Skip to content

Headlander – Đánh Giá Game

Headlander - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DOUBLE FINE PRODUCTIONS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]”Quái gở” và “thần kỳ” chưa bao giờ đi đôi với nhau một cách đặc sắc đến như vậy. Thoạt nhìn qua, Headlander – sản phẩm mới nhất đến từ sự hợp tác giữa Double Fine ProductionsAdult Swim, là một tựa game mang dáng dấp Metroidvania đúng nghĩa: bạn phiêu lưu trong những màn chơi được kết nối và chắp lại với nhau, bạn tham gia vào những cuộc đấu súng laser đầy màu sắc tràn ngập màn hình, bạn mò mẫm trong những lối đi và căn phòng bí mật để tìm kiếm năng lượng nâng cấp cho bản thân mình.

Thế nhưng có một điều mà Headlander làm rõ ngay từ chính những giây phút đầu tiên của mình, đó chính là phong thái tưng tửng, kỳ quặc và không kém phần hóm hỉnh mang đậm sắc thái của Double Fine, cùng với âm hưởng đầy màu sắc của thể loại phiêu lưu viễn tưởng cổ điển thịnh hành vào khoảng những năm 70-80 của thế kỷ trước.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Pentium G3420 3.2ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • HDD: 1TB

RazerLogo

BẠN SẼ THÍCH
Headlander - Đánh Giá Game

KHỞI “ĐẦU” CỦA CÔNG CUỘC GIẢI CỨU NHÂN LOẠI

Không màu mè hoa lá, không triết lý thâm sâu, đúng với cái tên của nó, Headlander đưa người chơi vào cuộc phiêu lưu của một cái… đầu được bọc trong chiếc mũ bảo hộ gắn phản lực có khả năng kết nối với thân thể của robot và điều khiển chúng. Trong thế giới của Headlander, con người luân chuyển tiềm thức của họ vào trong những cỗ máy, rời xa khỏi thân thể của mình để né tránh mọi tổn thương hay thậm chí là cái chết. Và dĩ nhiên, trong một động thái mà ai cũng đoán ra được, một con AI (trí thông minh nhân tạo) cấy chip thu phục con người và buộc họ “trong khuôn khổ”, biến họ thành những cỗ máy vô tri vô giác đúng nghĩa.

Tiên đề của Headlander chỉ dừng lại ở đó, bởi vì thực chất cốt truyện của trò chơi kém liền mạch và không thực sự cuốn hút cho lắm. Bù lại, lối kể chuyện của trò chơi lại dựa vào thiết kế hình ảnh nhiều hơn. Thế giới trong game tràn ngập những người máy với cung cách đối thoại ngờ ngệch, họ chả quan tâm lắm nếu chứng kiến một cái đầu lơ lửng… rút đầu của người máy đang đứng đối diện, và chỉ tỏ ra sợ hãi khi nghe thấy tiếng súng. Bạn còn có thể bắt gặp người máy nhảy múa bên dưới tiếng nhạc xập xình, luôn trong trạng thái như vừa sử dụng chất kích thích, hay trả tiền để… cạ thân thể vào thảm để kích thích bộ phận cảm ứng. Những hình ảnh đó có lúc thật hài hước, nhưng cũng thật phiền muộn khi những người máy cất giọng. Đó là một thế giới luôn cố đánh lừa bằng dáng vẻ sang trọng đầy kệch cỡm được trám đầy bằng những kẻ dại khờ, và Headlander đã thành công trong việc vẽ nên một bối cảnh tương lai đầy u ám nhưng vẫn khiến người ta thích thú với ý tưởng của nó.

một thế giới luôn cố đánh lừa bằng dáng vẻ sang trọng đầy kệch cỡm được trám đầy bằng những kẻ dại khờ, và Headlander đã thành công trong việc vẽ nên một bối cảnh tương lai đầy u ám nhưng vẫn khiến người ta thích thú với ý tưởng của nó
Thế mà lại hay, vì cái ý tưởng kỳ dị về thế giới của Headlander lại mang đến một cơ chế đầy thú vị trong chính lối chơi của tựa game. Khái niệm “chồng lấp” này đã từng được Double Fine vận dụng trong tựa game Stacking trước đây của hãng, nhưng trong Headlander, thay vì phải xếp chồng búp bê để giải đố, thì việc… rút đầu và chiếm lấy thân thể robot lại chủ yếu được dùng để vượt qua các cánh cửa sở hữu mức độ bảo mật cao hơn, buộc người chơi phải tham gia vào một trò “săn người” đúng nghĩa.

Việc cho phép người chơi làm chủ các thân thể robot khác nhau (đồng nghĩa với sở hữu động tác, tốc độ di chuyển hay vũ khí khác nhau) tạo nên nhịp độ khá đa dạng trong lối chơi của Headlander. Các robot có biểu thị màu cấp cao hơn có thể mở được những cánh cửa có màu cấp thấp hơn, một số robot sở hữu súng laser “bá đạo” hơn bình thường như bắn ba phát đạn trong một lần bắn, hay có loại có thể bước qua sàn nhà tĩnh điện và sở hữu màn chắn đạn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là mọi thân thể robot đều “bất tử”, ăn đạn quá nhiều và bạn buộc phải bay đi tìm nơi “trú chân” mới. Bạn có thể nấp đằng sau vật chắn và canh đường đi của đạn dội qua lại khắp mọi bề mặt vật thể trong màn chơi, cũng là cơ chế chiến đấu tối quan trọng nhất trong trò chơi.

Headlander - Đánh Giá GameVề cơ bản, lối chơi của Headlander không thay đổi nhiều trong toàn bộ diễn biến của mình, nhưng thay vì thay đổi hẳn phong cách chơi thì trò chơi lại tạo nên những tình huống (hoặc “kịch bản” được sắp đặt trước) khá thú vị và sáng tạo. Kẻ thù càng về sau sẽ hay quơ tay và đập bạn ra khỏi tầm “hút đầu”, súng của đối phương sẽ dội tường nhiều và bay xa hơn. Đổi lại, càng về sau người chơi càng có thể tìm được nhiều nâng cấp mới giúp tăng cột máu, tăng số lần sử dụng bộ đẩy (thrust), khiên chắn đạn, giúp tách đầu robot nhanh hơn… một số nâng cấp trong nhánh kỹ năng cá nhân còn cho phép người chơi cụng đầu và ngay lập tức chiếm chỗ robot trong tích tắc, dùng một con robot “đánh bom liều chết” bằng cách kích hoạt chế độ tự hủy, hay hack một robot khác để nó làm bia đỡ đạn cho bạn. Điều này cũng là con dao hai lưỡi, bởi bạn có nhiều cách để “tàn sát” địch thủ hơn, nhưng cũng khiến bạn “mỏng manh” hơn đặc biệt khi ở trong những căn phòng mà tia laser tỏa sáng khắp màn hình như các tựa game “bullet hell” vậy.

Dĩ nhiên Headlander không chỉ sở hữu mỗi các phân đoạn bắn nhau chí chóe. Những căn phòng ẩn chứa các viên năng lượng và các nâng cấp khác nhau, những đường đi chật hẹp đầy những tia laser chắn đường không khó để nhìn ra trên bản đồ, nhưng đều mang lại dư vị tìm kiếm các ngõ ngách bí mật. Tìm kiếm các robot đúng với mã màu của từng cánh cửa không chỉ đơn thuần là thực hiện các công đoạn được chỉ định sẵn, mà nó còn là một cuộc hành trình nghẹt thở khi người chơi phải bảo toàn cho “thân xác” lành lặn đến đúng cánh cửa mình cần phải “hô biến” cho nó mở ra.

BẠN SẼ GHÉT
Headlander - Đánh Giá GameHeadlander - Đánh Giá Game

KHÍ SẮC NHỆCH NHÒA

Có một điều lạ lùng với Headlander, đó là mặc dù định hình một phong cách chính và vận dụng nó từ đầu đến cuối thời lượng của mình, song trò chơi lại thiếu vắng một thứ gì đó để “thoái thác” cho cuộc hành trình của mình, hay nói một cách khác là tiên đề của trò chơi được vẽ ra chỉ để, như đã nói ở trên, tạo nên những khung cảnh đầy màu sắc của thể loại phiêu lưu viễn tưởng những năm 70-80, nhưng nó không mang lại cái thần thái của thể loại đó.

Nó nói về khái niệm cải lão hoàn đồng? Có thể. Nó chỉ trích lối sống vô tâm của con người thời nay? Có thể. Nó nói về viễn cảnh máy móc thay thế con người sẽ xảy ra trong tương lai gần? Cũng có thể. Tuy vậy, mặc dù đưa ra nhiều câu hỏi như thế, Headlander rốt cuộc khiến người viết phải… gãi đầu vì nó chẳng rút ra được cái ý tưởng mà thế giới trong game được xây dựng để bộc lộ những thông điệp trên. Điều này xảy ra là vì mặc dù sở hữu một tuyến truyện khá nghiêm túc, trò chơi lại trám đầy thời lượng của mình bằng những câu bông đùa hay ho nhưng lặp lại khá nhiều; những nhân vật từ chính diện đến tà ác đều chỉ có một “khuôn mặt” duy nhất, không có nút thắt nút mở, tuyến truyện kém khởi sắc và hầu như không có cực điểm, nhân vật tử nạn cũng chả khiến cho người chơi quan tâm là mấy; khái niệm lưỡng lự về đạo đức của máy móc không được Headlander khai thác triệt để, bởi chúng chỉ được giới hạn qua những lời bình phẩm với nhau của các con robot thông qua một hai câu thoại rồi… hết.

mặc dù đưa ra nhiều câu hỏi như thế, Headlander rốt cuộc khiến người viết phải… gãi đầu vì nó chẳng rút ra được cái ý tưởng mà thế giới trong game được xây dựng để bộc lộ những thông điệp trên
Điều tương tự xảy đến với phong cách đồ họa của Headlander. Nó trông lạ mắt và thú vị, nhưng tất cả những mảng màu sắc rực rỡ, những hoạt động ngoài cảnh nền lại không ảnh hưởng gì mấy đến trải nghiệm của người chơi. Lấy ví dụ trong Hotline Miami, âm hưởng retro cùng phong cách 8-bit tô điểm cho màu đỏ của máu và góp phần đẩy mạnh cảm giác của người chơi bằng tốc độ của sự điên rồ trong lối chơi của mình. Trong Headlander, phong cách retro đó lại mang đến một khí sắc rất nhệch nhòa, nó chỉ hiện hữu ở phần nhìn và âm, nó nổi bật nhưng không thật sự cá tính, và quan trọng nhất, nó không tô điểm cho bất kỳ thông điệp nào mà chính trò chơi muốn gửi đến.
  • OS: Windows 7 (64-bit)
  • Processor: Dual-core 2 GHz
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: GeForce GTX 550 Ti, AMD Radeon HD 7750
  • Storage: 4 GB
GIÁ THAM KHẢO

14.99 USD

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.adultswim.com/games/pc-console/headlander/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://facebook.com/adultswimgames/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/adultswimgames/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/340000/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận