Skip to content

MIND: Path to Thalamus – Đánh Giá Game

mind-path-to-thalamus-danh-gia-game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VIETGAME.ASIA HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]W[/dropcap]alking simulator – mô phỏng… đi bộ, là cách nói “mỉa mai” được tự động gán ghép cho rất nhiều tựa game phiêu lưu giải đố góc nhìn thứ nhất.

Chúng phân nhánh như thế này: một bên là những tựa game độc đáo, sở hữu “tính cách” rất riêng, rất “dị” và luôn để lại một ấn tượng sâu sắc dành cho người chơi.

HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • Sản xuất: Carlos Coronado, Dani Navarro, Luka Nieto
  • Phát hành: Carlos Coronado
  • Thể loại: Phiêu lưu
  • Ngày ra mắt: 05/08/2014
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 12.99 USD
  • OS: Windows 7
  • Processor: Intel Core i5-3570K 3.4Ghz
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: GeForce GTX 660
  • DirectX: 9.0c
  • Hard Drive: 2 GB
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

Bên còn lại là những tựa game mà người viết xin gọi bằng cụm từ “tự phụ” – pretentious, dùng để ám chỉ các tác phẩm luôn “khoe khoang” sự hào nhoáng và cái ý tưởng “sâu thiệt là xa” của mình, nhưng thực chất bên trong lại “rỗng ruột” và vô vị. Thậm chí một số còn không được nhiều người công nhận là một trò chơi.

Nếu như ở nhóm thứ nhất, hoàn toàn có thể dễ dàng nghĩ đến những cái tên thuộc dạng “không chơi… phí đời game thủ” như The Stanley Parable, The Vanishing of Ethan Carter hay The Talos Principle, thì ở nhóm thứ hai, bạn có thể gặp nhan nhản trên Steam với nhãn “walking simulator” như Anna, The Lost Valley, Drizzlepath

MIND: Path of Thalamus là một tựa game độc đáo giữa muôn vàn tựa game kể trên. Một mặt, sự khéo léo một cách kỳ lạ trong lối thiết kế toàn bộ tựa game sẽ gây ấn tượng cho bất kỳ ai, nhưng mặt khác, trò chơi lại mắc phải khuyết điểm “tự phụ” của thể loại game giải đố góc nhìn thứ nhất.

Vậy liệu MIND: Path of Thalamus có xứng đáng để bạn đọc thưởng thức hay không? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu.

BẠN SẼ THÍCH
mind-path-to-thalamus-danh-gia-game-03.jpg

Thalamus – thiên đường của cái đẹp và nỗi sợ hãi

Câu chuyện của MIND: Path to Thalamus xoay quanh một người đàn ông chìm sau trong cơn hôn mê, sau khi anh ta đánh mất đứa con gái của mình trong một cơn bão quái ác. Trong lúc nằm liệt giường, người đàn ông lạc vào “thế giới” nằm trong đầu của chính mình, và đó chính là con đường dẫn đến Thalamus – nơi sẽ trả lời cho những câu hỏi và sự dằn vặt của anh.

Có lẽ, lý do mà nhân vật chính trong MIND: Path to Thalamus mất nhiều thời gian để tỉnh dậy là bởi vì cái sự đẹp đẽ đến mức… khó tin của Thalamus, khiến cho bất kỳ ai cũng không hề muốn rời khỏi nơi đây. Từ những thảm rừng già pha lẫn với màu đỏ của lá mùa thu khi thời gian bắt đầu ngưng đọng, đại dương vô tận bị đóng băng và bao phủ trong một màu đen bí ẩn, hay chỉ đơn giản là những cánh đồng bát ngát cũng đủ khiến cho bất kỳ ai cũng phải choáng ngợp.mind-path-to-thalamus-danh-gia-game-04.jpgmind-path-to-thalamus-danh-gia-game-05.jpgThật vậy, người viết không thể nào đếm xuể số lần MIND: Path to Thalamus khiến mình phải “há hốc mồm” bằng cái cách mà tựa game “khoe” vẻ đẹp của mình. Cảm giác bất ngờ khi chiêm ngưỡng những tảng đá “bự chảng”, bay chơi vơi xung quanh cánh đồng xa tít tắp chỉ mới được hé lộ sau khi phá bỏ màn sương mù dày đặc, hay những vách đá cheo leo “hiện nguyên hình” sau khi màn đêm bị xóa bỏ, thật không có cụm từ nào có thể diễn tả được.

Thế nhưng, MIND: Path to Thalamus đâu chỉ làm người chơi choáng ngợp bởi cái đẹp về mặt thị giác của nó? Tựa game “ăn tiền” ở cái không khí luân chuyển rất tốt giữa cái đẹp đáng được chiêm ngưỡng, và sự… đáng sợ hình thành từ những thứ lởn vởn trong đầu của một người đang trải qua một cơn hôn mê.

Dĩ nhiên, bản chất của MIND: Path to Thalamus không phải là một tựa game kinh dị, nhưng trò chơi cũng không ít lần khiến người viết “giật bắn” mình bởi sự bí ấn diễn ra qua từng bước chân.Đó là khi đang mò mẫm trong một đường hầm, bỗng dưng một “thứ” không rõ hình thù, bao quanh bởi những tia chớp màu đỏ hiện ngay trước mặt mình và… bắt đầu rượt, khiến người viết vừa phải chạy không dám quay đầu lại nhìn, vừa sợ: “Nó từ cái xó nào chui ra thế?”, hay như một lần khác khi đang lần theo đường đi của một con suối, bỗng dưng bóng dáng của… một người đàn ông màu đỏ hiện ra ngay trước mắt mình.

Nếu như phải lấy ra một điều mà MIND: Path to Thalamus làm tốt hơn đa số các tựa game cùng thể loại, thì hẳn đó chính là cách kể chuyện bằng những khung cảnh tuyệt vời của tựa game, cùng với sự bất ngờ đáng ngạc nhiên mà ít ai có thể lường trước được.

Có lẽ, lý do mà nhân vật chính trong MIND: Path to Thalamus mất nhiều thời gian để tỉnh dậy là bởi vì cái sự đẹp đẽ đến mức… khó tin của Thalamus
mind-path-to-thalamus-danh-gia-game-06.jpg

Thiết kế sáng tạo, khéo léo

Cũng giống như những khung cảnh tuyệt diệu, lối chơi của MIND: Path to Thalamus xoay quanh những suy nghĩ của nhân vật chính trong lúc chìm sâu trong cơn hôn mê. Những câu đố luôn xuất hiện, đòi hỏi người chơi cần tìm ra lời giải chính xác và mở đường đến những khu vực tiếp theo. Nhưng đáng chú ý ở chỗ, MIND: Path to Thalamus không bao giờ giải thích cặn kẽ những cơ chế trong game.

Có thể điều này sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng thực chất, đây cũng chỉ là biến thể của phương thức thiết kế câu đố buộc người chơi phải tự thân vận động, mà nhiều tựa game phiêu lưu nhấn trỏ chuột đã từng áp dụng. Các câu đố trong MIND: Path to Thalamus không hề khó, thế nên việc thiếu vắng trợ giúp trong game hoàn toàn có thể hiểu được.mind-path-to-thalamus-danh-gia-game-01.jpg

Cũng giống như những khung cảnh tuyệt diệu, lối chơi của MIND: Path to Thalamus xoay quanh những suy nghĩ của nhân vật chính trong lúc chìm sâu trong cơn hôn mê
Các câu đố trong MIND: Path to Thalamus xoay quanh bốn yếu tố: thời tiết, ngày đêm, thời gian và sương mù. Qua đó, cả bốn yếu tố này góp phần tạo nên một số “nút thắt” khá đặc sắc và thú vị trong lối chơi. Ví dụ như vào ban đêm, các cánh cổng dịch chuyển sẽ được kích hoạt, trời mưa khiến cho các cây cầu gỗ nâng lên và nối tiếp đường đi, những bánh răng biểu hiện thời gian sẽ tạo nên đường đi trên cao…

Kể cả sau khi học được nguyên lý hoạt động của bốn nguyên tố trên, người chơi vẫn sẽ phải tốn kha khá thời gian để lần mò và tìm ra cách giải quyết. Và cứ sau mỗi lần tìm ra lời giải, là người viết lại thêm một lần thán phục cái sự khéo léo của phương thức thiết kế các câu đố trong MIND: Path to Thalamus.

BẠN SẼ GHÉT

Sự lạc lối không đáng có…

mind-path-to-thalamus-danh-gia-game-02.jpgNhư đã nói ở phần đầu, MIND: Path to Thalamus mắc phải căn bệnh “cố hữu” của rất nhiều tựa game phiêu lưu giải đố góc nhìn người thứ nhất, đó chính là sự “tự phụ”, và không khó để nhìn thấy điều đó chỉ trong vòng vài phút đầu tiên của tựa game.

Trong toàn bộ quá trình chơi, người chơi sẽ phải nghe người đàn ông tự vấn mình về những điều đã xảy ra, ví dụ như “có phải chính tôi đã giết chết con gái mình không?” hay “có phải Thalamus là lời thú tội của tôi không?”. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, chúng ta không hề cảm thấu được tâm can của anh ta, đơn giản vì MIND: Path to Thalamus ném người chơi ngay vào cảnh tượng người đàn ông đang đối mặt với cơn bão khi vừa bước chân vào game. Chúng ta không hề biết rằng anh ta là ai, con gái anh ta là ai, họ thân thiết với nhau đến mức nào, tính cách của họ ra sao… vậy tại sao chúng ta phải quan tâm tới họ?

MIND: Path to Thalamus mắc phải căn bệnh “cố hữu” của rất nhiều tựa game phiêu lưu giải đố góc nhìn người thứ nhất, đó chính là sự “tự phụ”
Người chơi bắt đầu tham gia vào cuộc hành trình với câu hỏi “tại sao chúng ta lại ở đây?”, trong lúc nhân vật chính tiếp tục lảm nhảm ca thán về cái sự “sai lầm” mà anh ta mắc phải khi đánh mất đứa con gái của mình. Từng câu nói của anh ta tạo cảm giác rằng người viết kịch bản cũng đang “lạc lối” trước câu chuyện của MIND: Path to Thalamus, nhưng vẫn muốn trò chơi trở nên “sâu xa” nhất có thể.

Và thế là chúng ta có những lời thoại kỳ quặc cùng với giọng lồng tiếng dở tệ, những hình ảnh mang tính biểu tượng trông thật “thông thái”, nhưng thực chất chúng lại trống rỗng và vô vị. Đến đây, người viết lại càng cảm thấy căm ghét cái sự “mục ruỗng” của trò chơi. Đây không phải là BioShock Infinite, đây không phải là The Talos Principle. Thông điệp mà MIND: Path to Thalamus truyền tải sẽ không thể làm cho bất kỳ ai cảm động, toàn bộ câu chuyện của trò chơi là một mớ bòng bong vô nghĩa, và những khung cảnh tuyệt đẹp chỉ góp phần khiến cho tựa game “đánh lừa” người chơi bằng cái sự “sâu xa” giả tạo của nó.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://mindpathtothalamus.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/mindvideogame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/mindvideogame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/296070/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận