Skip to content

Road Redemption – Đánh Giá Game

Road Redemption
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”ROAD REDEMPTION – ĐÁNH GIÁ GAME”]Nếu những ai có tuổi thơ gắn bó với làng game từ những năm 1990 thì gần như sẽ biết đến Road Rash – tựa game đua xe đường phố độc đáo và phá cách bậc nhất lúc bấy giờ. Road Rash lúc bấy giờ mang lại niềm vui khó tả bởi người chơi được phép hạ gục đối thủ bằng nhiều cách khác nhau để trở thành người cán đích đầu tiên. Ảnh hưởng mà tựa game này mang lại nhiều đến nỗi những game thủ ngày nay đôi khi vẫn tìm cách ôn lại những kỉ niệm xa xưa.

Dưới bàn tay của EQ-Games và Pixel Dash Studios, Road Redemption ra đời với tâm thế là một hậu duệ của Road Rash ngày xưa, những hình ảnh đầu tiên của tựa game này cũng đã được cộng đồng trao cho những kì vọng to lớn. Nhưng từ thời đỉnh cao của Road Rash đến thời điểm hiện tại, có không ít những tựa game khác đi theo con đường của tượng đài ngày xưa nhưng đều không thể thành công, vậy Road Redemption có phải là một ngoại lệ?[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC TRIPWIRE INTERACTIVE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: I7 4790 @ 3.6 GHz
  • RAM: 16 GB
  • VGA: MSI GTX 1050TI
  • HDD: 1TB
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
BẠN SẼ GHÉT
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
THẤT BẠI TOÀN TẬP
Thật sự nếu đội ngũ từng thực hiện Road Rash ngày xưa có cảm thấy tự hào khi đứa con tinh thần được Road Redemption nối nghiệp hay không? Người viết nghĩ họ sẽ trả lời là… không. Bởi vì Road Redemption không giữ được bất kỳ tinh túy gì của người đàn anh và thậm chí còn không thể mang đến một sản phẩm làm cho game thủ cảm thấy đáng để được trải nghiệm.

Cốt truyện của Road Redemption kể về quá trình dùng tốc độ để trừng trị bè lũ “hung thần xa lộ”. Nhưng ngoài vài đoạn mở đầu và vài ba câu thoại nhỏ lẻ ra, phần lớn thời lượng chẳng ai nhận ra tựa game này cũng có sở hữu một cốt truyện riêng. Không điểm nhấn, không tương tác, chẳng có một nhân vật nào để lại được ít ấn tượng để làm vốn. Thôi thì tạm bỏ qua vấn đề này bởi mong chờ những tựa game như Road Redemption sở hữu một cốt truyện nghiêm chỉnh chẳng khác nào mong cho mưa rào giữa hoang mạc.

Nhưng nếu như ngày xưa Road Rash mang lại cảm giác vui và hào hứng khó tả thì Road Redemption chỉ giữ được niềm vui của mình tồn tại trong 30 phút đầu. Điều này là bởi nếu như so với Road Rash vốn chỉ tập trung vào đua xe và làm mọi cách để về đích sớm nhất thì Road Redemption lại đưa ra quá nhiều nội dung vào mỗi màn đua. Khi thì phải diệt bao nhiêu đối thủ, lúc thì phải phá những chiếc xe theo “nhiệm vụ” của nội dung, cứ thế ngưòi chơi như bị cuốn vào một tựa game hành động lấy bối cảnh trên yên xe chứ không phải là một tựa game “đua xe”.

Những yêu cầu này được đưa ra ngẫu nhiên và đều kèm theo nhiệm vụ để hoàn thành mỗi chặng. Nhưng tất cả đều đem lại cảm giác nhàm chán như nhau, đến cả những màn đấu trùm ở mỗi khu cũng chẳng có gì đặc sắc và góp chung cho sự thất bại toàn tập của Road Redemption.

nếu như so với Road Rash vốn chỉ tập trung vào đua xe và làm mọi cách để về đích sớm nhất thì Road Redemption lại đưa ra quá nhiều nội dung vào mỗi màn đua
Một điểm nữa để chứng minh Road Redemption khó có thể là “hậu duệ” của Road Rash, đó là việc game bắt buộc người chơi phải giữ máu để hoàn thành toàn bộ phần chơi cốt truyện thay vì cho người chơi tự do hành sự miễn sao về đích sớm nhất. Road Redemption khuyến khích phải hạ thủ càng nhiều đối thủ càng tốt để hồi nitro cũng như tăng một phần máu nhỏ. Mỗi cuối chặng ngưòi chơi có bao nhiêu máu thì sang màn tiếp theo cũng y như thế trừ khi mua thêm ở mỗi đầu chặng đua mới.

