Skip to content

Black Mirror – Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC THQ NORDIC HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Đối với những ai hoàn toàn “mù tịt” về sự tồn tại của loạt game phiêu lưu nhấn-trỏ chuột đến từ Cộng Hòa Séc/Đức ra đời vào năm 2003, thì có lẽ sự nhầm lẫn tai hại về cái tên Black Mirror – được biết đến rộng rãi nhất thông qua loạt phim truyền hình giả tưởng của Charlie Brooker, là điều khó tránh khỏi. Đơn giản là vì phiên bản “reboot” của dòng game – kỳ này được phát triển bởi KING Art, mang một cái tên “cộc lốc” và điển hình nhất mà ai cũng có thể đoán được.

Dẫu cho tái hiện lại bối cảnh Scotland vào khoảng năm 1900, và vẫn xoay quanh dòng tộc Gordon và các mối liên hệ bí ẩn về những thực thể Eldritch liên kết với huyết thống của họ, thế nhưng sự tương đồng giữa Black Mirror và ba phần game trước đến đây cũng kết thúc. Sở hữu một cái tên bị… nguyền rủa không phải là lỗi của Black Mirror, vấn đề của nó thực ra nằm ở màn trình diễn khó có thể chấp nhận được đến từ nhà phát triển của The Book of Unwritten Tales – hai tựa game phiêu lưu 3D xuất sắc nhất của thế hệ hiện đại.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • Gamepad: Xbox One Controller for Windows
XEM THÊM
[timeline post=”141280, 141200″]
BẠN SẼ GHÉT

NHỮNG BÍ ẨN ĐÁNG TÒ MÒ, CÁC VẤN ĐỀ… ĐÁNG SỢ

Câu chuyện của Black Mirror xoay quanh sự trở về của David Gordon tại ngôi biệt thự Sgathan Dubh (có nghĩa là “gương đen” trong tiếng Gaelic của người Scotland) để giải quyết tranh chấp kế thừa tòa nhà sau khi người cha của anh qua đời. Dẫu cho mang trên mình cái tên Gordon, thế nhưng David không được tiếp đón một cách niềm nở bởi các thành viên còn lại xuất hiện tại ngôi biệt thự cho lắm: một tay luật sư lươn lẹo với ý đồ bí hiểm, một cụ bà coi thường đứa con trai của mình và không hề mảy may quan tâm đến đứa cháu, một tay quản gia được khắc họa như thể vừa bước ra từ cuốn bí kíp “Những Dấu Hiệu Điển Hình Của Một Nhân Vật Đáng Ngờ”, và một ông thợ làm vườn mù… ông lăm lăm một dao trên tay trong lúc ăn cá mòi trong lần đầu tiên gặp gỡ David, người viết xin để bạn đọc tự nhận xét về ấn tượng đầu đối với nhân vật này.

Không buộc người chơi phải chờ đợi lâu, Black Mirror ngay tức khắc khởi đầu cuộc hành trình nhỏ kéo dài 4 giờ đồng hồ của David, xoay quanh việc vén màn những bí ẩn mà những thành viên Gordon che giấu xuyên suốt nhiều thế hệ. Với một bầu không khí đậm chất H.P Lovecraft, cũng như câu chuyện liên tục trích dẫn Edgar Allen Poe qua khái niệm ký ức đan xen lẫn nhau, càng làm nổi bật việc nhấn mạnh sự tàn độc giữa con người đối với con người thông qua ảnh hưởng từ những thế lực siêu nhiên. Câu chuyện trong Black Mirror không hề phức tạp và cũng có phần dễ đoán, và cũng không quá khó để nhận ra những mẩu chi tiết thiếu nhất quán và dẫn chuyện chưa thực sự trôi chảy, nhưng nhìn chung, trò chơi vẫn giữ được bầu không khí bí ẩn của loạt game gốc được phụ trợ bởi lối dẫn chuyện ở mức tạm được.

Black Mirror ngay tức khắc khởi đầu cuộc hành trình nhỏ kéo dài 4 giờ đồng hồ của David, xoay quanh việc vén màn những bí ẩn mà những thành viên Gordon che giấu xuyên suốt nhiều thế hệ
Thế nhưng, đáng buồn thay bởi bấy nhiêu đó là chưa đủ để gánh vác lại cho vô số nhược điểm mà Black Mirror mắc phải, khiến cho người viết phải ngạc nhiên khi không ngờ rằng KING Art lại có thể cho ra một sản phẩm cẩu thả như vậy.

Nhân vật chính di chuyển một cách giật cục mỗi khi chuyển hướng đi, khiến cho việc tương tác với vật thể thường xuyên trở thành cực hình bởi David cứ hay quay người sang hướng khác khi camera thay đổi vị trí, và nếu mà vật thể rời khỏi vị trí trung tâm của camera chỉ 1 milimét thôi thì người chơi cũng không thể tài nào tương tác được với nó.

Đôi lúc người chơi đi vào một căn phòng, game bắt đầu nạp khu vực mới, nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà trò chơi rất hay đưa David quay ngược lại lối đi dẫu cho có lắc cần analog về hướng nào đi chăng nữa, khiến cho người viết thường xuyên đi nhầm hướng mà mình cần đến (chưa kể, tại sao những lối đi trong căn biệt thự chẳng hề có nổi một nút bấm để cho người chơi xác nhận rằng mình muốn đi vào đó hay không, trong khi các cánh cửa dẫn ra khu vườn đều buộc nhấn nút X?).Black Mirror - Đánh Giá GameBlack Mirror - Đánh Giá GameChiếm đến 70% thời lượng của Black Mirror là vô số diễn hoạt QTE được thực hiện một cách nhàm chán, vô cảm xúc. Phần đầu của trò chơi sở hữu một vài câu đố chủ yếu buộc người chơi mở khóa và tìm lời giải theo những lời gợi ý mà David có sẵn hoặc đút kết từ môi trường, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà chúng hoàn toàn “mất dạng” sau chương một và chỉ trở lại trong một câu đố duy nhất liên quan tới quả địa cầu ở chương cuối. Phần còn lại của trò chơi là tập hợp các chuỗi hành vi “di chuyển qua lại và tương tác với mọi thứ mà game đánh dấu sẵn”, cũng là một công việc cực kỳ phí phạm thời gian do trò chơi buộc người chơi phải quay trở lại các căn phòng trong tòa nhiều đến mức không cần thiết với số lượng màn hình nạp game vô kể.

Không có suy luận logic, không có kết hợp đồ vật, thay vào đó, chúng ta có những QTE nhất quả đất như: tương tác với ba điểm sáng được đánh dấu trong các phân đoạn nhìn lại ký ức, giữ cho con trỏ của cần analog nằm bên trong một hình tròn nhỏ để David “ổn định tinh thần” sau khi bị choáng, giữ nút A/nhấn liên tục nút X theo như hoạt cảnh yêu cầu… Lối chơi của Black Mirror thiếu đa dạng đến nỗi trò chơi tái sử dụng minigame sắp xếp bộ phận của một chiếc chìa khóa để nó vừa vặn với từng ổ khóa nhất định đến… bốn lần, và nó cũng chẳng phải là một minigame gì hay ho bởi cung cách điều khiển chiếc chìa khóa trong thùng đồ cũng tệ hại không kém David là bao.

Đồ họa của Black Mirror đáng lý ra trở thành một điểm cộng nếu như không vấp phải rất nhiều vấn đề kỹ thuật không đáng có. Nỗ lực trang hoàng ngôi biệt thự sát với kiến trúc Scotland cổ điển của KING Art là không thể chối cãi, và với tư cách là một trò chơi sở hữu mốc thời gian vào buổi đêm đến 95% thời lượng của mình, thì thiết kế ánh sáng đã thực hiện quá thành công vai trò vẽ lên bức tranh lạnh lẽo và cô độc trong Black Mirror. Ấn tượng tốt từ những nhân tố này dần bị phá hoại bởi các mô hình nhân vật thiếu trau chuốt, cử động cục mịch, không hề sở hữu bất kỳ biểu cảm nào trên khuôn mặt ngoại trừ cử động môi khi đối thoại.Black Mirror - Đánh Giá GameBlack Mirror - Đánh Giá Game

  • Sản xuất: KING Art Games
  • Phát hành: THQ Nordic
  • Thể loại: Phiêu lưu
  • Ngày ra mắt: 29/11/2017
  • Hệ máy: PC | Xbox One | PS4
  • Requires a 64-bit processor and operating system
  • OS: Window 7, 8, 8.1, 10 (64bit)
  • Processor: Intel Q9650 / AMD Phenom II X4 940
  • Memory: 8 GB RAM
  • Graphics: GeForce GTX660 / Radeon 7870 – 2GB VRAM
  • DirectX: Version 11
  • Storage: 11 GB

5.0

Black Mirror vẫn giữ nguyên bầu không khí lạnh lùng và âm hưởng tàn độc trong câu chuyện đầy thê lương của mình, nhưng "lời nguyền" giáng xuống đầu gia tộc Gordon có lẽ chẳng là gì so với những vấn đề kỹ thuật và lối chơi quá yếu kém mà người chơi phải đối mặt trong 4 tiếng đồng hồ của trò chơi.

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận