Skip to content

Mary Skelter: Nightmares – Đánh Giá Game

Mary Skelter
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”MARY SKELTER: NIGHTMARES”]Mary Skelter: Nightmares là một tựa game nhập vai được xây dựng trên nền đồ họa 3D ra mắt vào năm 2016 tại Nhật và 2017 trên các hệ máy PlayStation.

Điểm khác biệt ở đây là trò chơi không đi theo góc nhìn từ trên xuống quen thuộc của các dòng nhập vai, mà camera chính ở góc nhìn người thứ nhất, dẫn tùy đoàn đi khám phá các hầm ngục, hang động, lâu đài, v.v..

Thể loại này thực chất không phải mới mẻ gì khi mà Idea Factory, hãng cha đẻ của Mary Skelter: Nightmares, cũng như nhiều hãng game Nhật Bản khác đã cho ra mắt nhiều tựa game tương tự.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà Mary Skelter: Nightmares mất đi điểm hấp dẫn của mình. Trò chơi có một nét cuốn hút kỳ lạ mà bạn có thể tìm hiểu dưới đây.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC GHOSTLIGHT LTD HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Intel I5-2500K
  • RAM: 16 GB
  • VGA : Gigabyte GTX 950
XEM THÊM
[timeline post=”151146, 151155″]
BẠN SẼ THÍCH
MÒ MẪM TRONG HẦM NGỤC
Lối chơi chính của Mary Skelter: Nightmares là dẫn đoàn đi du ngoạn các “hầm ngục”. Cứ mỗi màn, người chơi sẽ lựa chọn các nhân vật đi cùng mình và thỏa sức khám phá các hang cùng ngõ hẻm trong màn chơi. Tất nhiên, mỗi màn chơi có những nét đặc trưng khác nhau nhằm tránh gây nhàm chán, và cũng đương nhiên, mỗi màn đều có những tên “trùm nhỏ, trùm to” để người chơi thử sức.

Nếu chỉ như thế thì Mary Skelter: Nightmares khác gì những trò chơi nhập vai cùng thể loại? Sự khác biệt nằm ở chỗ trò chơi đặt nặng khám phá, tinh giản những yếu tố nhập vai truyền thống khác như điểm kỹ năng, trang bị… nhằm hướng người chơi vào việc dẫn đồng đội đi thử thách các màn chơi trong game.

Để tạo nên sự gây cấn cho lối chơi, quái vật trong game không hiện hữu ngay trước mặt người chơi mà được sắp xếp theo những cuộc đụng độ bất kỳ. Mỗi ô “gạch” trong màn chơi có khả năng là một trận chiến “long trời lở đất” giữa các nhân vật trong game, hay là một màn giao dịch với ông chủ hàng bí ẩn.Bên cạnh việc đụng độ với quái vật, người chơi còn phải tham gia những màn giải đố đơn giản được đề ra trong game. Phần thưởng cho những màn giải đố hay những trận chiến là các món trang bị cho nhân vật. Cứ như thế, trò chơi khuyến khích người chơi mò mẫm trong các hầm ngục, càng đánh nhiều thì càng được nhiều đồ, nhiều điểm kinh nghiệm để học kỹ năng.

Điểm hay của game là ở mỗi lần đi khám phá thì là những cuộc đụng độ khác nhau với những món đồ khác nhau. Không có một lần nào giống lần nào, giúp góp phần tạo nên điểm lý thú nơi game thủ.

Tất nhiên, nếu chỉ như thế thì Mary Skelter: Nightmares không đáng để bạn… chơi. Bên cạnh mô típ thám hiểm gay cấn và có yếu tố gây nghiện thì còn có một cơ chế khác nữa giúp hoàn thiện trải nghiệm khám phá, đó là những con trùm Nightmare bất tử đi vòng vòng màn chơi. Khi gặp những con trùm này, người chơi chỉ có hai lựa chọn, một là chạy trốn, hai là đánh nó “bất tỉnh” trong một thời gian ngắn rồi… chạy xa khỏi nó.

Mỗi lần những con trùm này xuất hiện là trò chơi mở ra cho người chơi cơ hội tìm được đồ xịn – nếu như đánh ngã được nó và chạy trốn, hay nạp lại game – nếu như bị nó tóm và đập…. bất tỉnh.

Cơ chế này theo người viết là một cơ chế đáng giá ở Mary Skelter: Nightmares khiến cho mạch game đa dạng, hơn là chỉ đơn thuần đi vòng quanh màn chơi tìm kiếm trang bị, kinh nghiệm.

Bên cạnh mô típ thám hiểm gay cấn và có yếu tố gây nghiện thì còn có một cơ chế khác nữa giúp hoàn thiện trải nghiệm khám phá, đó là những con trùm Nightmare bất tử đi vòng vòng màn chơi
GIAO TIẾP XÃ HỘI – QUẢN LÝ ĐỒNG ĐỘI
Ngoài khám phá các màn chơi vốn là điểm chính mà game đặt nặng vào, cơ chế “ngoại giao” với các nhân vật và đồng đội là nơi mà người chơi có thể thỏa sức tìm hiểu cốt truyện của game, khám phá ra những bí ẩn đằng sau những con quái vật hay màn chơi, những nỗi niềm của các nhân vật chính lẫn phụ trong trò chơi.