Điều này đã làm cho niềm vui cầm lái và quậy tưng đường phố mà Road Rash mang lại đã bị đẩy sang một bên, nhường chỗ cho những tính toán để “giữ mạng” đến phút cuối. Không những vậy, mỗi khi hết máu, người chơi phải bắt đầu lại từ đầu khi mất hết mọi thứ và tiếp tục công cuộc làm lại từ đầu nhàm chán đó. Game cũng đưa vào một hệ thống nâng cấp xuất hiện vào cuối mỗi màn đua, nghĩa là muốn mạnh lên thì phải cố gắng đi thật xa, gom thật nhiều kinh nghiệm và… chết!Road RedemptionTiếp đến, Road Redemption vơi hệ thống màn chơi được thay đổi ngẫu nhiên sau mỗi trận đấu nhưng thực chất mỗi lần chơi lại tất cả đều… nhàm chán như nhau. Quay trở lại Road Rash, thử thách dành cho người chơi không chỉ đến từ những tay đua láu cá mà còn là sự tự nhiên trong mỗi màn chơi, đó có thể là những chiếc xe hơi đang tham gia giao thông, những người qua đường hay đơn giản là những ổ gà, vật chắn cây cỏ bên đường, thậm chí mật độ xe cộ trong màn chơi trải dài từ thành phố, nông thôn ra bờ biển cũng để lại những cảm xúc khác nhau. Còn Road Redemption thì sao? Dù ra mắt sau ngưòi “tiền bối” hơn 10 năm nhưng những điều trên đều thua xa. Những màn chơi được bố trí máy móc, rập khuôn và đơn điệu là điều người chơi phải chịu đựng, những trường đoạn hấp dẫn như phi xe trên nóc nhà chỉ diễn ra chóng vánh còn đối phó với những thử thách cháy nổ hay thiên tai không mang lại sự hào hứng như mong muốn.

Xét về số lượng xe, sự khác nhau giữa mỗi chiếc đều không khác biệt là mấy từ những dạng như Sport, Naked tới Cruiser. Điều này một lần nữa khiến người viết phải so sánh lại với Road Rash khi ngồi lên mỗi chiếc xe là mỗi cảm giác khác nhau. Nhưng cũng phải nói rằng cảm giác cầm cương của Road Redemption không thật sự quá hứng thú và cũng chỉ dừng ở mức vừa đủ để không cảm thấy “nhạt”.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

BẠN SẼ THÍCH
VŨ KHÍ ĐA DẠNG
Vớt vát lại một chút cho những thất bại quá rõ ràng, thì phần vũ khí trong game có thể được xem là điểm sáng duy nhất.

Hàng loạt các món đồ từ gậy gộc, kiếm, ống tuýp được đưa vào để hạ đối phương, mỗi món còn có hai mức nâng cấp sau mỗi chặng đua giúp người chơi lấy máu của kẻ thù nhanh hơn. Cái khoảnh khắc cầm một thanh kiếm dài và lấy thủ cấp đối phương ngọt như dùng dao cắt một quả chuối trong Road Redemption là thứ không tìm thấy được ở bất kì một tựa game nào khác.

Ngoài ra, các món vũ khí như súng ống, bom mìn cũng là những món đồ khá bạo liệt nhằm triệt hạ các tay đua khác. Chúng xuất hiện bằng cách nhặt trong mỗi chặng đua và có thể nạp lại cũng bằng cách tương tự.

Cũng phải nói thêm, nhờ kho vũ khí đa dạng và nhiều cách để hạ gục lẫn nhau mà phần chơi mạng của Road Redemption có cơ hội để tỏa sáng. Khi bỏ qua những màn đua với máy đáng chán thì cảm giác hào hứng khi đối đầu những game thủ thật sự và hạ gục từng người một như là trải nghiệm hoàn toàn khác so với chơi đơn

Hàng loạt các món đồ từ gậy gộc, kiếm, ống tuýp được đưa vào để hạ đối phương
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
  • OS: Windows 7 (64-bit)
  • Processor: 1.4GHz processor or faster
  • Memory: 8 GB RAM
  • Graphics: DirectX 9-compatible graphics card with at least 1.5GB of video memory
  • Storage: 1000 MB
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
5.5

Có thể thẳng thắn nhận xét, Road Redemption chỉ giống Road Rash ở một vài khía cạnh nào đó, chứ không thể được xem là truyền nhân như những kì vọng trước đó. Bởi vì Road Redemption không những không kế thừa "tinh thần" mà tượng đài trước đó tạo dựng mà lại đi theo một hướng khác và đáng tiếc thay, chỉ mang đến những sự khó chịu cho người chơi.

Tác giả

Thảo luận