Skip to content

Randal’s Monday – Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DAEDALIC ENTERTAINMENT HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC [dropcap style=”style1″]H[/dropcap]oài niệm – “nostalgia”, không còn là một khái niệm quá mới mẻ trong cộng đồng game thủ nói riêng và những người đam mê các loại hình giải trí nói chung. Cho dù có là một game thủ “cứng cựa”, suốt ngày lẩm bẩm “Tao già rồi!” nhưng vẫn cầm chuột “đứng top” từng trận đấu, hay là một game thủ “nhí” mới được động tay vào một bộ PC thứ thiệt, hẳn điều mà không ai có thể quên được chính là những hoài niệm về những trò chơi đã gây dựng nên một thời thơ ấu đầy “chông gai” của mình.

1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm… thời gian cứ thế mà trôi qua, các “già làng” lại nhường chỗ cho lớp trẻ –  thế hệ có cơ hội hưởng thụ thành phẩm đến từ những công nghệ hiện đại nhất. Game càng ngày càng tiến hóa, nhưng người chơi game thì chỉ thay thế từ lớp già sang lớp trẻ. Lớp trẻ còn đang bận dụi hai con mắt trước cái hình ảnh 3D đẹp “như thật”, thì lớp già hoặc đã từ bỏ cuộc chơi, hoặc tiếp tục niềm đam mê với game nhưng ắt hẳn ngọn “lửa” cũng đã tàn đi ít nhiều, hoặc đang chống gậy và nhớ lại thời “hổ báo” của mình.

Hãng game độc lập Nexus Game Studios không hề mong muốn hướng tới bất kỳ mục đích “cao cả” nào đối với tựa game phiêu lưu đầu tay, mang tên Randal’s Monday, mà chỉ đơn thuần khơi gợi lại những hoài niệm về thời oanh liệt của các “già làng” về những tựa game, bộ phim mà chúng ta từng một thời yêu quý hết mực, nấp dưới bóng của thể loại game phiêu lưu nhấn trỏ chuột truyền thống.

Trong bài trải nghiệm trước, Randal’s Monday được Vietgame.asia đánh giá khá cao bởi tính chất vừa “bựa” vừa “nostalgia”. Trong phiên bản chính thức này, Randal’s Monday sẽ thể hiện ra sao?Sản xuất: Nexus Game Studios

Phát hành: Daedalic Entertainment

Thể loại: Phiêu lưu

Ngày ra mắt: 12/10/2014

Hệ máy: PC

Giá tham khảo: 24.99 USD

  • OS: Windows Vista SP2/Windows 7 SP1/Windows 8 (32/64 bit)
  • Processor: 2.4 GHz Quad Core CPU
  • Memory: 4GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce GTX 275, ATI Radeon 4
  • DirectX®: 9.0c
  • Hard Drive: 8.5GB
  • Sound: Tương thích DirectX
HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • Graphics: N/A
  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin
[space space_height=”40″]
BẠN SẼ THÍCH
review_off-randalsmonday-07review_off-randalsmonday-09

Đề tài “vòng lặp thời gian” kinh điển!

Câu chuyện của Randal’s Monday xoay quanh Randal Hicks, một gã lập dị, “anti-social” (người có cái nhìn tiêu cực về xã hội), có thói ăn cắp vặt và là một tên bạn tồi tệ nhất mà bất cứ ai có thể gặp phải.

Trong một buổi tối Chủ nhật “cụng ly hết mình”, Randal vô tình nhặt được chiếc nhẫn đính hôn của anh bạn Matt và tiện tay… bỏ túi luôn. Ngày hôm sau, Randal nhận được hung tin rằng Matt đã tự tử, còn chính Randal thì bị dính lời nguyền của chiếc nhẫn là… mắc kẹt trong vòng lặp thời gian, khiến cho ngày thứ hai đó lặp lại liên tục.

Điều khiến cho cốt truyện của Randal’s Monday trở nên “hay ho” là lối dẫn chuyện ngẫu hứng và không kém phần “điên rồ”. Hãy tưởng tượng chất hài hước “kỳ dị” của Kevin Smith trong bộ phim Clerks kết hợp với Groundhog Day, thì sản phẩm cuối cùng chính là Randal’s Monday.

Trò chơi “tràn ngập” trong lối hài hước đậm chất văn hóa “geek” và được biến tấu một cách thú vị!

Điều khiến cho cốt truyện của Randal’s Monday trở nên “hay ho” là lối dẫn chuyện ngẫu hứng và không kém phần “điên rồ”
Thế giới mà Randal Hicks sinh sống là nơi thật “dị” như chính anh chàng, với đủ thứ hầm bà lằng: “Trek Wars” – loạt phim khoa học viễn tưởng có sức ảnh hưởng lớn nhất, cùng với chiếc chiến hạm Milenium Enterprise trở thành “biểu tượng” của loạt phim này; nhân vật Super Hot Chick rõ ràng không phải là một phiên bản “nhái” của Wonder Woman, hay việc Captain Red sở hữu siêu năng lực bằng cách ngã vào bồn acid cũng rất “mới mẻ” (theo lời của nhân vật Charlie)…

Tờ giấy được viết bởi Matt (trước khi tự tử) sẽ chẳng có gì bất thường nếu như anh ta không thuật lại… đoạn kinh thánh Ezekiel 25:17 bất hủ, giống như nhân vật Jules Winfield đã từng làm trong bộ phim Pulp Fiction.Randal’s Monday sở hữu rất nhiều chi tiết liên quan đến nền văn hóa đại chúng vào những năm 80 và 90, và người chơi sẽ dễ dàng bắt gặp chúng và bật cười mỗi khi chúng xuất hiện.

Đó là cách mà Nexus Game Studios đưa sự hoài niệm vào trong Randal’s Monday, khiến cho người chơi cảm thấy quen thuộc và mỉm cười khi những ký ức tốt đẹp ùa về…

review_off-randalsmonday-12review_off-randalsmonday-10

 

 

 

 

 

 

 

 

review_off-randalsmonday-01

Lồng tiếng cực đỉnh!

Không có quá nhiều điều để nói về phần đồ họa của Randal’s Monday, vẫn là phong cách vẽ tay truyền thống của thể loại phiêu lưu nhấn – trỏ chuột (point-n-click) với nét hoạt họa tương tự với các loạt phim hoạt hình như Futurama hay Family Guy.

Điểm đặc sắc nhất của mảng nghe-nhìn trong Randal’s Monday chính là phần lồng tiếng nhân vật.Jeff Anderson (từng được biết đến qua nhân vật cũng mang tên… Randal trong bộ phim Clerks) tạo nên một màn trình diễn đầy sức thuyết phục với chất giọng “tỉnh như ruồi”, dễ khiến người chơi muốn… đấm vào mặt Randal!

review_off-randalsmonday-11

Các nhân vật phụ cũng hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc, từ lão địa chủ với giọng điệu dễ liên tưởng đến những gã… mafia lớn tuổi, hay anh chàng Jay (Jason Mewes lặp lại vai diễn trong Clerks) có khả năng “nói nhanh như đọc rap” và “chửi thề như máy”… 

Điểm đặc sắc nhất của mảng nghe-nhìn trong Randal’s Monday chính là phần lồng tiếng nhân vật

BẠN SẼ GHÉT

Quá nhiều vấn đề trong lối chơi

Độ khó luôn là “bức tường” ngăn cách giữa thể loại game phiêu lưu truyền thống và thế hệ game thủ hiện đại, và để tạo nên lối chơi thử thách nhưng không khiến người chơi “ức chế” không phải là điều dễ dàng. Đáng tiếc thay, lối chơi của Randal’s Monday lại dính phải nhược điểm chí mạng này.

Randal’s Monday buộc người chơi phải di chuyển giữa các khu vực rất nhiều lần để giải các câu đố hay nói chuyện với nhân vật nào đó. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như anh chàng Randal không… lê lết từ từ trên màn hình.

Bản thân các câu đố cũng có quá nhiều vấn đề. Điểm đầu tiên dễ khiến người chơi ức chế là sự thiếu logic trong hàng tá câu đố khác nhau trong Randal’s Monday.

Đến hiện tại, người viết vẫn không hiểu Randal là “thần thánh” phương nào mà có thể “điều khiển” đường bay của… nước bọt bằng cách đặt hai chiếc chảo và một cái tô dưới đất, hay đặt một chiếc radio để nó phát âm vào một đầu ống nước và âm thanh sẽ truyền sang… một lỗ hở trên đường ống phía bên kia…

Có rất nhiều câu đố dài dòng không cần thiết trong Randal’s Monday được “phức tạp” hóa chỉ để làm lãng phí thời gian của người chơi, để rồi cuối cùng mang lại kết quả cực kỳ… lãng nhách!

Một ví dụ “dài dòng”: Randal đang cần vào căn hộ của Matt, nhưng xe cảnh sát đã ập tới và một viên cảnh sát đang đứng chắn trước cửa. Bạn cần phải thu hút sự chú ý của viên cảnh sát bằng một chiếc “hot dog” (bánh mì kẹp xúc xích).

Bạn cần phải lấy nó từ anh chàng bán hot dog, nhưng anh ta lại hết gas để nấu nướng. Bạn cần phải cầm bình gas rỗng và hóa đơn về cửa hàng gần đó và lấy bình gas mới. Nhưng chủ cửa hàng lại đang bận nói chuyện với “khách quen”, bạn lại phải biến chiếc đồng hồ cúc-cu gần đó thành một chiếc “pháo” bắn bi (và để làm được điều đó thì trước đó bạn phải thực hiện hàng tá công đoạn khác) và chủ cửa hàng sẽ hoàn thành… đoạn hội thoại!

nhiều câu đố dài dòng không cần thiết trong Randal’s Monday được “phức tạp” hóa chỉ để làm lãng phí thời gian của người chơi, để rồi cuối cùng mang lại kết quả cực kỳ… lãng nhách!

Bạn sẽ lấy được bình gas, mang nó về cho anh chàng bán hot dog và anh ta sẽ tặng bạn một cái. Cuối cùng, bạn có thể đưa nó cho viên cảnh sát, nhưng tay cảnh sát lại “giở chứng” bảo rằng: bạn cần đưa ra bằng chứng cho thấy là người quen của Matt.

Rốt cuộc, Randal sẽ… đưa ra chiếc ví của Matt (có từ đầu game). Trong khi đó, có một cách cực kỳ đơn giản hơn: đứng gần đó và gọi viên cảnh sát đến thì game lại… không cho phép!

Ngoài ra, Randal’s Monday sở hữu hệ thống gợi ý cho người chơi dưới dạng quyển sổ, nhưng thay vì gợi ý thì nó lại… huỵch toẹt hết cách giải đố trong game luôn.

Có lẽ, Nexus Game Studios nên gọi nó là “walkthrough” (hướng dẫn chơi) thì hơn!


review_off-randalsmonday-03

Nửa sau game “quá đuối”…

Randal’s Monday sở hữu tất cả 7 chương, nhưng đến chương 4 trở về sau thì game không còn “chiêu bài” nào để hấp dẫn người chơi được nữa.

Chương 5 có cảm giác như “cho có”, chương 6 đánh mất độ “bựa” trong ba chương đầu, còn chương 7 thì lại sở hữu cái kết game… chả đâu vào đâu, được vớt vát lại sự xuất hiện của Tứ Kỵ Sỹ Khải Huyền (Four Horsemen of the Apocalypse).

Càng về sau, người viết càng cảm thấy các chi tiết về game và phim ảnh trở nên “thừa thãi”, không còn được lồng ghép khéo léo như các chương đầu.

Chương 6 chả hiểu vì lý do gì mà Randal lại trở thành một nhân vật… cực kỳ nghiêm túc (“thanh niên cứng” chăng?), và số lần mà người viết nhếch mép chỉ còn đếm trên đầu ngón tay!

Ngoài ra, có một số đoạn hội thoại dông dài không cần thiết và có thể khiến người chơi ngán ngẩm về sau. Đến chương 7, Randal’s Monday chỉ có đúng ba câu đố duy nhất, còn lại là những chuỗi hội thoại dài lê thê và tẻ ngắt…

Randal’s Monday sở hữu tất cả 7 chương, nhưng đến chương 4 trở về sau thì game không còn “chiêu bài” nào để hấp dẫn người chơi được nữa

6.5

Hoài niệm là một điều tốt, nhưng cố gắng bám lấy quá khứ mãi không phải là một quyết định khôn ngoan. Không thể phủ nhận chất hài hước dí dỏm đặc sắc của Randal's Monday, nhưng nó không thể nào "cứu vớt" lại lối chơi thiếu thuyết phục.

Nexus Game Studios cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể chinh phục được thể loại game phiêu lưu vốn kén người chơi này.

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận