Skip to content

[Gamescom 2017] Need for Speed Payback – Đốt cháy mọi cung đường – Giới Thiệu Game

[Gamescom 2017] Need for Speed Payback - Đốt cháy mọi cung đường – Giới Thiệu Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG THÔNG TIN TỪ EA.Giống như bất kì thương hiệu lâu đời nào khác trên thị trường, Need For Speed cũng đầy rẫy những thăng trầm trong suốt 23 năm qua, từ khi được EA Black Box mang đưa lên đỉnh cao rồi cũng bị chính hãng phát triển này dìm xuống, rồi đến tay Criterion Games vực dậy song những giá trị truyền thống ngày nào cũng phai nhạt dần. Đến năm 2013, Need For Speed: Rivals được trao sang tay của Ghost Games và tạo được những hiệu ứng tích cực, song hãng lại tung ra một Need For Speed 2015 thất vọng tràn trề.

Tuy nhiên, Ghost Games vẫn còn đó cơ hội sửa sai, hai năm qua là khoảng thời gian vừa đủ để nghiệm ra những sai lầm của chính mình và nhận ra thế mạnh của bản thân, kết quả là Need For Speed Payback ra đời. Từ “Payback” có lẽ là lời khẳng định từ chính Ghost Games, rằng họ đã sẵn sàng để “trả đủ” cho những sai lầm của chính mình.

XEM THÊM
[timeline post=”130611, 130172″]
MỘT SẢN PHẨM NẶNG HÀNH ĐỘNG
Need for Speed Payback - Đốt Cháy Mọi Cung Đường – Giới Thiệu GameTruyền thống của Need For Speed gắn với những cuộc đua xuyên màn đêm, sự cạnh tranh giữa các quái xế của thế giới ngầm, dù có những điểm xuyết bằng các trường đoạn “đụng độ” với cảnh sát nhưng trọng tâm của Need For Speed vẫn là tốc độ. Điều này được giữ một cách xuyên suốt lịch sử 23 năm, chỉ duy nhất một lần dòng game này chuyển hướng sang hành động xoay quanh môi trường tốc độ đó là bản Need For Speed: The Run và đã thất bại thảm hại.

Tuy vậy, sau phiên bản Need For Speed 2015 không thành công như mong đợi, Ghost Games lại chuyển hướng đi sang gần giống với Need For Speed: The Run năm nào. Kết quả là chúng ta có hẳn một đội đua và trước mắt gồm ba thành viên: Tyler Morgan, Mac và Jess, cùng bè lũ The House đang kiểm soát thế giới tốc độ tại Fortune Valley.

Không cần phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra rằng Need For Speed Payback mang hơi hướng của loạt phim Fast & Furios khi tốc độ trở thành trọng tâm của các pha hành động. Chúng ta còn có cả một băng “quái xế” ngầm và những màn dàn cảnh cướp siêu xe. Need For Speed: The Run đã thất bại một lần nhưng đó là chuyện thuộc về quá khứ của EA Black Box, còn hiện tại còn quá sớm để nhận xét về Need For Speed Payback của Ghost Games.Need for Speed Payback - Đốt Cháy Mọi Cung Đường – Giới Thiệu GameNeed for Speed Payback - Đốt Cháy Mọi Cung Đường – Giới Thiệu Game

Không cần phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra rằng Need For Speed Payback mang hơi hướng của loạt phim Fast & Furios khi tốc độ trở thành trọng tâm của các pha hành động
Đụng xe và phim cắt cảnh các đoạn va chạm – “món ngon” thỏa mãn phần nhìn đặc trưng của Criterion Games tạo nên thành công của Need For Speed: Hot Pursuit 2010 đã được chú trọng nhiều hơn sau màn thể hiện nhạt nhòa trong Need For Speed 2015. Chỉ qua đoạn chơi thử tại E3, hầu hết các pha va chạm và hạ gục “xế” của đối phương đều được làm chậm cũng như chiếu “cận cảnh” một cách đã mắt để nhấn mạnh vào khoảng hành động của của Need For Speed Payback.

Còn riêng tại Gamescom 2017, giới cảnh sát cũng đã gây ấn tượng mạnh bằng cảnh chiếc xe bọc thép xuất hiện, rồi sau đó hất văng tất cả mọi thứ cản đường hệt như trong một phân đoạn hành động của bộ phim Jason Bourne. Điều này cũng đã trực tiếp khẳng định giới thi hành “luật pháp” trong Need For Speed: Payback sẽ đáng sợ hơn, nguy hiểm hơn và không còn “dễ chơi” như trước.

Dù vậy, đoạn trailer của Need For Speed Payback tại E3 lẫn lần xuất hiện ở Gamescom 2017 vừa qua vẫn làm người viết cảm thấy hơi hụt hẫng một chút vì vẫn chưa thấy được một cuộc đua xe đúng nghĩa, khi đa phần quảng cáo lại nhấn tới hành động. Chỉ hy vọng đến khi game ra mắt, Ghost Games sẽ tạo ra được một sản phẩm cân bằng cả ở tốc độ lẫn hành động.

NHỮNG SIÊU XẾ TRIỆU ĐÔ
Need for Speed Payback - Đốt Cháy Mọi Cung Đường – Giới Thiệu GameMột trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến thất bại của Need For Speed 2015 đó chính là sự vắng bóng hoàn toàn của những chiếc siêu xe triệu đô. Cái tên nổi bật nhất trong Need For Speed 2015 đó chính là Lamborghini Aventador Lp700-4, nhưng mẫu xe này cũng đã ra đời khá lâu, chính xác là vào năm 2011. Điều mà Ghost Games thật sự cần đưa vào là một chiếc xế hộp cực khủng để “rửa mắt” kiểu như Lamborghini Veneno trong Need For Speed: Rivals.

Nhận thấy điều cần làm, hãng phát triển đến từ Thụy Điển đã ngay lập tức thỏa lòng người hâm mộ bằng Koenigsegg Regera – siêu xe mang ý nghĩa thống trị với sức mạnh 1500 mã lực. Dù chỉ xuất hiện và được điều khiển chớp nhoáng trong vài giây ở đoạn cuối của bản demo, nhưng sức nóng cũng như sức hút của Koenigsegg Regera là hoàn toàn không thể chối cãi.

Nhưng Need For Speed Payback không chỉ có vậy, ngoài Koenigsegg Regera, các đoạn trailer giới thiệu đã hé qua một số siêu xế đắt tiền như: Lamborghini Aventador Lp700-4, Pagani Huayra BC… Đến một số mẫu xe ít “tốn kém” hơn đôi chút như Ford Mustang Shelby GT350, Nissan Skyline R34 GT-R V·Spec, Chevrolet Bel Air Sport Coupe 265 V8… Riêng tại Gamescom 2017, BMW M5 2018 được đưa thẳng vào buổi họp báo và được đầu tư làm riêng một đoạn giới thiệu hấp dẫn theo phong cách hành động.

Ngoài ra, Need For Speed Payback cũng bổ sung thêm một số mẫu xe “cơ bắp” đậm chất Mĩ để chinh phục các chặng đua đường đất.

hãng phát triển đến từ Thụy Điển đã ngay lập tức thỏa lòng người hâm mộ bằng Koenigsegg Regera – siêu xe mang ý nghĩa thống trị với sức mạnh 1500 mã lực
“ĐỒ CHƠI” NGẬP TRÀN
Need for Speed Payback - Đốt Cháy Mọi Cung Đường – Giới Thiệu GameNeed for Speed Payback - Đốt Cháy Mọi Cung Đường – Giới Thiệu GameCũng đã… hơi lâu, à không phải mà là rất lâu, thời điểm chính xác là khi Criterion Games cùng Need For Speed: Hot Pursuit 2010 chinh phục đường phố (không tính Need For Speed: Shift của Slightly Mad), tính năng độ xe đã không còn là niềm vui bên lề mỗi khi rời khỏi tay lái. Dù những phiên bản sau này cũng vẫn có tính năng này, chúng bị tối giản đến mức… không thể đơn giản hơn, làm cho việc độ xe trở nhạt nhòa và người chơi chỉ tập trung nhiều vào tốc độ.

Một lần nữa cũng phải nhắc đến Need For Speed 2015 khi hứa hẹn rất nhiều cùng với bối cảnh thế giới ngầm cực kì thích hợp cho độ xe, nhưng rốt cuộc người chơi vẫn chỉ thấy một sự hời hợt đến đáng buồn của thú vui gắn liền với thương hiệu 23 năm tuổi này. Lời hứa từ Ghost Games đó là Need For Speed Payback sẽ được đầu tư thích đáng và thay đổi tình hình ảm đạm trong nhiều năm vừa qua.

Trong Need For Speed Payback, người chơi được toàn quyền thay đổi mọi chi tiết có trên chiếc xe theo ý mình thích, mỗi món trang bị đều có thật ngoài đời và gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng như: Rocket Bunny, Voltex, The Alchemist… Biến mỗi chiếc xế yêu trở nên “độc quyền” nhất có thể. Các trang thiết bị chỉ có thể mở khóa bằng cách hoàn thành các chặng đua và mở những Speed Cards. Thứ hạng càng cao, “phụ tùng” càng xịn. Không chỉ vậy, mỗi lần ghé vào những cửa hàng đồ chơi là hàng trăm “cực phẩm” hiện ra trước mắt và giới hạn chỉ là túi tiền mà bạn đang có.

người chơi được toàn quyền thay đổi mọi chi tiết có trên chiếc xe theo ý mình thích, mỗi món trang bị đều có thật ngoài đời và gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng
Cuối cùng, đặt rải rác trong khắp Fortune Valley là những mẫu xe cổ mà bạn có thể mang về và “phù phép” chúng thành những cỗ máy mạnh mẽ với động cơ “bốc” không khác gì những chiếc xế hộp khủng. Điều này cực kì thích hợp với những ai thích “hoài cổ”.
LỜI KẾT
Need For Speed Payback sẽ ra mắt vào ngày 10/11 trên PC, PS4 và Xbox One, game cũng đã cho phép đặt hàng trước với hai phiên bản khác nhau.

Tác giả

Thảo luận