Skip to content

CrossCode – Đánh Giá Game

CrossCode
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”CROSSCODE”]Những năm gần đây, ngành công nghiệp game đã có những bước phát triển vượt bậc, đi kèm theo đó là sự hậu thuẫn cực kỳ mạnh mẽ về mặt phần cứng và các công nghệ mới mẻ. Vì vậy, trải nghiệm game đối với “người đương thời” hầu như mặc định đi kèm với cụm từ “4K”, “chuẩn HD”, “siêu nét”… Tuy vậy, nếu chỉ vì đồ họa đẹp mà đánh giá một tựa game là “hay” hoặc “dở” liệu có thỏa đáng hay không?

Còn nhớ thời điểm cách đây 20 năm, thậm chí xa hơn một chút, khi thuật ngữ “videogame” chỉ vừa chập chững bước vào thị trường Việt Nam, nó vẫn còn là một cái gì đó rất mới, rất lạ lẫm. Thuở đó, có 3000 trong tay để chạy ra hàng game say sưa cùng những “hái nấm” hoặc “bắn xe tăng” đã là tận cùng lạc thú của đời người – còn nếu nhà ai tậu được hẳn một chiếc máy Famicom (NES) thì đã có thể xếp vào hàng ngũ “đại gia” đương thời rồi. Quả vậy, những năm đó, có game để chơi là quá hạnh phúc rồi, đâu ai quan tâm chuyện nó đẹp hay xấu như thế nào?

Lẽ dĩ nhiên, do hạn chế kỹ thuật ở thời điểm đó nên đồ họa của các tựa game “huyền thoại một thuở” chỉ dừng lại ở mức độ pixel-art 8-bit, và càng về sau thì với đà tiến của công nghệ, chất lượng đồ họa của các tựa game càng lúc phải càng tốt hơn. Thế nhưng, pixel-art vẫn có một chỗ đứng rất vững chắc trong lòng các game thủ, và có lẽ nó cũng chẳng bao giờ bị “đè bẹp” bởi lớp đàn em “full HD” được.

Đến từ Radical Fish Games, một hãng game indie nhỏ không mấy tên tuổi, CrossCode là một sản phẩm đặc thù rất được kỳ vọng bởi các backer của chương trình Kickstarter. Với hơn 3 năm chạy Early Access, CrossCode chưa từng làm thất vọng bất kỳ một ai đã từng đặt niềm tin vào nó. Không áo cánh “HD màu nhiệm”, không trai xinh gái đẹp, không hiệu ứng lòe loẹt chuẩn “xi-nê”… vậy thì dựa vào cái gì mà CrossCode lại được đánh giá cao như vậy? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia làm sáng tỏ bí ẩn này qua bài đánh giá sau đây![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DECK 13 HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
  • RAM: 16 GB
  • VGA : Gigabyte Rx 560 OC 2GB
  • HDD: Samsung 950 Pro 256GB
XEM THÊM
[timeline post=”154637, 154419″]
BẠN SẼ THÍCH
LỐI CHƠI HÀNH ĐỘNG – GIẢI ĐỐ ĐẶC SẮC!
Về cơ bản, CrossCode là một tựa game hành động – nhập vai với góc nhìn từ trên xuống. Người chơi sẽ vào vai Lea, một “avatar” trong thế giới ảo có tên CrossWorlds, để khám phá những bí mật về thân thế của mình, cũng như những góc tối của các thế lực hắc ám ngõ hầu đang muốn khống chế CrossWorld và cư dân của nó.

Nói một cách đơn giản, lối chơi của CrossCode không phải là một cái gì quá mới mẻ, khi mà chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến các dạng game “twin-stick shooter” (bắn súng hai cò) nhan nhản trên Steam, hoặc thậm chí có thể tra ngược về thời điểm 30 năm trước với các phiên bản The Legend of Zelda đầu tiên. Thế nhưng, “phổ biến” không có nghĩa là kém cỏi, bởi vì một dạng game phổ biến có nghĩa là nó rất hợp gu với nhiều người và được tín nhiệm.CrossCodeCrossCodeTrong CrossCode, người chơi có thể di chuyển khá thoải mái và mượt mà chứ không bị giới hạn trong khung “4 hướng” của những tựa game đồng loại khác. Với các combo phong phú giữa những đòn “combo” cận chiến và bắn xa, nhân vật Lea có thể đối đầu với các loại kẻ địch với chủng loại và đặc tính hết sức phong phủ. Với CrossCode, nhịp game được đẩy lên rất nhanh và dồn dập, khiến người chơi luôn tập trung 100% để di chuyển – né tránh cho hợp lý, đan xen với những đòn tấn công đúng chỗ.

Tính nhập vai của CrossCode được bộc lộ thông qua việc người chơi sẽ phải cày cuốc khá nhiều, cả để lên cấp độ lẫn mở khóa các kỹ năng mới. Đặc biệt, người chơi có thể chọn những nhánh phát triển khác nhau để tinh chỉnh cùng một kỹ năng cho phù hợp với chiến thuật của mình. Ví dụ với chiêu tấn công cơ bản, người chơi có thể chọn nâng cấp tăng tốc độ/ sát thương hay khiến nó nảy bật nhiều lần hơn. Việc nâng cấp này không phải là vĩnh viễn và có thể hồi phục lại bất kỳ lúc nào nếu người chơi muốn “đổi gió”.

Với CrossCode, nhịp game được đẩy lên rất nhanh và dồn dập, khiến người chơi luôn tập trung 100% để di chuyển – né tránh cho hợp lý
Tuy vậy, điểm nhấn đặc sắc của CrossCode thật ra lại nằm ở khâu giải đố, buộc người chơi vừa phải động não suy nghĩ, vừa yêu cầu kỹ năng canh thời điểm – ngắm bắn thật chính xác. Chẳng hạn như với một phát bắn, người chơi phải tính toán đường đạn sao đó để bắn trúng nhiều mục tiêu cùng lúc, hoặc tính được góc nảy bật của đạn để mở khóa 2 – 3 công tắc nằm cách xa nhau… Mật độ giữa hai mảng giải đố – hành động được sắp đặt rất hợp lý để khiến người chơi cảm nhận được sự quan trọng của cả hai, chứ không lệch hẳn về bên nào.

Những trận đấu trùm trong CrossCode cũng là một điểm sáng le lói, khi mà chúng được thiết kế rất công phu và đầy tính “ý đồ”. Người chơi sẽ phải quan sát rõ hành vi của kẻ địch và tận dụng môi trường cũng như góc nảy của đạn một cách triệt để mới có thể chiến thắng, chứ không phải lao vào “cố đấm ăn xôi” mà được. Đây là một nét duyên của những tựa game thời xưa mà ngày nay đã trở nên vô cùng hiếm hoi, khi mà phân lớp người chơi càng ngày càng bị “casual hóa”.

ĐỒ HỌA PIXEL-ART ĐỘC ĐÁO
Đối với nhiều người, khi họ đã quen nhìn những siêu phẩm “bom tấn AAA” với những mô hình 3D mượt mà, vân bề mặt sắc sảo chi tiết, hiệu ứng bắt sáng chân thân… thì khi dời tầm mắt qua các tựa game pixel-art, có lẽ cảm giác đầu tiên chính là “đau mắt”. Thực sự nếu xét về mặt kỹ thuật, bất cứ hình ảnh nào cũng do hằng hà sa số các điểm ảnh (pixel) cấu thành, chẳng qua số lượng pixel càng nhiều trên một diện tích thì hình ảnh sẽ càng mịn, mượt và đẹp hơn mà thôi.

Nói theo lý luận đó, thì thực tế vẽ pixel-art khó hơn vẽ hình HD rất nhiều, bởi vì chỉ với số điểm ảnh tối thiểu, hãng làm game phải làm sao tạo hình ra được nhân vật, môi trường, hiệu ứng một cách thuyết phục nhất. Do đó, pixel-art thì cũng có “game này game kia”, bằng chứng là vẫn tồn tại rất nhiều tựa game pixel-art cực đẹp cho được chăm chút tỉ mỉ, chẳng hạn như Octopath Traveler, Wizard of Legend… và cả chính CrossCode.

Đến với CrossCode, thế giới ảo CrossWorlds mà chúng ta từng thấy tương tự như trong Sword Art Online hay .Hack được thể hiện cực kỳ hoành tráng và chi tiết, đến mức thoạt nhìn qua người chơi khó mà tin được nó chỉ được cấu tạo từ những điểm ảnh màu hết sức đơn giản và không có nhiều lớp hiệu ứng (bóng đổ, bóng lóa, phản quang…) cho lắm. Tuy vậy, bề mặt các chất liệu như kim loại, thủy tinh, gạch nền… lại được thể hiện cực kỳ thuyết phục, và đáng nói hơn hết là chúng tạo nên cả một thế giới tương lai huyễn tưởng vô cùng tráng lệ.

Cũng bằng những thủ pháp đơn giản đó, CrossWorlds trong CrossCode được thể hiện hết sức tỉ mỉ, từ khu “quảng trường tân thủ” sầm uất nhộn nhịp, cho đến những mảng rừng nhân tạo hoặc những khu căn cứ ngầm lạnh lẽo chất cơ khí. Xuyên suốt qua hành trình khám phá CrossWorlds, người chơi chắc chắn sẽ bị hớp hồn bởi những khung cảnh tuyệt mỹ và rung động lòng người, trong khi chúng lại chỉ được tạo thành từ những thủ pháp đồ họa ghép nối đơn giản và nguyên thủy nhất.

CrossCode, thế giới ảo CrossWorlds mà chúng ta từng thấy tương tự như trong Sword Art Online hay .Hack được thể hiện cực kỳ hoành tráng và chi tiết
Nhắc đến đồ họa mà bỏ qua phần diễn hoạt (animation) và hiệu ứng chiến đấu thì quả là một thiếu sót to lớn. Và nếu xét về mảng này trong CrossCode, nó cũng chỉ “một chín một mười” với phần môi trường chứ chẳng kém sút bao nhiêu. Điều đáng khen trước hết, đó là trong CrossCode, số lượng NPC và kẻ địch là cực nhiều, và mỗi mô hình đều được thiết kế chăm chút tỉ mỉ, tạo nên sự khác biệt rõ rệt chứ không phải chơi chiêu “cắt dán” như các game đồng loại khác.

Một lần nữa, cũng chỉ với những điểm ảnh đơn giản ít chuyển sắc, mà CrossCode lại vô cùng thành công trong việc tạo ra những hoạt ảnh chất lượng, từ những bước lướt đi – di chuyển, tấn công, cho đến những tuyệt chiêu như lửa, điện, laser… Chẳng cần hiệu ứng bóng bẩy, chẳng cần những góc sáng, cảm giác chiến đấu kịch tính trong CrossCode vẫn được truyền tải một cách trọn vẹn đến người chơi chỉ bằng những thủ pháp “khung hình” (frame-by-frame) truyền thống.
CrossCodeCrossCode

BẠN SẼ GHÉT
THIẾT KẾ – CÂN BẰNG CHƯA TỐT
Ở trên đời chẳng ai là hoàn hảo, dù một sản phẩm có tốt đến mức nào, mà khi bị người ta “vạch lá tìm sâu” thì cũng không tránh khỏi việc bộc lộ những khuyết điểm. Và CrossCode cũng vậy, khi mà nó vốn do một hãng game indie thực hiện – thì làm sao tránh được những vấn đề mà đôi khi những studio lớn, già đời, cũng còn mắc phải?

Trước hết phải đề cập đến việc bản chất của CrossCode vẫn là một tựa game nhập vai. Và hầu như 96.69% game nhập vai trên đời đều có thể đánh một dấu bằng thẳng thớm với khái niệm “cày cuốc”. Vấn đề đặt ra ở đây, là bản thân việc “cày cuốc” vốn chẳng phải là chuyện gì to tát, nếu nó được thiết kế hợp lý. CrossCode vướng ngay khúc mắc tế nhị ở chỗ này, khi mà trong 1/3 thời gian chơi đầu game, người chơi sẽ cảm thấy khá dễ dàng và các loại kẻ địch đều có thể bị đánh bại mà không cần cày cuốc nhiều lắm. Thế rồi đột nhiên, ngay từ chương 3 trở đi, cấp độ và sức mạnh của kẻ địch đột ngột nhảy vọt, khiến người chơi bị “ngộp”. Những người chơi đã quen kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” ban đầu giờ đây phải lật đật đi cày cấp, kiếm điểm tăng kỹ năng – và bản thân việc đó lúc này cũng trở nên khó khăn khi mà sức mạnh của Lea đã trở nên sút kém quá nhiều.CrossCodeKế tiếp, đó là nhịp độ trong CrossCode phân bố không đồng đều, khi mà phần đầu game (vốn được lồng ghép với phần dẫn truyện và hướng dẫn) có tiết tấu khá chậm rãi. Người chơi sẽ cần phải “bám” vào cốt truyện và kiên nhẫn chơi khá lâu, đến sau chương 3 thì mới bắt đầu “cảm” được cái hay của CrossCode. Đây thật ra cũng không phải là vấn đề gì nghiêm trọng cho nó, nhưng rõ ràng với những người chơi có ít lòng kiên nhẫn thì nguy cơ “đứt gánh giữa dòng” là hơi bị cao.

Sau cùng, cốt truyện trong CrossCode không thể nói là dở, nhưng nó bị kéo dài lê thê một cách không cần thiết. Từ khoảng giữa chương 7, việc di chuyển giữa các thế giới để ghép nối chúng lại với nhau bắt đầu trở thành một gánh nặng, khi người chơi phải chạy qua chạy lại quá nhiều trong cùng một khu vực. Lẽ ra 4 chương 7, 8, 9, 10 có thể gộp lại làm một hoặc dàn trải bớt ra các chương trước thì trải nghiệm game của người chơi sẽ trọn vẹn và súc tích hơn đáng kể.

nhịp độ trong CrossCode phân bố không đồng đều, khi mà phần đầu game (vốn được lồng ghép với phần dẫn truyện và hướng dẫn) có tiết tấu khá chậm rãi
  • Sản xuất: Radical Fish Games
  • Phát hành: Deck 13
  • Thể loại: Hành động – Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 20/9/2018
  • Hệ máy: PC
  • OS: Windows 7/8
  • Processor: 2 GHz dual core
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: Hardware Accelerated Graphics with dedicated memory, 1GB memory recommended
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Bạc 8.5

Là một tựa game indie, thế nhưng CrossCode lại sở hữu cho mình một thứ “nội lực” hết sức hùng hậu, đến mức có thể dễ dàng chiếm được tình cảm của đông đảo người chơi thuộc mọi tầng lớp. Với sự dung hòa cân đối giữa các thể loại nhập vai – hành động – giải đố, cùng phong cách đồ họa pixel-art cực kỳ độc đáo và đẹp mắt, CrossCode là một tuyệt tác nên có trong bộ sưu tập của bất kỳ game thủ nào, từ những người chỉ đơn thuần tìm kiếm một tựa game hay cho đến những game thủ “sừng sỏ” muốn đương đầu với những thử thách thực thụ.