Skip to content

Gaming Gear: Bạn Có Biết – Tập 1

Bạn Có Biết Gaming Gear - Tập 1
[dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ể cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị về thế giới Gaming Gear đầy diệu kỳ với những giai thoại, định nghĩa tồn tại qua nhiều thế hệ, Vietgame.asia quyết định cho ra mắt loại bài Bạn Có Biết theo chủ đề Gaming Gear.

Tập 1 của Bạn có biết phiên bản Gaming Gear sẽ mang tới những thông tin thú vị như: nguồn gốc của chuột PC, giá cước Internet vào những năm 90 hay máy tính xách tay “nồi đồng cối đá”…

FACTS – BẠN CÓ BIẾT?

[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-envelope-o” title=”Ổ C: CỦA PC”]Bạn có biết tại sao ổ cứng cơ bản của mỗi máy PC lại luôn có tên là ổ “C:”?

 

Là do thiết kế ban đầu của PC chỉ sử dụng đĩa mềm để khởi động. Các ổ đĩa được đánh tên lần lượt từ A đến Z và kết quả là khi người dùng đã quá quen thuộc với ổ đĩa mềm 3.5 inch và đĩa 5.2 inch có tên lần lượt là ổ “A:”, ổ “B:”, ổ cứng mới bắt đầu trở nên thông dụng và “chết tên” với ký tự “C:” từ đó.

[/alert][alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-envelope-o” title=”KHE CẮM RAM CHO VGA”]Thời xưa, có những chiếc card đồ họa (VGA) sở hữu khe cắm RAM riêng để người dùng cắm RAM, và thanh RAM này sẽ hoạt động giống với VIDEO RAM ở các dòng VGA hiện đại.

[/alert]Bạn Có Biết Gaming Gear - Tập 1

Con chuột lừng danh của máy tính, thực chất được Steve Jobs ứng dụng lần dầu tiên cho máy tính Macintosh của Apple vào những năm 70.
Bạn Có Biết Gaming Gear - Tập 1[alert color=”544D44″ icon=”fa-envelope-o” title=”NGUỒN GỐC CHUỘT MÁY TÍNH”]Con chuột lừng danh của máy tính, thực chất được Steve Jobs (lúc đó đang là CEO của hãng Apple) ứng dụng lần dầu tiên cho máy tính Macintosh của Apple vào những năm 70, sau khi “chôm” được ý tưởng từ cha đẻ của chuột máy tính – ông Douglas Engelbart (lúc đó đang làm việc cho hãng Xerox).

[/alert][alert color=”70B920″ icon=”fa-envelope-o” title=”PENTIUM II”]Bộ vi xử lý trung tâm (CPU) Pentium II và một số đời Pentium III đầu tiên đều sử dụng dạng thiết kế khe cắm (giống với VGA).

 

Đây là một “dị loại” khi các mẫu CPU trước đó và sau này đều sử dụng dạng giao tiếp “đế cắm” (socket) trên bo mạch chủ (mainboard) như các mẫu CPU cổ điển. Kiểu thiết kế này thay đổi từ Pentium IV trở đi cho tới các đời Core i3, Core i5, Core i7.

[/alert]

TRIVIA – BÊN LỀ

[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-align-right” title=”CUỘC CHIẾN BĂNG ĐĨA”]Sự phát triển của băng VHS (JVC) và đĩa Blu-ray (Sony) đều được “Hiệp hội phim người lớn Nhật Bản” ủng hộ. Do đó hai sản phẩm trên đều gần như tiêu diệt luôn các đối thủ cạnh tranh của chúng như băng Betamax (Sony) hay định dạng đĩa HD DVD (Toshiba). Qua đó ta phần nào thấy được sự “bá đạo” của tổ chức mang tầm quốc tế này!

[/alert]Bạn Có Biết Gaming Gear - Tập 1[alert color=”544D44″ icon=”fa-align-right” title=”CHUỘT CHƠI GAME ĐẦU TIÊN”]Razer là hãng tiên phong về ý tưởng chuột chơi game riêng, với sản phẩm đầu tay là chuột Razer Boomslang ra mắt năm 1998.

[/alert][alert color=”70B920″ icon=”fa-align-right” title=”MÁY TÍNH XÁCH TAY NỒI ĐỒNG CỐI ĐÁ”]Trong quá khứ từng xuất hiện những dòng máy tính xách tay có màn hình CRT với trọng lượng và kích cỡ bằng… một chiếc va-li đầy ắp đồ.

[/alert]Bạn Có Biết Gaming Gear - Tập 1[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-align-right” title=”MÁY SNES CHẠY ĐĨA MỀM]Máy Super Nintendo (SNES) chỉ có thể chạy được dạng băng độc quyền của hãng Nintendo, nhưng sau đó được dân hacker chế (mod) lại để chạy được game trên đĩa mềm thông qua khai thác một thiết bị ban đầu được dùng để … lưu trữ save game của Nintendo.

[/alert]

Sự phát triển của băng VHS (JVC) và đĩa Blue-ray (Sony) đều được “hiệp hội phim người lớn Nhật Bản” ủng hộ

FIGURE – SỐ LIỆU

Bạn Có Biết Gaming Gear - Tập 1[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-bomb” title=”CHIẾC MÁY TÍNH XÁCH TAY ĐẦU TIÊN”]Chiếc máy tính xách tay đầu tiên có giá trị gốc là 1.795 USD, tương đương 4.883 USD ở thời điểm hiện tại.

[/alert][alert color=”EBAB34″ icon=”fa-bomb” title=”CƯỚC INTERNET NHỮNG NĂM 90″]Cước Internet cuối những năm 90 tại Việt Nam là khoảng 1.000 VNĐ một phút, trong khi một đĩa cơm sườn lúc đó chỉ khoảng 4.000 VNĐ.

[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-bomb” title=”DUNE II”]Cần đến 9 đĩa mềm để chép game “dàn trận” đầu tiên – DUNE II. Tình trạng sử dụng đĩa mềm “chép game” này kéo dài đến tận khi đĩa CD ra đời mặc dù trước đó xuất hiện một số định dạng đĩa khác không phổ biến cho lắm.

[/alert]

Cước Internet cuối những năm 90 tại Việt Nam là khoảng 1.000 VNĐ một phút, trong khi một đĩa cơm sườn lúc đó chỉ khoảng 4.000 VNĐ

Tác giả

Thảo luận