Skip to content

Tokyo Game Show – “E3” của nước Nhật

Tokyo Game Show - "E3" của nước Nhật

Đến hẹn lại lên, sau khi E3Gamescom khép lại thì giờ là lúc Tokyo Game Show thu hút sự chú ý của cả làng game thế giới về mình. Và cũng như trước thềm E3 2017 và Gamescom 2017, hãy cùng Vietgame.asia khám phá về Tokyo Game Show nói chung và Tokyo Game Show 2017 nói riêng trước khi sự kiện này khai màn nhé!

XEM THÊM
[timeline post=”131742, 131855″]Tokyo Game Show - "E3" của nước NhậtTokyo Game Show - "E3" của nước Nhật
TOKYO GAME SHOW LÀ GÌ?
Được tổ chức lần đầu tiên vào cuối tháng 8 năm 1996, Tokyo Game Show là sự kiện game lớn nhất trong năm của làng game Nhật (Tokyo Game Show 2016 ghi nhận lượng quan khách đạt gần 270.000 người), nơi các nhà làm game, phân phối game cũng như sản xuất phần cứng chơi game công bố các dự án, thông tin, sản phẩm mới của mình đến với công chúng, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng nhau giống như bao hội chợ game khác. Tương tự như Gamescom, Tokyo Game Show cũng mở cửa rộng rãi cho cộng đồng người chơi chứ không chỉ dành riêng cho giới làm game và báo giới như E3.

Từ khi ra đời đến nay, Tokyo Game Show luôn được tổ chức tại trung tâm hội nghị Makuhari Messe, tọa lạc tại quận Mihama, thành phố Chiba, ngoại ô Tokyo. Vốn từng được tổ chức một năm hai lần, kể từ Tokyo Game Show 2002, sự kiện này đã được tái cơ cấu lại theo hướng tổ chức một năm một lần.Khác với E3 hay Gamescom là các sự kiện nhắm đến làng game toàn cầu, Tokyo Game Show từ trước đến giờ luôn được tổ chức với định hướng của một sự kiện game nội địa, hướng đến cộng đồng cũng như thị trường game Nhật Bản. Phần lớn các đầu game được các nhà làm game mang đến Tokyo Game Show đều chỉ có cho mình kế hoạch phát hành riêng cho thị trường nội địa xứ Phù Tang, ít nhất là tại thời điểm chúng hiện diện tại sự kiện này.

Dẫu vậy, những năm gần đây, khi mà các hãng game Nhật ngày càng quan tâm đến việc “tấn công” thị trường game quốc tế, thì Tokyo Game Show cũng ngày càng trở thành một địa chỉ quen thuộc để các nhà làm game xứ mặt trời mọc công bố các dự án, các thông tin mang tính “quốc tế” của mình, những điều đáng trở thành những mối quan tâm của người chơi ngoài lãnh thổ Nhật Bản.Tokyo Game Show - "E3" của nước NhậtTiếp nối “truyền thống” đã và đang hình thành này, Tokyo Game Show 2017 hứa hẹn sẽ khiến không chỉ làng game Nhật mà là cả ngành game toàn cầu phải dõi theo mình.

TOKYO GAME SHOW 2017 CÓ GÌ?
Cũng như mọi năm, những cái tên lớn nhất của làng game Nhật như Square Enix, Bandai Namco, Sony… tất nhiên sẽ góp mặt tại Tokyo Game Show năm nay bên cạnh những “vị khách” như 2K Games, Activision, Microsoft… Đối với phần đông người chơi, điểm nhấn của Tokyo Game Show 2017, nghiễm nhiên sẽ là những thông tin mới về những tựa game cả mới lẫn cũ – bên cạnh cơ hội trực tiếp trải nghiệm chúng – của các nhà làm game này. Và tất nhiên, chẳng lý nào mà những ông lớn trên lại khiến người hâm mộ của mình thất vọng tại một sự kiện lớn như Tokyo Game Show 2017. Bên cạnh đó, những bất ngờ thú vị từ những hãng game nhỏ hơn cũng là điều được cộng đồng trông chờ.

Được tổ chức từ ngày 21/09 đến ngày 24/09 sắp tới với hai ngày đầu dành riêng cho giới làm game và hai ngày sau mở cửa rộng rãi cho cộng đồng,Tokyo Game Show 2017 có một thay đổi về cơ cấu sự kiện so với những năm trước. Theo đó, khuôn viên sự kiện sẽ được chia thành 11 khu vực như sau:

1. Khu sự kiện chính: “Trái tim” của Tokyo Game Show, nơi các nhà làm game “diễu võ giương oai” và cho người chơi những lý do để yêu thích cũng như… ghét bỏ họ.

