Skip to content

Bạn có biết? | Tập 34

[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 34 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: Nguồn gốc về “thân thế” của Sonic? Ai yêu thích Hoàng tử Ba Tư nhất? Tại sao Donkey Kong được gọi là… khỉ lừa?

Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 34 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]BCB34 (4)

SonicLà một trong số các tựa game chủ lực của Sega để hãng này “tranh bá” cùng Nintendo. Một trong các tính năng độc đáo của Sonic hẳn nằm ở việc sử dụng tốc độ cực nhanh để vượt qua các chướng ngại vật và thu thập càng nhiều vòng vàng càng tốt.

Thế nhưng ít có ai biết rằng, lối chơi “speed-run” của Sonic – vốn là tiền đề cho rất nhiều dòng game sau này học tập – lại bắt nguồn từ tựa game Mario của Nintendo. Yuji Naka, tác giả của dòng Sonic, cho biết ý tưởng của Sonic dựa trên việc chơi màn 1 – 1 của tựa game Super Mario Bros.

Theo đó, thì dù người chơi dùng cổng dịch chuyển tức thời hay không thì vẫn phải chơi màn 1 – 1 trước. Vì vậy, ông luôn tìm cách qua màn này nhanh hết mức có thể để được chơi tiếp – và từ đó ý tưởng “speed-run” màn chơi của Sonic ra đời.

Space InvadersCó thể là một cái tên không mấy quen thuộc với game thủ đương đại. Nhưng vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, đây có thể xem là một hiện tượng của làng game với doanh số bán ra gần đạt mốc một triệu bản.

Mặc dù sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thời đại bấy giờ, tác giả của game, ngài Tomohiro Nishikado, đã phát hiện ra rằng vi xử lý của hệ Atari 2600 không đủ mạnh để chạy game mượt như mong muốn (với những con quái vật hành tinh di chuyển liên tục với tốc độ cố định).

Do đó, ông đã cho diễn hoạt các mục tiêu này nhanh hơn khi số lượng chúng giảm bớt trên màn hình. Và thay vì sửa tựa game với độ khó sao cho phù hợp với tốc độ mới này, Tomohiro vẫn giữ nguyên và coi như đó là đặc tính của game – kết quả là Space Invaders có độ khó rất “kinh dị”.BCB34 (2)

Thay vì sửa tựa game với độ khó sao cho phù hợp với tốc độ mới này, Tomohiro vẫn giữ nguyên và coi như đó là đặc tính của game
BCB34 (8)

PokemonNgoài việc là tựa game thân quen của nhiều thế hệ game thủ với lối chơi độc đáo, thì nếu xét về phạm trù chiến thuật của một game nhập vai, hẳn Pokemon cũng xếp đầu trong danh sách với tận 18 thuộc tính khác nhau của các Pokemon.

Điều lý thú đó là các thuộc tính tuy nhiều, nhưng lại được sắp xếp rất cân đối và có sự hợp lý nhất định. Chẳng hạn như các thuộc tính nhóm nguyên tố như Fire, Ice, Water, Grass, Electric… nhóm chất rắn như Steel, Rock, Ground…

Trong đó, có nhóm siêu năng lực Psychic là đặc biệt nhất. Pokemon hệ Psychic sợ các thuộc tính Bug, Ghost và Dark – có thể xem như vì đây là những nỗi sợ hãi cơ bản nhất, và nỗi sợ hãi có thể khiến thần kinh hoạt động cực độ.

Một minh chứng cho việc này là năng lực Rattled của một số Pokemon chỉ được kích hoạt khi nó bị một đòn đánh hệ Bug, Dark hoặc Ghost tấn công, và sẽ tăng chỉ số Speed (tốc độ) để… chạy.

BCB34 (1)

Epic MickeyLà một tựa game đi cảnh – giải đố rất hay, trong đó nhân vật chính là chú chuột Mickey thân quen của Walt Disney cùng hành trình đi vào tòa lâu đài của những giấc mơ. Game có đồ họa rất ấn tượng và có độ khó tương đối, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Ít ai để ý rằng, vào cuối game khi Mickey trở về lại thế giới thực của chú, có một cảnh cho thấy tờ lịch trên tường đang để ngày 18.11. Đối với người hâm mộ của chuột Mickey, 18.11 hẳn là một cái ngày mang nhiều kỷ niệm.

18.11.1928 chính là ngày ra mắt của Steamboat Willie, phim hoạt hình đầu tiên của chuột Mickey. Đồng thời, 18.11 cũng là ngày ra mắt được ấn định trước cho Epic Mickey 2.

18.11.1928 chính là ngày ra mắt của Steamboat Willie, phim hoạt hình đầu tiên của chuột Mickey. Đồng thời, 18.11 cũng là ngày ra mắt được ấn định trước cho Epic Mickey 2
BCB34 (7)

Prince of PersiaLà một dòng game hành động xuất sắc với đặc thù là những pha chiến đấu và di chuyển đậm chất “xiếc” khi có thể tận dụng mọi vật thể trong màn chơi để sử dụng cho ý đồ chiến thuật.

Mặc dù vài năm trở lại đây, dòng Prince of Persia không có phiên bản nào mới, nhưng cũng không thể phủ nhận độ “hot” của game vào thời đỉnh cao hoàng kim của nó.

Chẳng thế mà trong cung điện của nhà độc tài nước Libya, Muammar Gaddafi, người ta có thể thấy một bức hình lớn vẽ hình chàng hoàng tử của tựa game Prince of Persia: Warrior Within. Nguyên nhân là bởi Moatassem Billah Gaddafi, con trai của nhà độc tài, là một người hâm một cuồng nhiệt của dòng game này.

Jet Set RadioLà một tựa game âm nhạc thú vị trên hệ máy Dreamcast của Sega. Sở hữu lối chơi khá nguyên bản, có thể nói rằng Jet Set Radio đã đi một con đường riêng so với những dòng game cùng thể loại như Guitar Hero, Dance Dance Revolution

Trong Jet Set Radio, nếu lắng nghe kỹ lời của bài hát “Super Brothers” (trình bày bởi nhóm Guitar Vader), người chơi sẽ thấy rằng bài hát này nói về anh em nhà Mario và Luigi. Điều lý thú đó là thời điểm Jet Set Radio là năm 2000, lúc Sega và Nintendo vẫn còn là những đối thủ truyền kiếp cạnh tranh trong ngành game.

Đoạn nhạc như sau: “Come, we’re going to rescue Peach. We’re super boys. 1234567. We like mushrooms” (Đến đây nào, chúng ta sẽ giải cứu Peach. Chúng ta là những chàng trai siêu phàm. 1234567. Chúng ta yêu thích nấm).BCB34 (3)

BCB34 (5)

Golden SunLà dòng game nhập vai – theo lượt kiểu Nhật (JRPG) rất xuất sắc trên hệ máy Gameboy Advance. Vào thời điểm nó ra mắt, đồ họa 3D khá mượt cùng hệ thống chiến đấu triệu hồi thần thú thật sự đúng là một cú “hit” gây chấn động làng game.

Trong phiên bản Golden Sun đầu tiên, người chơi có thể mở khóa một cái kết thúc xấu ở ngay đầu game. Khi được tộc trưởng hỏi rằng: “Will you accept responsibility for the fate of the land” (con có bằng lòng gánh vác trách nhiệm cho số phận của đất nước không?).

Nếu câu trả lời là không và bước ra khỏi phòng, màn hình sẽ trở nên xám xịt và dòng chữ này sẽ hiện ra: “And so the world began drifting toward its fated destruction…” (và như vậy, thế giới dần dần bị cuốn trôi vào số phận bị phá hủy đã được định sẵn…)

Trong phiên bản Golden Sun đầu tiên, người chơi có thể mở khóa một cái kết thúc xấu ở ngay đầu game
BCB34 (6)

Donkey KongLà một dòng game kỳ lạ, hay ít ra là nhiều người vẫn thắc mắc về cái tên của nó – vì hai nhân vật chính trong game: hai chú khỉ đột một cường tráng, một nhí nhố, có vẻ gì dính dáng đến con lừa đâu?

Nguyên ủy của sự việc, phải kể đến việc Shigeru Miyamoto đã nhầm lẫn từ “Donkey” (con lừa) với từ “Ass” (con lừa hoặc kẻ ngu ngốc), và nghĩ rằng nó có nghĩa là chỉ điều gì đó ngu ngốc. Shigeru cho rằng khán giả ở Mỹ sẽ hiểu “Donkey Kong” nghĩa là “con khỉ to xác ngu ngốc”.

Ban quản trị Nintendo cười sái quai hàm khi Shigeru đề nghị cái tên này, vì biết rằng ông đã nhầm. Nhưng mà thây kệ, tranh cãi chán chê rồi thì ai cũng “ưng bụng” cái tên Donkey Kong, và thế là nó cứ vậy cho tới ngày nay.

Tác giả

Thảo luận