Skip to content

Pavilion – Đánh Giá Game

Pavilion - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VISIONTRICK MEDIA HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Trước khi đến với bài đánh giá hôm nay, người viết xin đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Bạn có phải là người thích đọc sách hay không?”. Câu hỏi dường như hơi “lạc đề” khi đây là bài đánh giá về một trò chơi điện tử. Tuy nhiên, không ít người biết rằng giữa game và sách (mà cụ thể là tiểu thuyết) luôn có một mối liên kết mật thiết với nhau như game và phim. Kể ra cũng không ít tựa game lấy cảm hứng hoặc chuyển thể từ những bộ tiểu thuyết ăn khách để rồi thành những cú hích lớn trong làng game như dòng game The Witcher, dòng game Metro

Tuy nhiên, đó đều là những tựa game được lấy cảm hứng hoặc chuyển thể từ truyện/tiểu thuyết, vậy có chăng một tựa game nào đi ngược lại lẽ đó, game thủ chơi game để rồi có cảm giác như mình tự “sáng tác” lấy một cuốn sách? Với một nhà phát triển độc lập mới như Visiontrick Media thì ý tưởng độc đáo này chính là chìa khóa để hãng mở cánh cửa bước vào làng game bằng tác phẩm mang tên Pavilion.

Vậy Pavilion và những cuốn sách có liên quan như thế nào? Cảm hứng sáng tác nên Pavilion của Visiontrick Media mang đến cho game thủ một trải nghiệm mới hay chỉ dừng lại ở một tựa game giải đố dạng trỏ-nhấn quen thuộc (và có phần chán ngắt)? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu tựa game này bằng bài đánh giá sau đây nhé!

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • OS: Windows 10 64-bit
  • CPU: Intel Core i5-2500K
  • RAM: 16 GB DDR3
  • VGA : NVIDIA GTX 970
  • HDD: WD Blue 1TB

RazerLogo

BẠN SẼ THÍCH

GAME GIẢI ĐỐ “GÓC NHÌN THỨ 4”

Không phải vô tình mà Visiontrick Media gọi Pavilion là “the fourth-person puzzling adventure game” (tạm dịch: “game phiêu lưu giải đố góc nhìn người thứ 4”), nhưng từ trước đến nay bạn đã từng nghe một khái niệm nào về “góc nhìn thứ 4” hay chưa? Các tựa góc nhìn người thứ nhất, góc nhìn người thứ 3 đã quá quen thuộc, người chơi được hóa thân vào nhân vật chính để khám phá game, còn góc nhìn người thứ 4 của Pavilion có phải là một… chiều không gian nào khác? – Cách hiểu đó cũng không sai, tuy nhiên vẫn chưa hẳn đúng theo cách mà Visiontrick Media muốn thể hiện trong Pavilion.

Cụ thể hơn, góc nhìn thứ 4 của Pavilion có thể được xem là một chiều không gian thứ 4, với góc nhìn của một “tác giả”, hoặc “người chơi” ở dạng bị động, tức người chơi không phải là nhân vật chính của game, và game cũng không hề cho bạn quyền khám phá game theo cách cách “phiêu lưu” thông thường. Pavilion đưa người chơi vào vai một nhân vật… chẳng biết là ai, dẫn dắt một nhân vật chính cũng vô danh lặn lội vượt qua những câu đố khó khăn ở một vùng đất như bước ra từ sâu trong trí tưởng tượng của anh ta, để đuổi theo một hình bóng cực kỳ mơ hồ về một cô gái cũng… vô danh nốt.

Người chơi như một nhân vật kể chuyện, đúng hơn là người chỉ ra những cái gợi ý để nhân vật chính tự tìm đường vượt qua được các thử thách đó. Cái hay của Pavilion nằm ở chỗ người chơi bị phụ thuộc vào cách nhân vật chính di chuyển, qua đó “đưa tay” giúp đỡ anh. Có đôi khi, bản thân người chơi cũng đang cảm giác rằng mình chính là nhân vật chính và đang “vạch đường” cho chính mình trong một thế giới đầy bí ẩn.

người chơi không phải là nhân vật chính của game, và game cũng không hề cho bạn quyền khám phá game theo cách cách “phiêu lưu” thông thường
Bằng cách đó, mỗi lần người chơi giúp đỡ nhân vật chính vượt qua những thử thách nó “na ná” như việc người chơi đang viết nên câu chuyện của mình, bằng sự “dẫn dắt” của nhân vật chính. Các màn chơi trong Pavilion không dài, đa số chỉ được gọi là một hoạt cảnh (scene) nhỏ, chứa một hoặc hai câu đố. Càng về sau, các câu đố có độ phức tạp tăng dần, đòi hỏi người chơi phải nhanh tay hơn để lèo lái nhân vật chính đi đúng đường. Cốt truyện của game dù khá mơ hồ, không một câu từ giải thích, không một lời thoại giữa các nhân vật khi kết hợp với lối chơi giải đố “góc nhìn thứ 4” này mang lại một trải nghiệm khá mới mẻ và độc đáo hơn phong cách trỏ-nhấn (chán phèo) truyền thống.

Trong một cái nhìn tổng quát hơn, “góc nhìn thứ 4” của Pavilion không làm người chơi thực sự bị động, mà chỉ là không trực tiếp kiểm soát được nhân vật chính, và “thả” cho trí tưởng tượng của game thủ tự do viết nên những nút thắt cho Pavilion. Cách Visiontrick Media gọi Pavilion bằng thuật ngữ “góc nhìn thứ 4” như một phép chơi chữ độc đáo, bởi chẳng có định nghĩa nào về thuật ngữ này trong khi Pavilion lại cho người chơi thoát khỏi vị trí của “người chơi” và trở thành “tác giả” của game bởi những sắp đặt trong màn chơi (sẽ đề cập ở dưới).Pavilion - Đánh Giá Game

Pavilion - Đánh Giá Game

Pavilion - Đánh Giá Game

HÌNH, ÂM ĐƯA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG BAY XA

Pavilion là một tựa game phiêu lưu giải đố khó hiểu, nó khó hiểu ngay cả ở định nghĩa “góc nhìn thứ 4”, ở một lối chơi bị động nhưng chủ động… và nhất là nó cho có khả năng khiến người chơi “động não” không chỉ để giải các câu đố mà là để kiểm soát các ý tứ do họ tự “viết” ra. Người viết nói rằng Pavilion là một tựa game khiến game thủ có cảm giác như mình là một biên kịch gia với “ngòi bút” chính là lối chơi góc nhìn thứ 4, còn cú pháp để xây dựng nên câu chuyện đó chính là nhân vật chính và hình-âm.

Hình-âm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Pavilion, bởi cả hai như chất xúc tác đẩy trí tưởng tượng của game thủ phát triển. Pavilion lấy bối cảnh về một thế giới siêu thực trong một chiều không gian kỳ quặc, nơi đó có liên kết chặt chẽ với thế giới hiện thực và cũng là cầu nối của nhiều khu vực đầy huyễn mộng khác. Tất cả các màn chơi của Pavilion như những hình ảnh thoáng qua trong giấc mơ, vừa có tính thực tế, vừa vô lí, và chúng liên kết với nhau bằng nhiều con đường khác nhau.

Cách chúng được sắp đặt cũng mang tính nghệ thuật cao, dường như có rất nhiều ẩn ý chứa trong cách sắp đặt đó, từ màu sắc, ánh sáng, tạo hình và những đoạn phim cắt cảnh “ảo lòi”. Cách sắp xếp này góp phần khiến các mảnh ghép người chơi có được chồng chéo lên nhau, như cách dẫn truyện của Dan Brown: Những gợi ý mở ra liên tục, chúng đan xen với nhau nhưng cái kết nhận được lại ở một trật tự khác.

Người viết nói rằng Pavilion là một tựa game khiến game thủ có cảm giác như mình là một biên kịch gia với “ngòi bút” chính là lối chơi góc nhìn thứ 4, còn cú pháp để xây dựng nên câu chuyện đó chính là nhân vật chính và hình-âm.
Về tính thẫm mỹ, phần hình-âm của Pavilion có thể nói là đạt đến trình độ khá cao, tuy nhiên chắc chắn sẽ kén người chơi bởi cái gu đầy ma mị của mình. Các màn chơi của Pavilion được vẽ cực kỳ chi tiết và đẹp mắt, lột tả được tính chất mơ hồ của câu chuyện, sự ảo mộng của thế giới đó và cả sự lạc lối mà nhân vật chính đang mắc phải khi đuổi theo một hình bóng mập mờ. Âm thanh như lá bài trùng với hình ảnh, những giai điệu trong Pavilion như đẩy người chơi vào ảo giác, mang âm hưởng của một thế giới nặng chất “kịch” bằng các nhạc cụ truyền thống. Thể loại âm nhạc của game không thiên về tạo ra giai điệu bùi tai mà thiên về tạo dựng không gian cho bối cảnh, đó như một phép cộng khi kết hợp với nền đồ họa của game. Cũng phải thôi, bởi nhà biên soạn nhạc cho Pavilion chính là Tony Gerber, một nhạc sĩ đi đầu cho thể loại “space music” đương đại.

Tuy nhiên, màn kết hợp giữa âm-hình cực kỳ ăn ý này lại tạo nên một rào cản nhỏ khiến Pavilion kén người chơi. Cũng nhờ nền đồ họa và âm thanh lạ mà độc này, game đã “đút túi” được không ít giải thưởng về nghe-nhìn ở các “sân chơi” lớn. Visiontrick Media cũng “khoe” triệt để loạt giải thưởng này ngay trên trang Steam của Pavilion.

BẠN SẼ GHÉT
Pavilion - Đánh Giá Game

KÉN NGƯỜI CHƠI

Công bằng thì đây không phải là một điểm trừ của Pavilion, cách chơi của game độc lạ, đồ họa ấn tượng và đẹp mắt, kết hợp cùng mảng âm nhạc lôi cuốn đầy ma mị… nhưng chính những thứ rất riêng này sẽ là một rào cản đưa Pavilion đến với nhiều game thủ như các tựa giải đố khác.

Nhịp game rất chậm, và để trải nghiệm Pavilion cần có thời gian nghiền ngẫm tương đối lâu dù số lượng màn chơi của game khá ít. Tốc độ rất chậm của game kèm thêm mảng âm nhạc huyễn mộng như đang “ru ngủ” rất dễ khiến những người chơi mới khó làm quen, dễ từ bỏ hoặc chọn cách hoàn thành game thật nhanh thay vì thưởng thức đúng với nhịp độ game. Chưa kể, để có thể sắp đặt các ý tứ do bản thân game thủ đặt ra cần phải chơi lại một vài màn chơi chứ không đơn thuần chỉ là tiến tới. Mặt khác, một số màn chơi khác có một số ngóc ngách phụ càng khiến người chơi phải quay trở lại khám phá.

Với những đặc điểm đó, Pavilion dường như chỉ phù hợp với những game thủ chuyên trị thể loại phiêu lưu giải đố hoặc thích đọc sách, thích nghiền ngẫm giá trị ẩn mà nhà phát triển gửi gắm.

Tốc độ rất chậm của game kèm thêm mảng âm nhạc huyễn mộng như đang “ru ngủ” rất dễ khiến những người chơi mới khó làm quen
  • OS: Windows 7 trở lên
  • CPU: 2.0GHz trở lên
  • RAM: 2 GB
  • HDD: 2,5 GB
  • GPU: Không yêu cầu
  • DirectX: 9.0c
GIÁ THAM KHẢO

9.99 USD

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.visiontrick.com/blog/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/visiontrick”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/thevisiontrick”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/417150/?snr=1_5_1100__1100″][/su_icon_panel]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^

Thảo luận