Skip to content

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”SteelSeries Arctis 5″]

Với 100 USD, để chọn cho mình 1 chiếc tai nghe chuyên game đủ hay, đủ tốt và đủ đẹp để đồng hành cùng game thủ là điều không quá khó khăn ở thời điểm hiện tại khi trong phân khúc này luôn có một sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi chuyên game. Tuy nhiên dù ở phân khúc nào đi nữa thì cũng luôn có một cái tên đại diện cho phân khúc đó được người ta nhắc đến nhiều bởi sự nổi trội ở cả 3 yếu tố nói trên, đủ để đè bẹp những đối thủ khó nhằn khác.

SteelSeries Arctis 5 chỉ là “ma mới” trong phân khúc 100 USD bởi trước đây phân khúc này đã gần như chẳng có một cái tên nào có thể vượt qua được HyperX Cloud Alpha về độ nổi tiếng. Tuy nhiên cuộc chơi của HyperX Cloud Alpha cũng đã sớm có đối thủ khi SteelSeries Arctis 5 xuất hiện với “võ nghệ” đầy mình, dắt theo đàn em SteelSeries Arctis 3 làm hậu cần vững chắc cho phân khúc dưới.

SteelSeries Arctis 5 với giá bán tại Việt Nam rơi vào khoảng 2,5 triệu đồng bước đầu đã nhận được nhiều lời nhận xét “có cánh” từ phía người dùng. Nhưng với 100 USD bỏ ra đó, chiếc tai nghe này đã là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất hay chưa? – Hãy cùng Vietgame.asia đặt SteelSeries Arctis 5 lên “bàn cân” xem nhé!

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC STEELSERIES HỖ TRỢ[/alert]
  • LED: RGB
  • Củ loa: Neodymium 40mm
  • Độ nhạy: 90db
  • Tần số: 20-22000Hz
  • Trở kháng: 32Ohm
  • Độ méo tiếng: 3%
  • Microphone: 2 chiều, tích hợp lọc tiếng ồn
  • Kết cấu: Nhựa
  • Kết nối: 3,5mm, USB
  • Cáp tín hiệu: cáp rời cao su
XEM THÊM
[timeline post=”153836, 154077″]
BẠN SẼ THÍCH

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming GearSteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear

ĐẸP HƠN, SÀNH ĐIỆU HƠN
Nếu bạn đọc chưa biết thì đối với dòng tai nghe SteelSeries Arctis, SteelSeries đa số nâng cấp về công nghệ cho mỗi phiên bản cao cấp hơn chứ không có nhiều sự thay đổi ngôn ngữ thiết kế chung của dòng tai nghe này. Do đó, về hình thức thì SteelSeries Arctis 5 gần như giống y hệt đàn em SteelSeries Arctis 3 của mình mà Vietgame.asia đã gửi đến bạn đọc cách đây không lâu, chỉ đến phiên bản SteelSeries Arctis 7 (2019) mới mang đến nhiều thay đổi.

SteelSeries Arctis 5 giống SteelSeries Arctis 3 là vậy, nhưng không có nghĩa rằng nó cũng sẽ làm giảm giá trị của chiếc tai nghe. Vốn thiết kế của SteelSeries Arctis 5 đã cực kỳ hoàn hảo, sự tối giản trong thiết kế mang đến một nét hoang sơ và đầy cảm hứng từ vùng biển cực Bắc. Hiếm có một chiếc tai nghe nào có thể dung hòa được nhiều ý đồ trong thiết kế như cách SteelSeries đã và đang làm với Arctis, đó là sự phẳng phiu và sạch sẽ trong mọi bề mặt, đệm đầu bằng vải thun co giản sử dụng trên kính trượt tuyết, và các họa tiết trang trí trên dây đệm đầu cũng góp phần gợi nhớ đến những tảng băng, của tuyết và đệm tai thì êm ái và mềm mại như những tầng mây trên bầu trời cực Bắc. Gói gọn tất cả ta có một dòng tai nghe SteelSeries Arctis hoàn hảo ở mọi góc độ, mọi đường nét và thừa sức chinh phục những con mắt khó tính nhất.

Nhưng khoan… Vẫn còn gì đó chưa đẩy đủ về phương Bắc xa xôi nhỉ? – Hẳn bạn đọc cũng có thể đoán ra đó là những dải cực quang đầy nhiệm màu rồi, và SteelSeries Arctis 5 chính là phiên bản hoàn hảo hơn của SteelSeries Arctis 3 khi mang đến một hệ thống đèn nền điểm nên nét nổi bật khi được game thủ đeo lên đầu.

SteelSeries Arctis 5 chính là phiên bản hoàn hảo hơn của SteelSeries Arctis 3 khi mang đến một hệ thống đèn nền điểm nên nét nổi bật khi được game thủ đeo lên đầu

Hệ thống đèn nền Prism của SteelSeries Arctis 5 thoạt nhìn không ấn tượng lắm nếu so sánh với các đối thủ đèn đuốc hùng hậu khác, tuy nhiên nếu là một người dùng yêu thích sự “ngẫu hứng” thì hệ thống đèn nền Prism này sẽ mang lại rất nhiều điều thú vị. Khi sử dụng cùng phần mềm hỗ trợ SteelSeries Engine 3, SteelSeries Arctis 5 chẳng có nhiều chế độ đèn nền nổi bật, nhưng lại có khả năng tùy biến tách biệt, tức mỗi bên tai sẽ không đồng bộ với nhau mà có thể sáng độc lập một kiểu tùy vào cách mà người dùng muốn.

Mặt khác, nếu sử dụng SteelSeries Arctis 5 cùng các ứng dụng đồng bộ đặc biệt như PrismSync (đồng bộ cho nhiều thiết bị tích hợp đèn nền Prism) hay AudioVisualizer thì màn trình diễn đèn nền của chiếc tai nghe này phải nói là cực kỳ ấn tượng dù dải đèn chẳng có chút gì phô trương mà vẫn rất sang chảnh. Hiện tại, trên thị trường chẳng có chiếc tai nghe nào có thể “đá đèn” qua về giữa hai củ tai như SteelSeries Arctis 5 đâu nhé!

Một điểm thay đổi nhỏ trên SteelSeries Arctis 5 so với SteelSeries Arctis 3 là đèn tín hiệu trên microphone. Ngược lại với Arctis 3, chỉ khi nào microphone trên SteelSeries Arctis 5 được mở thì đèn tín hiệu mới sáng. Chi tiết này trực quan hơn nhiều.

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear

ĐẠP ĐỔ NGÔI VƯƠNG
Phàm là kẻ đi sau luôn có nhiều lợi thế, chúng trẻ tuổi hơn, tài năng hơn, rút được kinh nghiệm của người đi trước hơn… và do đó nó cũng có thể dễ dàng đạp đổ ngôi vương của những kẻ đi trước nó. SteelSeries Arctis 5 chính là chú ngựa non háu đá đó, và nó còn được chắp thêm cánh, đắp thêm sừng và thẳng tiến lên đỉnh như một chú Unicorn tuyệt đẹp.

Những mô tả trên không hề là một lời khen bất chấp sự thật như cách một “fanboy” hay nói, mà thực sự SteelSeries Arctis 5 đem đến một trải nghiệm rất chất lượng mà khó có game thủ nào có thể từ chối. Khoan hãy nói đền phần âm thanh, bởi cảm nhận đầu tiên khi “head-on” chiếc tai nghe này là cảm giác rất thoải mái. Đệm đầu bằng dây thun co giản nên cực kỳ êm đầu, ôm sát nhiều kích cỡ đầu và cũng không hề để lại cảm giác như có cái gì lấn cần phía trên đỉnh đầu người dùng như các loại headband phổ thông khác. Tiếp đó, do được làm bằng nhựa nên trọng lượng tổng thể của SteelSeries Arctis 5 cũng khá nhẹ, chỉ khoảng 300g và tì một lực nhỏ lên hai phần thái dương, kết hợp với phần đệm tai rất mềm mịn và êm ái, thế là người dùng nhanh chóng bị chinh phục khi chỉ vừa mới đeo lên đầu.

Đệm tai là một điểm cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của người dùng, SteelSeries quá hiểu điều này khi dù vẫn giữ kích thước chuẩn 6,5x5cm nhưng tổng thể vẫn rất gọn gàng, đủ để ôm tròn tai của người dùng. Chất liệu vải sử dụng cũng không để lại sớ vải, không gây cảm giác ngứa ngáy nếu dùng lâu, và cũng cho khả năng hút ẩm hiệu quả nếu bạn đang ở một nơi quá sức khắc nghiệt về nhiệt độ… Nôm na, loại vải này chẳng khác gì các loại áo thể thao dri-fit đắt tiền của Nike.

Trong trường hợp nếu bạn thích một chiếc đệm tai bằng da hơn, thì SteelSeries cũng có bán lẻ khoảng 15 USD/cặp đấy.

SteelSeries Arctis 5 chính là chú ngựa non háu đá đó, và nó còn được chắp thêm cánh, đắp thêm sừng và thẳng tiến lên đỉnh như một chú Unicorn tuyệt đẹp.

Quay trở lại với SteelSeries Arctis 5, hệ thống điều khiển trực tiếp của người dùng sẽ được tích hợp hầu hết ở củ tai trái, bao gồm nút tăm giảm âm lượng, tắt/mở microphone và các cổng kết nối. Tương tự với SteelSeries Arctis 3, SteelSeries tích hợp sẵn cả hai cổng kết nối 3,5mm và cả USB tùy vào cách sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, như thường lệ, jack 3,5mm chỉ có thể cung cấp âm thanh Stereo chứ không thể tải thêm đèn nền hay giả lập 7.1.

Điểm thú vị mới mà SteelSeries Arctis 5 có là cục ChatMix Dial xoay vặn tích hợp trên dây cáp. Cục dial này có nhiệm vụ là cân bằng âm thanh giữa hai tác vụ “thoại” và “game”, người dùng sẽ tùy theo mức độ ưu tiên bên nào hơn khi sử dụng để tăng và giảm tỉ lệ hai profile này bằng cách vặn cục dial này. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là những game vừa nặng cả về thoại và mô phỏng môi trường như PLAYERUNKNOWN’S BATTLEGROUND thì phải nói sự góp mặt của cục dial này là tối quan trọng.

Cần lưu ý là khi cắm chiếc ChatMix Dial này vào máy, PC sẽ tự nhận diện ra thánh 2 profile audio khác nhau là “SteelSeries Arctis 5 Game” và “SteelSeries Arctis 5 Chat”. Nếu không để ý, người dùng sẽ dễ hiểu lầm về cách sử dụng của chiếc SteelSeries Arctis 5 này, tốt nhất người dùng vẫn nên đọc qua hướng dẫn sử dụng để có thể chủ động hơn trong quá trình sử dụng nhé!

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming GearSteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear

Và quan trọng nhất vẫn là chất lượng âm thanh, người viết sẽ nói kỹ về phần này hơn trong cả hai tác vụ nghe nhạc lẫn chơi game. Theo như truyền thống vốn có của SteelSeries, những chiếc tai nghe “chuyên game” của nhà sản xuất này thường có chất lượng âm thanh nghe nhạc rất khá, nếu không muốn nói là tốt nhất trên thị trường tai nghe chơi game từ trước đến nay, điều này đã được khẳng định không ít lần qua dòng Siberia huyền thoại.

SteelSeries Arctis 5 không phải là ngoại lệ, nếu so sánh với đàn em Arctis 3, đó là một khoảng cách không hề nhỏ trong chất lượng âm thanh nghe nhạc nói riêng. Âm trường rộng vốn có của một chiếc tai nghe chơi game tạo không gian rộng hơn cho các nhạc cụ thể hiện âm vực và tính “động” trong các dải âm.

Lấy ví dụ nếu như bạn dùng SteelSeries Arctis 5 để nghe một bản nhạc electro sôi động, sử dụng nhiều nhạc cụ điện tử và thấm nhuần chất hiện đại trong từng giai điệu thì hoan hô SteelSeries Arctis 5 thể hiện chất lượng trên cả kỳ vọng của người viết. Dải trầm hấp dẫn nhất với các tiếng trống điện có độ rung nhất định, cảm giác như bạn có thể nghe được từng bước sóng tạt vào tai mình vậy, vừa ấm áp mà cũng dễ cảm nhận được độ rộng của không gian âm thanh.

Dải trung cũng có độ vang nhẹ, không bị méo tiếng mà tạo được chiều sâu. Khi thử nghiệm với một loạt các bài âm điệu retro của Wolf Club, The Midnight hay Night Terrors of 1927, lời ca được thể hiện rất trau chuốt và sạch sẽ, không bị lấn bởi bass mà thực sự tách biệt. Có cảm giác như SteelSeries Arctis 5 có thể tự hiểu và ưu tiên dải âm nào hơn khi phát bất kỳ một bài hát nào. Ngược lại, nếu chỉ tập trung vào các bài hát không lời, phần trung âm vẫn dễ dàng cân bằng được giữa bass và các tiếng đàn rất hay.

Dải cao lại là một điều bất ngờ thú vị khác, nó đủ bén để bạn có thể nghe từng nốt ngấu nghiến trên cây guitar điện trong bài “Girl” của World’s End Girlfriend. Đôi khi có chút hơi chói nhưng khá hiếm gặp, trừ khi bài hát đó có quá nhiều âm cao khiến phần xử lý của SteelSeries Arctis 5 có phần hơi lộn xộn mà thôi.

Là một người dùng rất thích nhạc synthwave và retro electro, người viết có thể đánh giá SteelSeries Arctis 5 là một chiếc tai nghe tuyệt vời để đến với dòng nhạc này. Nhưng đó cũng không phải nói riêng cho electro bởi kể cả trong hip-hop hay các dòng nhạc hòa tấu thì người dùng vẫn cứ yên tâm vì SteelSeries Arctis 5 “cân sạch” với chất lượng vượt mặt các “bạn bè” cùng trang lứa.

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear

…không phải nói riêng cho electro bởi kể cả trong hip-hop hay các dòng nhạc hòa âm thì người dùng vẫn cứ yên tâm vì SteelSeries Arctis 5 “cân sạch” với chất lượng vượt mặt các “bạn bè” cùng trang lứa.
Riêng về lĩnh vực chơi game, một phạm trù khác mà SteelSeries Arctis 5 tiếp tục khiến người dùng hơi bất ngờ, bởi sự chênh lệch đẳng cấp giữa nó và SteelSeries Arctis 3 là quá lớn khiến chiếc Arctis 3 này cũng khó có “cửa sống chung” vì giá bán chỉ chênh lệch nhau… 200.000 VNĐ mà thôi.

Trong bản cập nhật gần đây nhất, SteelSeries Arctis 5 được đưa lên một chuẩn âm thanh tiên tiến nhất hiện nay là DTS Headphone X, thường chỉ xuất hiện trên những chiếc tai nghe trên 3 triệu đồng. Đây là một chuẩn âm thanh rất thú vị có thể kích thoạt thông qua SteelSeries Engine, và khi trải nghiệm nó trên SteelSeries Arctis 5 để chơi game và xem phim thì phải nói là rất tuyệt hảo. Mọi thứ đều được thể hiện một cách ấn tượng, mang lại không khí “epic” cực kỳ, đặc biệt là trong những tựa game/phim mang chất sử thi hoành tráng… Tuy rằng nó có vẻ hơi “láo” và bóp không gian khá nhiều để tạo được độ rộng cần thiết của khung hình nhưng quả thực người viết rất thích tùy chỉnh này.

Trong quá trình chơi game, người dùng không nên lạm dụng DTS Headphone X nhiều bởi độ trung thực có phần hơi… “xạo lờ” do độ vang cao, đặc biệt là những game thiên về thi đấu thì phần không gian mô tả có phần hơi sai nếu bạn là một game thủ khó tính, hoặc cần sự chuyên nghiệp thực sự trong những cuộc đối đầu. Dễ cảm nhận nhất là bạn sẽ hơi khó khăn khi muốn xác định được khoảng cách xa gần của tiếng súng, tiếng đạn hay bước chân trong PUGB. Nhưng người viết vẫn còn nhớ cảm giác “giật gân” trước những Red Zone với bom mìn chấn ngang tai trong PUBG, những pha kéo pháo thần sầu từ họng tank trong Battlefield V và sự hoành tráng đến mức nghẹt thở của những pha công thành chiến của Middle-Earth: Shadow of War

Ưu điểm cao mà bản thân người viết thấy ở hầu hết các tai nghe của SteelSeries không mắc phải (trừ Siberia Elite) chính là âm bass trong tác vụ chơi game không phải là kẻ phá bĩnh. SteelSeries Arctis 5 không lợi dụng âm bass để che đậy cho sự kém cõi trong khâu mô phỏng của mình như những chiếc tai nghe khác, mà ngược lại đất diễn chia cho dải trung và dải cao một cách rất cân bằng. Bạn sẽ vẫn nghe lọt từng viên đạn được bắn ra, dừng bước chân của quân thù, tiếng kêu cứu của thằng đồng đội ăn hại và cả tiếng gió vút qua mang tai khi bất thình lĩnh bị một tên sniper “chấm”.

Nếu kể ra một sự đáng ghét nhất khi đeo SteelSeries Arctis 5 khi chơi PUBG, chắc chắn người viết sẽ bỏ một phiếu cho sự ức chế mang tên “ruồi bu” ở trong map Sanhok. Thiệt sự là rất ức chế khi mà chỗ bạn đang nằm “camp” cũng là chỗ bọn ruồi muỗi vo ve, réo rắc đến điếc cả tai và đầy ám ảnh.

BẠN SẼ GHÉT

SteelSeries Arctis 5 – Đánh Giá Gaming Gear

KHUYẾT ĐIỂM “DI TRUYỀN”

SteelSeries Arctis 5SteelSeries Arctis 3 là anh em một nhà, chúng thừa hưởng nét đẹp và ưu điểm của nhau, và cũng thừa hưởng luôn những khuyết điểm tào lao giống nhau. May thay do phần âm thanh được nâng cấp đáng kể nên đa số điểm yếu mà SteelSeries Arctis 5 mắc phải nằm ở sự kém tiện dụng mà thôi. Bao gồm như dây đệm đầu khó cân chỉnh và hơi căng, đệm tai dễ có mùi và cách âm kém… và một số điểm trừ nhỏ “mới” sau đây:

Đầu tiên là sự xuất hiện của của ChatMix Dial, phải công nhận rằng đây là điểm cộng đáng giá, nhưng lại tăng sự rườm rà của bộ dây cáp (dài tới tận 3m đấy), và nó cũng quá nhẹ để có thể đặt nằm yên ở 1 vị trí, rất dễ vướng vào dây chuột nếu cùng thiết lập cùng một bên. Điểm yếu này cũng đã được khắc phục trên SteelSeries Arctis 7 – một siêu phẩm khác của nhà SteelSeriesVietgame.asia sắp giới thiệu đến bạn đọc.

Âm thanh mô phỏng như đã nói ở trên, DTS Headphone X là một con dao hai lưỡi, nó vừa đem đến sự hấp dẫn trong không gian mà nó mô phỏng, tạo được tính hoành tráng và đã tai khi trải nghiệm… nhưng lại không tốt trong trường hợp người dùng đề cao tính thực tế cũng như cần sự chính xác trong thi đấu bởi không gian đã bị bóp méo khá nhiều. Đây là điểm mà có lẽ SteelSeries Arctis 5 hơi đuối một chút xíu và chỉ nên bật khi chơi đơn hoặc xem phim mà thôi.

Một điểm trừ bé tí xíu mà người viết thấy hơi khó chịu chính là nút cuộn âm lượng ở tai trái. Dám cá là sẽ khá nhiều game thủ có thói quen sử dụng gối ngủ gật (gối chữ U) lúc chơi game, và lúc quay đầu thì thường quệt trúng nút cuộn âm lượng này khiến âm lượng tăn giảm đột ngột… Chỉ vậy thôi!

DTS Headphone X là một con dao hai lưỡi, nó vừa đem đến sự hấp dẫn trong không gian mà nó mô phỏng, tạo được tính hoành tráng và đã tai khi trải nghiệm… nhưng lại không tốt trong trường hợp người dùng đề cao tính thực tế cũng như cần sự chính xác trong thi đấu bởi không gian đã bị bóp méo khá nhiều
[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Bạc 8.0

Đã rất lâu rồi người viết mới thực sự được sử dụng một chiếc tai nghe chơi game gây được hứng khởi như SteelSeries Arctis 5 bởi tổng thể nó quá tốt so với mức giá bán ra. 100 USD hay 2,5 triệu đồng đổi lại cho một chiếc tai nghe hay cả nghe nhạc lẫn chơi game, đẹp trên từng cm thiết kế và hệ thống đèn nền thú vị… thì chẳng có lý do gì ngăn cản được SteelSeries Arctis 5 tiến lên vị trí cao nhất trong phân khúc này. SteelSeries Arctis 5 đẹp hơn HyperX Cloud Alpha, tích hợp 7.1 ấn tượng và đèn nền nổi bật dù âm thanh vẫn còn thua chút ít. Còn về SteelSeries Arctis 3, chia buồn là nó đã bị người anh em của mình chiếm trọn sân khấu rồi.