Skip to content

4 mẹo chi tiêu trong thời game bản quyền

4 mẹo chi tiêu trong thời game bản quyền

Chót dấn thân vào con đường game bản quyền đầy “ngang trái”, “éo le” nhưng cũng thật… “vinh quang” và ý nghĩa. Không ít thì nhiều, mỗi một game thủ từng chọn lựa con đường này đều sẽ từng một hoặc nhiều lần phải đánh đổi, hi sinh, đắn đo và cho đi rất nhiều điều hoặc giá trị, vật chất trong cuộc sống.

Nhịn ăn sáng, nhịn chi tiêu, thậm chí nhịn cả… đi chơi với bạn gái cũng chỉ là những trường hợp quá đỗi bình thường nếu như bạn không biết cách chi tiêu sao cho hợp lý. Bởi giá thành của một chiếc máy game hay một tựa game bản quyền thường khá cao, thậm chí là vượt ra khỏi mức sống của một người công nhân bình thường, nếu như bạn chấp nhận mua chúng ngay khi vừa được ra mắt!

Nhưng nếu có ai đó nói với bạn rằng, chỉ cần khôn khéo một chút trong việc quản lý chi tiêu, chỉ với một vài mẹo nhỏ sau đây, bạn có thể giảm thiểu được tới mức tối đa, thậm chí là hầu như không bị “lỗ” một đồng nào hoặc mất rất ít tiền cho việc mua game bản quyền và máy game, mà vẫn đảm bảo có được một đại lượng game dồi dào “chơi hoài không hết”? Đó chính xác là những điều mà người viết đã thực hiện được trong suốt nhiều năm qua để hôm nay có được những kinh nghiệm quý báu đem chia sẻ với độc giả.

XEM THÊM
[timeline post=”135964, 135541″]
“CHỢ ĐEN” VÀ CÁC GIAN THƯƠNG
Vấn đề được đề cập tới sau đây có lẽ đã chẳng còn xa lạ gì đối với hầu hết độc giả của Vietgame.asia, là một điều căn bản nhất cần biết nếu như bạn đã gắn bó với việc mua và chơi game bản quyền trực tuyến dạng kỹ thuật số (digital) trên Steam hoặc các dịch vụ trực tuyến khác.

Thông thường thì số người bỏ ra số tiền tối đa (full price) cho một tựa game ở dạng digital là không cao, mà đa phần người mua game sẽ nhờ cậy vào các “gian thương”, tìm đến các “chợ đen” để mua được game với giá rẻ hơn chỉ bằng 2/3 hoặc thậm chí chỉ bằng nửa giá gốc. Nếu là trước đây thì đó là các game được người bán mua lại từ những đợt giảm giá, hoặc các nguồn hàng giá rẻ đến từ các khu vực được hỗ trợ chính sách giá vùng có thể tin cậy và được sử dụng không khác gì một game bản quyền giá gốc thông thường.

đa phần người mua game sẽ nhờ cậy vào các “gian thương”, tìm đến các “chợ đen” để mua được game với giá rẻ hơn chỉ bằng 2/3 hoặc thậm chí chỉ bằng nửa giá gốc
Hiển nhiên là, chẳng có ai là muốn mua bất cứ thứ gì với giá đắt cả, đây cũng là biện pháp cơ bản và đơn giản nhất để bạn sở hữu được cho mình một kho tàng game bản quyền hùng hậu. Hiệu quả của nó luôn luôn trực tiếp, thậm chí còn cao hơn nữa đối với những game cũ được giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, có một lưu ý là người mua cần phải tỉnh táo, tìm đến các lái buôn uy tín với nguồn hàng “sạch” để tránh bị lừa đảo. Thêm nữa, chuyện ăn phải quả đắng vì mua đúng hàng “đen” có xuất xứ từ việc ăn cắp bằng thẻ tín dụng chùa (hay được gọi là credit card chùa – Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới phải hứng chịu tệ nạn này) cũng không phải là chưa từng xảy ra. Dẫn tới hậu quả khôn lường, trường hợp xấu nhất có thể hủy hoại luôn cả tài khoản game bản quyền của bạn.4 mẹo chi tiêu trong thời game bản quyền

BẠN CẦN MỘT CỘNG ĐỒNG
Đã qua lâu rồi cái thời mà một cá nhân chỉ ngồi một mình “tự kỷ” cùng chiếc PC hoặc Console. Thời đại tên lửa của ngày hôm nay đã giúp con người tiếp cận với các loại thông tin nhanh nhạy hơn bao giờ hết, một vấn đề trong game sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn nhiều, nếu như bạn có thêm một vài chiến hữu để nhờ cậy, cùng nhau tìm tòi.

Trong mua bán cũng vậy, một cộng đồng sẽ dễ dàng giúp đỡ và thương lượng, trao đổi với nhau hơn là một cá nhân độc lập. Hiện tại ở Việt Nam, cũng không khó lắm để bạn có thể tìm thấy và tham gia vào một công đồng chơi game, ví dụ như hội mê game bản quyền, hội máy game cầm tay, hội game đối kháng…

cũng không khó lắm để bạn có thể tìm thấy và tham gia vào một công đồng chơi game, ví dụ như hội mê game bản quyền, hội máy game cầm tay, hội game đối kháng
Thực ra, lợi ích lớn nhất của một cộng đồng là việc những thành viên trong đó có thể dễ dàng chia sẻ với nhau không chỉ kinh nghiệm, kiến thức mà cả về mặt vật chất. Một cộng đồng chơi game nếu bao gồm toàn những thành viên quý mến nhau, thì việc xây dựng một thư viện game bản quyền chung sẽ trở thành một điều vô cùng dễ dàng.

Cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không còn phải bỏ ra một số tiền lớn, hoặc công sức tìm kiếm mỗi khi bạn muốn chơi một game gì đó. Đa số các tựa game đều có thể được dễ dàng trao đổi, hoặc mượn được từ “thư viện game” đồ sộ của cả cộng đồng. Đây là một điều tuyệt vời không chỉ vì nó là cách tối ưu nhất về mặt tài chính, mà nó còn giúp các thành viên trong cộng đồng tin tưởng và gắn bó với nhau hơn.4 mẹo chi tiêu trong thời game bản quyền

ĐỪNG NGẠI MUA HÀNG DÙNG RỒI
Tự tay mở tem (seal) của một chiếc máy chơi game, hay một đĩa game bản quyền (chủ yếu là game console) mới toanh vừa xuất xưởng sẽ khiến cảm xúc của bạn thăng hoa, nhưng dư vị này sẽ không tồn lại được lâu, để lại đớn đau “âm ỉ” cho ví tiền của người mua nó.

Giá trị của một tựa game chỉ thực sự đạt đỉnh cao của nó khi tựa game bản quyền đó vừa được nhà sản xuất phát hành ra thị trường. Góp một phần không nhỏ vào điều này là nhờ chi phí quảng cáo của nhà phát hành, tên tuổi của hãng sản xuất, độ khan hiếm của game trên các thị trường đặc thù, cũng như là nhờ độ mong chờ (hype) của người hâm mộ, và trên hết là vì game đó “mới”.

Bỏ một số tiền lớn ra để mua một tựa game với giá “full price” hoàn toàn tùy hứng, không cần biết tới tên tuổi của nhà sản xuất, không được chìm mình vào những đoạn quảng cáo trước ngày ra mắt đầy “xúc động”, hay thú vui của việc mong ngóng từng ngày game ra mắt, game đã được phát hành ít lâu rồi nhưng vẫn mua bằng giá game mới…

Giá trị của một tựa game chỉ thực sự đạt đỉnh cao của nó khi tựa game bản quyền đó vừa được nhà sản xuất phát hành ra thị trường
Tất cả những điều trên chỉ gây ra một sự lãng phí không cần thiết mà có lẽ sẽ khiến bạn hối tiếc trong một ngày không xa, cũng có thể là ngay lập tức, khi bạn cảm thấy game đó… dở hoặc chẳng hợp khẩu vị của mình, nhưng vẫn phải gắng gượng “cày” nốt vì tiếc tiền, phí hoài thời gian quý báu mà đáng lẽ phải dành ra để chơi tựa game khác mà mình thích.

Nếu khôn khéo ra, thay vì tự dưng mất đi một khoản tiền lớn cho cái gọi là “trải nghiệm khui tem” (unboxing experience), thì chỉ với một số tiền ít hơn rất nhiều, người ta có thể mua cho mình những máy game, băng đĩa game bản quyền đã qua sử dụng (2nd hand) và được chơi thỏa thích mà không sợ bị lỗ vốn, lỗ rất ít, hoặc có khi còn… lãi.

Thực ra, đây cũng có thể coi là một chiến thuật đơn giản có thể được áp dụng trong trường hợp nếu bạn đang “tia” một game nào đó ở một hệ máy có ít game hoặc ít có hứng thú, thì bạn hãy tìm mua một máy game với giá cả thật tốt, mua nó, chơi xong game, rồi bán lại với giá trị không chênh lệch mấy với lúc mua lại trước đây.4 mẹo chi tiêu trong thời game bản quyền

CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH LÀ CHIẾN THẮNG TỐI THƯỢNG!
Thực ra, không có bí kíp “tài chính” nào có thể tối thượng được hơn việc người chơi tự hiểu được chính mình mà không bị sự ham vui và một ít “tham lam” dẫn dắt. Sẽ chẳng có một sự lãng phí nào nếu như ngày từ đầu, bạn không bỏ tiền ra cho một tựa game bản quyền chỉ vì nhìn nó “hay hay”, đạt điểm cao ở các trang đánh giá, bị bạn bè dụ dỗ… mà không biết suy xét kỹ thiệt hơn, cuối cùng dẫn tới việc mất một đống tiền ra mua game mà… chẳng chơi.

Mỗi tựa game đều có độ dài cốt truyện trung bình là khoảng vài chục tiếng, chưa kể cần thêm thời gian cho chế độ chơi mạng và các loại danh hiệu, cúp thưởng, bí mật dành cho game thủ gạo cội. Nếu một ngày bạn dành ra 4 tiếng để cày game, vậy thì cũng cần tới nửa tháng hoặc thậm chí vài tháng để hoàn thành một tựa game như thế. Vậy tại sao trong danh sách game của một số người lại có hàng vài chục, vài trăm game mà có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ có thời gian mà động đến, mặc cho con số này lại cứ tăng dần theo thời gian?

Thiết nghĩ, đây là một vấn đề cần suy xét hơn là phân tích!4 mẹo chi tiêu trong thời game bản quyền

Thực ra, không có bí kíp “tài chính” nào có thể tối thượng được hơn việc người chơi tự hiểu được chính mình

Tác giả

Thảo luận