2. Khu game di động: Nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm những tựa game để “nhồi” đầy bộ nhớ của chiếc điện thoại mà mình sở hữu.

3. Khu game “hẹn hò”: Bạn biết thể loại game “hẹn hò ảo” nơi người chơi tìm cách tán tỉnh những nhân vật trong game không? Đây chính xác là “thánh địa” của những người yêu thích việc “tự kỷ” theo cách đó đấy!

4. Khu thể thao điện tử: Nơi “cắm rễ” của các “tín đồ” e-Sports.

5. Khu trao đổi vật phẩm game: Bạn có nhu cầu làm đầy căn phòng mình ở bằng hàng mớ mô hình nhân vật mà bạn còn chẳng biết tên không?

6. Khu “học làm game”: Bạn là một nhà làm game tập sự đang tìm kiếm cơ hội nâng cao trình độ? Không chừng đây chính là nơi giúp bạn được các “ông lớn” để mắt đến đấy!

7. Khu game phát triển độc lập (indie): Có thể sau khi đặt chân đến đây, bạn sẽ không thèm ghé qua sân khấu của các hãng game “tai to mặt lớn” đâu.Tokyo Game Show - "E3" của nước NhậtTokyo Game Show - "E3" của nước Nhật8. Khu thực tế ảo (VR) / thực tại tích hợp (AR): Bạn băn khoăn không rõ liệu mình có còn “đẹp trai xinh gái” khi trùm lên đầu những chiếc kính thực tế ảo, hay chỉ số “soái ca soái tỷ” của mình tăng lên bao nhiêu khi sử dụng các thiết bị thực tại tích hợp ư? Sao không dành vài phút để thử xem sao?

9. Khu giải pháp kinh doanh: Nơi các nhà làm game tìm kiếm sự giúp đỡ trong công cuộc “móc túi” người chơi.

10. Khu game châu Á / Đông Âu / Nam Mỹ: Đơn giản là những nơi mà các nhà làm game đến từ những khu vực này và người hâm mộ họ có cơ hội gặp nhau.

11. Khu hợp tác kinh doanh: Chẳng phải ngẫu nhiên mà nơi này cấm người chơi lai vãng, các nhà làm game không muốn bạn biết họ thỏa thuận gì sau lưng bạn đâu.

NHÌN LẠI TOKYO GAME SHOW 2016?
Trước khi khép lại bài viết này, chúng ta hãy cùng nhìn lại Tokyo Game Show 2016 qua vài con số ấn tượng nhé (trong ngoặc đơn là chỉ số tương ứng của Tokyo Game Show 2015)!Tokyo Game Show - "E3" của nước Nhật271,224 (268.446): Tổng số quan khách tham dự Tokyo Game Show 2016.

614 (480): Tổng số công ty, tổ chức tham gia Tokyo Game Show 2016, bao gồm 269 (234) công ty, tổ chức của Nhật Bản và 345 (246) công ty, tổ chức của nước ngoài.

37 (32): Tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có đại diện góp mặt tại Tokyo Game Show 2016

1,939 (2009): Tổng số gian hàng tại Tokyo Game Show 2016.

1,523 (1.283): Tổng số tựa game góp mặt tại Tokyo Game Show 2016.

2,355 (1.935): Tổng số hãng truyền thông, trang tin tham gia đưa tin tại Tokyo Game Show 2016.

6,372 (5.003): Tổng số phóng viên góp mặt tại Tokyo Game Show 2016.

5.281 (4.215): Tổng số tin bài về Tokyo Game Show 2016 được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

LỜI KẾT
Dù mang tính “khép kín”, tính “nội địa” cao hơn hẳn so với những sự kiện như E3 hay Gamescom, nhưng theo thời gian, Tokyo Game Show đã ngày một “cởi mở” hơn theo bước chân phát triển ra ngoài lãnh thổ đất nước mặt trời mọc của các nhà làm game Nhật.

Hiện tại, dù một phần lớn thời gian và không gian của sự kiện này vẫn được dành cho các tựa game nhắm riêng đến thị trường nội địa Nhật Bản, nhưng đối với game thủ thế giới, Tokyo Game Show đã, đang và sẽ ngày một trở thành một sự kiện đáng quan tâm khi các nhà làm game xứ Phù Tang cũng như các dự án game của họ ngày càng chú trọng đến việc “quốc tế hóa” bản thân, mạnh dạn tấn công các thị trường game ngoài lãnh thổ quê hương của mình.

Hãy chờ đó hỡi thế giới, Tokyo Game Show 2017 sẽ không để mọi người thất vọng!

Tác giả

Thảo luận