Skip to content

White Night – Đánh Giá Game

white-night-danh-gia-game (0)

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC ACTIVISION HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]B[/dropcap]ạn có thích game kinh dị? Tại sao bạn lại thích nó?

Có chăng đó là vì bạn muốn được trải nghệm cảm giác sợ hãi tới tột cùng, sự ám ảnh luôn đeo bám thể xác và tâm hồn mình; được khám phá những bí mật đã mục rữa và chống lại một thế lực nào đó đang ẩn mình trong bóng tối.

HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • Sản xuất: Osome Studio
  • Phát hành: Activision
  • Thể loại: Phiêu lưu
  • Ngày ra mắt: 3/03/2015
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 14.99 USD
  • OS:  Windows Vista trở lên
  • Processor: Intel Core 2 Duo | Athlon64 trở lên
  • Memory: 2 GB RAM
  • Graphics: Geforce GTS 250 | Radeon HD 4770 trở lên
  • DirectX: 9
  • Hard Drive: 2 GB
  • Sound: Tương thích DirectX 9.0c
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

Người viết muốn hỏi bạn đọc một câu hỏi nữa: bạn có thực sự cảm thấy sợ khi trải nghiệm các tựa game kinh dị mới? Khi đã gắn mác kinh dị, nếu trò chơi chỉ đơn thuần làm người chơi giật mình (hoặc một chút bất an) thì có lẽ mục tiêu của nhà làm game đã thất bại.

Osome Studio – đội ngũ phát triển mới trực thuộc Activision –vừa qua đã cho ra mắt tựa game kinh dị mang tên: White Night.

Vẫn là câu hỏi ấy dành cho người chơi, còn nhà phát triển phải đối mặt với câu hỏi khác về sự thành bại của chính mình. Không chần chờ gì nữa, Vietgame.asia sẽ cho bạn đọc một câu trả lời hoàn chỉnh!

NỘI DUNG

Câu chuyện trong White Night bắt đầu với lời kể của nhân vật chính, một quý ông, sinh sống tại thành phố Boston những năm 1938.

“Cơn sóng thần đã cuốn đi biết bao nhiêu nhà cửa, cướp đi bao nhiêu tính mạng con người. Và người ta vẫn luôn nói với nhau rằng đó là một thuở khó khăn.”

Có lẽ, vẫn như mọi khi, ông ta thường lái xe về nhà vào những lúc trời tối như thế này. Đột nhiên, đêm nay thật kỳ lạ, có một cô gái chợt băng ngang qua đường, làm ông mất lái và đâm thẳng vào thân cây ven đường. Kết quả của vụ va chạm là xe hỏng nặng và ông cũng cảm thấy không khá hơn chiếc xe.

“Cô gái ấy là người hay… ma? Còn sống hay đã chết?”

Càng kỳ lạ hơn, quanh đây chỉ có duy nhất một căn biệt thự cũ kỹ như bị bỏ hoang. Đánh liều thôi, ông phải tìm kiếm một ai đó trong nhà có thể giúp ông những lúc như thế này. Nhưng ông ta không ngờ rằng, tất cả chỉ mới thực sự bắt đầu…

BẠN SẼ THÍCH

Màn đêm bất tận!

White Night có đoạn khởi đầu khá chậm theo cái cách mà ta vẫn thấy ở những cái tên từ Telltale Games như The Walking Dead hay The Wolf Among Us.

Tất cả quãng thời gian nhân vật tìm cách vào trong nhà đều chỉ là phân đoạn hướng dẫn cho người chơi thuần thục các thao tác, từ di chuyển tới cách giải các câu đố.

Có lẽ bạn sẽ không nghĩ White Night là game kinh dị cho tới khi bước một chân vào trong ngôi nhà bí hiếm này.

“Ông ta khập khiễng bước vào trong nhà và tìm đến hộp điện thoại để gọi cầu cứu. Nhưng thật không ngờ, phía đầu dây là một người đàn ông bí hiểm, tỏ ra không mấy dễ chịu với sự xuất hiện của kẻ lạ mặt trong nhà. Cửa bỗng khép dần…”white-night (1)

Màn đêm sẽ không bao giờ kết thúc, người chơi phải liên tục tìm các nguồn sáng để soi rõ từng đường nước bước
white-night (4)Người viết đã không mất một giây nào để nhận ra rằng, đáng lẽ ra mình không nên tìm kiếm điều gì ở đây. Không còn đường lui, bạn sẽ phải tiếp tục đi sâu hơn để khám phá mọi bí mật đang ẩn giấu, và trên hết là phải sống sót khỏi những thế lực siêu nhiên.

Trong White Night, vạn vật được thể hiện với hai màu chủ đạo là trắng và đen – tượng trưng cho ánh sáng và bóng tối. Chẳng ai biết trước được có gì ẩn sau màn đêm, nếu như ở trong bóng tối quá lâu, một thế lực nào đó sẽ tới và bóp nghẹt bạn. Màn đêm sẽ không bao giờ kết thúc, người chơi phải liên tục tìm các nguồn sáng để soi rõ từng đường nước bướcwhite-night (3)Lối chơi của White Night chủ yếu xoay quanh hai loại nguồn sáng: di động và cố định. Nguồn sáng di động là những bao diêm đặt rải rác trong game, thắp sáng trong một thời gian nhất định để tìm đường. Còn về khâu giải đố, White Night đòi hỏi người chơi phải tìm các nguồn sáng cố định (bóng đèn) để tìm kiếm các manh mối hoặc xua đuổi các hồn ma.

Khâu giải đố trong White Night không quá khó nhưng đòi hỏi người chơi phải để ý tới từng chi tiết liên quan tới những nguồn sáng. Khi bạn tìm thấy một cây đèn bàn nhưng không thể bật lên, tại sao không thử dò theo đầu dây điện tới ổ cắm nhỉ?Ngoài ra, nhân vật chính còn có thể tìm thấy thật nhiều những bức thư, tờ nhật ký hay những tấm ảnh loang lổ. Chúng không chỉ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các thành viên gia đình từng sống trong nhà, mà đôi khi, một tấm ảnh có thể chứa đựng sự gợi ý giúp người chơi giải được câu đố hóc búa.

white-night (5)

Âm – Hình Ám Ảnh!

Góc quay trong game được đặt cố định – giống như Resident Evil những ngày đầu vậy – tuy nhiên đây là một cải tiến thực sự.

Máy quay được đặt ở những nơi cực hiểm, và liên tục lắc nhẹ sang hai bên. Chính yếu tố rung – lắc camera đã làm cho người viết cảm thấy “lạnh buốt sống lưng”, giống như có ai đó đang theo dõi mình vậy.

Kết hợp với hai màu trắng – đen lẫn lộn, thế giới trong White Night dường như thật bí ẩn, thật lạnh lẽo, thật đáng ghê sợ.

Nếu như hình ảnh trong game gây cảm giác “sợ hãi” (và phấn khích), thì yếu tố âm thanh còn nâng trải nghiệm White Night lên cung bậc “ám ảnh”!Tiếng vĩ cầm kêu da diết, ứ đọng lại trong tâm trí người viết, cây dương cầm bỗng vang lên một nốt trầm. Thót tim!

Nhạc nền trong White Night làm tròn trách nhiệm dồn nén sự hồi hộp, hoảng loạn của người chơi, để khi đến đoạn cao trào – chẳng hạn như chạy khỏi sự truy đuổi của tới… 3 ma nữ – cả tâm hồn và thể xác của người chơi như muốn rụng rời.

Nếu như hình ảnh trong game gây cảm giác “sợ hãi” (và phấn khích), thì yếu tố âm thanh còn nâng trải nghiệm White Night lên cung bậc “ám ảnh”!
BẠN SẼ GHÉT
white-night (9)

Vẫn chưa hoàn hảo

Từ ý tưởng cho tới cách xây dựng, White Night đều làm tròn vai. Sở dĩ người viết nói tròn vai vì trong game vẫn còn tồn tại một vài điều đáng tiếc.Thứ nhất, việc sử dụng góc quay cố định trong game là một “con dao hai lưỡi”. Người viết không phủ nhận rằng điều đó đã giúp nâng cao trải nghiệm kinh dị. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khá nhiều ức chế cho người viết, đặc biệt là những khi bị ma “rượt”.

Những lúc đó người chơi cần phải thật nhanh chóng tìm đường về phía ánh sáng, tuy nhiên khi chạy tới một góc quay khác thì rất có thể bạn sẽ chẳng may ấn nhầm và… chạy ngược lại về phía con ma. Quả là xui xẻo!

Những con ma trong White Night khi lần đầu “gặp gỡ” có thể làm người chơi giật thót, nhưng càng về sau người viết càng cảm thấy chúng “vô hồn như ma” vậy!
Và thứ hai, những con ma trong White Night khi lần đầu “gặp gỡ” có thể làm người chơi giật thót, nhưng càng về sau người viết càng cảm thấy chúng “vô hồn như ma” vậy!Đúng vậy, các hồn ma sẽ làm người chơi thất vọng , khi được lập trình chỉ để đi loanh quanh các khu vực nhất định và tấn công người chơi ở ngay trước mặt chúng (hoặc ở thật gần).

Mặc dù White Night không đi theo lối hành động, tuy nhiên người viết vẫn mong muốn được trải nghiệm cảm giác sợ “đốn tim”, khi những hồn ma liên tục rình mò nhân vật trong bóng tối.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://osome-studio.com/whitenight/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/OSomeStudio”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/OSomeStudio”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/301560//”][/su_icon_panel]

Tác giả

Lưu Dạ

"Shine your Soul and Fix your Self" - LuDa & Lim Hyung.<br /> Ask me at: Ask.fm/ludafromvn

Thảo luận