Ở đây, Mary Skelter: Nightmares trở thành một tựa game Visual Novel đúng nghĩa, người chơi điều khiển nhân vật chính khám phá các khu vực trong căn cứ, nói chuyện với đồng đội và kết thân với họ. Mỗi lần kết thân ở một mức nào đó thì đồng đội sẽ mạnh hơn một chút, hay mở ra một đoạn kết đẹp trong game. Việc giao tiếp giữa các nhân vật cũng tạo ra một nét thi vị cho trò chơi, một điểm khiến cho người chơi giải stress sau những màn khám phá “khó chịu”.

Bên cạnh mô típ thám hiểm gay cấn và có yếu tố gây nghiện thì còn có một cơ chế khác nữa giúp hoàn thiện trải nghiệm khám phá, đó là những con trùm Nightmare bất tử đi vòng vòng màn chơi
Ngoài ra, việc quản lý đồng đội không những bao gồm việc coi sóc trang bị của họ, các điểm kỹ năng, kinh nghiệm mà còn quan tâm đến mức độ “tha hóa” của đồng đội. Khi đồng đội có mức độ tha hóa càng nhiều thì trong trận đánh họ sẽ rơi vào trạng thái “Blood Skelter”, một trạng thái hóa điên, người chơi không thể điều khiển nhân vật đó được và nhân vật sẽ đánh bất kỳ bất kể đó là địch hay ta. Tất nhiên trong trạng thái này, nhân vật có chỉ số cao hơn, đánh mạnh hơn. Họ chỉ trở lại bình thường khi nhân vật chính “cho máu” mình cho họ, khiến cho nhân vật chính có thể mất đi một mạng trong màn chơi.

Việc quản lý tỉ lệ tha hóa này tạo nên chiều sâu trong lối chơi vốn còn đơn giản của Mary Skelter: Nightmares. An toàn nhất là người chơi cố gắng không để cho nhân vật nào rơi vào trang thái “Blood Skelter” nhưng đôi khi ta lọt vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan và việc nhân vật “hóa điên” như thế này lại giúp đem lại chiến thắng trong một trận đấu trùm khó nhằn.

BẠN SẼ GHÉT
Mary Skelter: Nightmares
LẶP ĐI LẶP LẠI
Điểm hay chung của những tựa game nhập vai như Mary Skelter: Nightmares là nó kích thích người chơi chơi đi chơi lại game để tìm ra những món đồ tốt nhất, cũng như tăng điểm kinh nghiệm cho nhân vật. Tuy nhiên, điểm dở của game, cũng như của thể loại này, chính là việc nó có quá nhiều yếu tố lặp đi lặp lại quá nhiều.

Các màn chơi dù khác nhau những vẫn có chung một mô típ là những cái bẫy quen thuộc, những hướng giải quyết mà người chơi đã “kinh” qua trước đó. Game càng cuốn người chơi, nhưng với một mô típ lặp đi lặp lại như thế khiến cho những điểm hay của game vô tình khiến người chơi càng tránh xa game ra, nhất là khi đã chơi trong một thời gian đáng kể.

Các màn chơi dù khác nhau những vẫn có chung một mô típ là những cái bẫy quen thuộc, những hướng giải quyết mà người chơi đã “kinh” qua trước đó
Sự lặp đi lặp lại này cũng tồn tại trong các lớp nhân vật khi phần lớn chúng lẫn nghề nghiệp khá giống nhau ở bộ kỹ năng đi kèm. Đơn cử như lớp Marshal có kỹ năng “bá đạo” Amber Red thì lớp nhân vật Speed Gunner cũng có kỹ năng đó với tính năng tương tự. Sự khác biệt giữa các lớp nhân vật này tập trung ở điểm thuộc tính mà nó đem lại cho nhân vật, ví dụ như Destroyer có sức tấn công mạnh nhưng phòng thủ yếu, Paladin thì có sức tấn công vừa phải, giáp cao nhưng lại đi chậm chạp…

Đối với người viết, những sự khác biệt này rất khó để cảm nhận, nhất là khi nó được game giấu trong các danh sách thông tin dài dằng dặc, cũng như việc khi bạn chọn một lớp nhân vật nào đó, game cũng không cho phép bạn xem chỉ số của nó có những gì, khác nhau ra sao. Những điểm này khiến cho Mary Skelter: Nightmares trở thành một tựa game bình thường với những tính năng, đặc biệt là thông tin, sơ sài.

  • Hệ điều hành: Windows 7
  • CPU: Intel Core i5
  • RAM: 1 GB RAM
  • GPU: GeForce GT 600 series / Radeon HD 7000 series / Intel HD 4000 series
  • DirectX: Version 9.0c
  • HDD: 6 GB
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
7.0

Mary Skelter: Nightmares là một trò chơi hay nhưng chưa đử tầm để lên mức xuất sắc. Game có lối chơi đơn giản nhưng cuốn hút, lôi kéo người chơi khám phá những hầm ngục đầy những thử thách bí ẩn. Nét vẽ cũng như thiết kế các nhân vật cũng dễ thương, dễ nhìn nếu không nói là đẹp.



Điểm trừ lớn nhất của trò chơi nằm ở lối chơi lặp đi lặp lại quá nhiều, cùng với các lớp nhân vật có kỹ năng kém đa dạng, hình ảnh 3D không có gì đặc sắc.