Skip to content

State of Mind – Đánh Giá Game

State of Mind
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”STATE OF MIND”]Chủ nghĩa hậu nhân (transhumanism) cùng với mô-típ tìm về với ý nghĩa đích thực của bản thân là hai trong nhiều khái niệm cấu thành nên bức màn tổng thể về sự đối lập giữa công nghệ và đời sống con người trong bối cảnh cyberpunk. Không khó để nhận ra những nhân vật trọng tâm của các tác phẩm cyberpunk thường xuất phát bằng việc đối đầu với thế lực đối lập với chủ nghĩa của họ, nhưng rốt cuộc thay vào đó, họ lại tìm ra được cội nguồn của mình, có thể chỉ là một con tốt thí với mục tiêu vẩn vơ hay nắm trong tay trí thông minh nhân tạo cao cường và thống trị nhân loại. Từ Deckard cho tới JC Denton, từ K cho tới Adam Jensen, dẫu cho là con người hay máy móc, thì nhân tính của họ mới là thứ trả lời cho câu hỏi “liệu người máy có đếm cừu điện trong giấc mơ hay không?”

State of Mind, tựa game phiêu lưu mới nhất đến từ Daedalic Entertainment, đã tỏ rõ thông điệp muốn truyền tải trong chính cái tên của nó, và cũng vô tình chứng minh rằng khoa học viễn tưởng nói chung và cyberpunk nói riêng nói lên được nhiều thứ hơn là bức tranh thị giác đơn thuần.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DAEDALIC ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • HDD: 1TB
XEM THÊM
[timeline post=”152379, 152470″]
BẠN SẼ GHÉT
LÃNG QUÊN
Người chơi khởi hành State of Mind trong vai Richard Nolan, một nhà báo chuyên viết về công nghệ (hay chính xác hơn là mặt trái của công nghệ), tỉnh dậy sau khi gặp phải một cuộc tai nạn kỳ quái khiến anh mất sạch trí nhớ. Căn hộ của anh nằm trong một góc phố hẩm hiu tại Berlin năm 2048, anh là một kẻ nhạy cảm, khó ưa, dường như không thể nhận ra nổi điều mà mình làm là đúng hay sai, và tất cả những điều đó sẽ là rào cản lớn nhất dành cho người chơi khi cố gắng tìm ra được một lý do để cảm thông cho Richard. Và không, được lồng tiếng bởi Doug Cockle (Geralt của dòng game The Witcher) không làm cho Richard dễ mến hơn là bao.

Richard không phải là nhân vật chính duy nhất trong câu chuyện của State of Mind, nhưng cho dù người chơi có nhập vai ai đi chăng nữa, thì cuộc hành trình trong game vẫn sẽ diễn ra trong đúng trình tự mà nó được định sẵn. Đây không phải là một tựa game phiêu lưu nhấp-trỏ chuột theo truyền thống, người chơi cuốc bộ ở góc nhìn thứ ba qua những địa điểm với phông nền đầy bắt mắt thuộc hai thành phố Berlin và City5, cả hai dường như được cố ý cấu thành từ những khối hình “phẳng” để thể hiện sự tổn thương về tâm trí con người và xã hội loạn lạc đầy bất ổn. Thế nhưng, điều đó không thể che giấu được sự thiếu vắng hơi thở của sự sống tại nơi đây, một phần do NPC trong ngoại cảnh không trò chuyện, không diễn hoạt, họ dường như chỉ thực hiện đúng một việc duy nhất là đứng như trời trồng và mong rằng người chơi không để ý đến mình.State of MindState of MindNói về lối chơi của State of Mind có lẽ là thử thách lớn hơn việc trải qua chính bản thân yếu tố đó. Đây là trò chơi sở hữu lối chơi phải nói là… tối giản nhất mà Daedalic Entertainment từng cho ra lò, và đó không phải là điều tốt. Công việc mà người chơi thực hiện trong State of Mind chỉ đơn giản là rượt đuổi những biểu tượng tam giác hiện phía trên NPC hoặc vật thể để tiếp tục tiếp diễn câu chuyện, còn những “thử thách” mà người chơi phải đối đầu thì lại tầm thường tới khó tả: lúc thì quay camera sang hướng khác để mở đường cho Richard, lúc thì bắn laser hạ máy bay mini không người lái, lúc thì chuyển vai giữa Richard và một nhân vật khác để giải những tình huống mà gọi chúng bằng cụm từ “câu đố” có thể được coi là quá xa xỉ.

Sự căng thẳng trong tông điệu của State of Mind dường như là một sự mâu thuẫn kỳ quặc với lối chơi tối giản được thiết kế theo kiểu “tắt não và thưởng thức” của trò chơi. Nó không có QTE hay ít nhất là những trường đoạn đánh đố phản xạ của người chơi, các phân đoạn cho phép lựa chọn câu nói trong đối thoại không định hình tính cách của các nhân vật chính, nó chỉ làm đúng một việc là mang lại thêm thông tin mà-người-chơi-có-thể-có-hoặc-không-quan-tâm-còn-ảnh-hưởng-tới-cốt-truyện-thì-tùy. State of Mind mang trong mình tính năng đọc các mẩu ghi chú được đặt rải rác trong màn chơi – thường thấy ở thể loại Immersive Sim nổi tiếng với lối chơi phức tạp, nhưng chính bản thân trò chơi lại nông cạn hơn hết thảy bất kỳ tựa game phiêu lưu nào.

Nói về lối chơi của State of Mind có lẽ là thử thách lớn hơn việc trải qua chính bản thân yếu tố đó
Có rất nhiều thứ để nói về câu chuyện của State of Mind, nhưng đồng thời có rất ít ý nghĩa mà chúng ta có thể rút ra được từ nó. Đây không phải là một trò chơi “tế nhị” trong phương thức truyền tải thông điệp của mình. Những gì mà nó chứa đựng, nó đều “phun” ra như vũ bão trong thời lượng 9 giờ đồng hồ: “tọc mạch” tiềm thức con người, robot bắt đầu xây dựng ý thức, robot bắt đầu nổi dậy chống lại loài người (dĩ nhiên), con người bắt đầu nổi dậy chống lại robot (cũng… dĩ nhiên nốt), trí thông minh nhân tạo độc bá mọi thứ như Skynet, thuộc địa hóa sao Hỏa… tất cả những khái niệm này được State of Mind đập thẳng vào mặt người chơi như thể nó muốn nói rằng “đây, đây là cyberpunk đích thực” và ôi thôi, nỗ lực thể hiện cái bản chất đen tối, khắc khổ của nó không thể nào giả tạo hơn được nữa.

Sự hứng thú đối với khoa học viễn tưởng của State of Mind thật ra chỉ được dùng để tô điểm cho câu chuyện cá nhân của chính Richard Nolan, và dường như những nhà viết kịch bản ở Deadalic không thể tìm được điểm cân bằng trong sự ảnh hưởng của công nghệ đối với câu chuyện mà họ muốn kể. Nó dựa dẫm quá nhiều vào những cảnh hồi tưởng trong quá khứ được sắp xếp một cách thiếu logic, nó dành thời gian cho người chơi nhập vai vợ và người tình của Richard – những nhân vật mà bản thân họ đóng vai trò nhất định trong mạch truyện chính, nhưng quá khứ của họ thì không. Trong khi đó, nhân vật chính thứ hai là Adam Newman được giao nhiệm vụ tìm kiếm những mảnh vỡ bị lỗi và giải mã chúng để chứng kiến những gì xảy ra với Richard, cũng là một công việc mơ hồ và không được trò chơi giải thích cụ thể nó hoạt động như thế nào. Nó là một câu chuyện thiếu thốn cảm xúc nhưng được dẫn dắt hoàn toàn bằng cảm tính, nơi mà bố cục ba chương được dàn trải cho có lệ chứ không tuân theo quy tắc kể chuyện nhất định nào.State of MindVậy còn chủ nghĩa hậu nhân mà trò chơi hứa hẹn truyền tải? Khái niệm đó bị phá vỡ trong 1/3 cuối của trò chơi, khi mà Adam – nhân vật mang trong mình mô-típ đi tìm lý do mà mình tồn tại, bị lu mờ do cuộc hành trình cứu lấy con trai và vợ từ A tới Z của Richard cướp lấy toàn bộ thời lượng của State of Mind. Lý do mà mạch truyện này không để lại điều gì đáng nhớ? Thứ nhất, không có bất kỳ nhân vật nào đáng được người chơi thương cảm. Thứ hai, không có bất kỳ nhân vật nào xứng đáng nhận được kết cục có hậu của trò chơi, ngoại trừ Adam.

Thuận tiện hơn, khi mà câu chuyện này chấm dứt thì cũng là lúc mà State of Mind “lỡ” quên những mô-típ mà nó vừa sắp đặt trước đó không lâu. Chúng ta không nhận được kết quả của cuộc nổi dậy robot, không thấy được hậu quả của sự tha hóa bản chất con người. Những mô-típ khoa học viễn tưởng qua đi như một cơn gió nhẹ trong State of Mind, và thứ ở lại cùng chúng ta là những đoạn hội thoại được viết một cách chán chường giữa những nhân vật cho chúng ta rất ít lý do để đoái hoài đến, được truyền tải thông qua cách chọn góc quay nhạt nhẽo và lối dẫn dắt vô vị.

  • OS: Win 7, 8, 10, 32bit
  • Processor: 2.8 Ghz Dual Core CPU
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce 560 / AMD Radeon 7770 or similar, at least 2 GB of VRAM
  • DirectX: Version 11
  • Storage: 23 GB available space
  • Sound Card: DirectX 9.0c compatible sound card with latest drivers
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
4.0

Mỹ thuật bắt mắt cùng lồng tiếng mức khá không thể cứu vãn State of Mind khỏi một kịch bản yếu kém với các khái niệm về khoa học viễn tưởng được thực hiện một cách hời hợt, cùng lối chơi không hề có bất kỳ điểm nhấn nào đọng lại.

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận