành hiện thực?

Luôn luôn là chàng Link đơn độc (tuy cũng có vài NPC đồng hành) trong các cuộc phiêu lưu qua những vùng đất dữ để cứu thế giới
BCB33 (2)

Kid IcarusLà một tựa game hành động – leo trèo rất xuất sắc trên hệ máy NES. Game được phát hành năm 1986 tại Nhật và nhận được khá nhiều lời đánh giá rất cao. Sở hữu âm nhạc tuyệt vời và một lối chơi biến hóa, Kid Icarus thật sự là một hiện tượng khi nó ra mắt.

Vào năm 2012, Kid Icarus được làm lại cho hệ Nintendo 3DS với cái tên Kid Icarus: Uprising. Tuy vậy, lối chơi xuất sắc truyền thống đã bị loại bỏ, thay thế bằng cơ chế điều khiển không chiến và nhắm bắn khá lạ lùng. Game được đánh giá là rất hay ở mảng chơi mạng, nhưng phần chơi đơn lại khá tẻ nhạt và trùng lặp.

Chắc không ai ngờ rằng, hầu hết các nội dung của Kid Icarus chỉ được thực hiện trong thời gian vỏn vẹn… 3 tháng. Đây là một khoảng thời gian “địa ngục” đối với nhóm phát triển, khi họ phải thức thâu đêm và ngủ ngay tại văn phòng làm việc. Ngoài ra, giường ngủ chỉ là những hộp các-tông được xếp tạm bợ và trong một căn phòng lạnh cóng không có máy sưởi.

MarioCó thể được coi là “ông tổ” của thể loại game platform (leo trèo, nhảy nhót) vốn có lối chơi cực dễ nắm bắt nhưng cũng cực khó để có thể thuần thục. Cho đến ngày hôm nay, dạng game platform do Mario tiên phong vẫn là thể loại game gần gũi với quần chúng nhất.

Thường được thể hiện dưới dạng 2D màn hình ngang, các phiên bản Mario có một ma lực thu hút rất kỳ lạ khi hầu như các phiên bản chẳng có gì khác nhau ngoài bố cục các màn chơi, một vài “đồ chơi” mới, và nâng cấp đồ họa cả. Tuy vậy, một số phiên bản được làm dạng 3D vẫn rất được người hâm mộ yêu thích.

Phiên bản Super Mario 3D World có một món “đồ chơi” khá là “bá đạo”, cho phép Mario phân thân làm hai và hỗ trợ nhau trong màn chơi. Thực ra, đây vốn là một sai sót khi một nhân viên thiết kế vô tình đặt hai Mario có thể điều khiển vào cùng một màn chơi. Nhưng vì cảm thấy tiềm năng và sự lý thú độc đáo từ đó, lỗi này đã được biến thành một tính năng chính thức.BCB33 (8)

BCB33 (5)

SkyrimLà phiên bản thứ 5 của dòng game nhập vai thế giới mở The Elder’s Scrolls xuất sắc. Được đánh giá là phiên bản hay nhất trong cả dòng game, nhờ vào một thế giới tuyệt đẹp và hệ thống chiến đấu có chiều sâu, không phải tự dưng mà Skyrim là game phương Tây duy nhất được vinh danh bởi tạp chí uy tín Famitsu của Nhật.

Điều lý thú của Skyrim, hẳn nằm ở số lượng các bản mod (chỉnh sửa) đồ sộ và đa dạng, từ nâng cấp đồ họa, thay đổi ngoại hình nhân vật… cho đến tăng độ khó và thậm chí là nâng cấp hoàn toàn cơ chế chiến đấu và A.I (trí thông minh nhân tạo).

Skyrim còn được biết đến nhờ vào câu thoại kinh điển “Arrow in the knee” – để giễu về việc nhân vật có thể chết nếu bị tên bắn trúng đầu gối. Một số ý kiến cho rằng, câu thoại này được trích từ quyển tiểu thuyết huyễn tưởng có tên The Name of the Wind (tác gỉa Patric Rothfuss, xuất bản năm 2007). Trong truyện có đoạn nhân vật chính ngã quỵ và thốt lên rằng “Tôi bị trúng tên vào đầu gối rồi”.

Skyrim còn được biết đến nhờ vào câu thoại kinh điển “Arrow in the knee” – để giễu về việc nhân vật có thể chết nếu bị tên bắn trúng đầu gối
BCB33 (1)

PokemonLà một cái tên đã quá sức quen thuộc với nhiều thế hệ game thủ, từ những ngày đầu tiên còn đồng hành cùng chuột điện Pikachu của thế hệ I cho đến hiện tại, khi dòng game này đã kéo dài đến thế hệ thứ VI.

Với lối chơi cốt lõi là một game nhập vai, nhưng dòng Pokemon có thể tự xếp thành một thể loại riêng biệt khi cho phép người chơi chọn lọc, tuyển giống, sinh sản… để có được Pokemon ưng ý nhất. Đồng thời, hàng loạt nhân tố quyết định đến chỉ số của một Pokemon như tính cách, EV, IV… cũng khiến cho việc chơi và hiểu Pokemon một cách nghiêm túc… là cả một công trình!

Vào năm 1998, để vinh danh ngày ra mắt của Pokemon tại Mỹ, thành phố Topeka tại bang Kansas đã được đổi tên thành “Topikachu”. Thay đổi này có hiệu lực tức thì và mang tính chất hợp pháp, và kéo dài trong một ngày.

Tác giả

Thảo luận