Skip to content

5 quảng cáo game trông “dị” mà “ăn điểm” ngay với game thủ!

quảng cáo game
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”QUẢNG CÁO GAME”]Ảnh bìa: Trailer Devil May Cry 5 – Something Greater (TV spot) của Mike Diva.Quảng cáo nói chung và trong thế giới game nói riêng là một vấn đề khá “nhạy cảm”. Bạn cần làm gì đó để khiến sản phẩm của mình nổi bật so với đối thủ, nhưng cũng đừng làm gì quá ngu xuẩn để tự dìm hàng.

Do vậy, ranh giới giữa “thiên tài” và “ăn hại” trong quảng cáo là thực sự mong manh.

Tuy nhiên, có một số hãng sản xuất đã biết chớp lấy “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, giải được bài toán quảng bá này và gạt hái thành công mĩ mãn từ sản phẩm của họ.

Sau đây, hãy cùng Vietgame.asia điểm qua và phân tích một số “chiêu thức” quảng cáo game độc đáo và hiệu quả, để hiệu tại sao những chiêu quảng cáo “dị” lại có thể thành công được như vậy nhé![rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

1. “NGẮN GỌN SÚC TÍCH”
Một giây, một con số… và Steve Race, trưởng bộ phận phát triển máy PlayStation thời bấy giờ, đã nhấn chìm cả SEGA xuống đại dương sâu thẳm mà tới bây giờ vẫn chưa vực dậy nổi.

Tháng 11/1994, SEGA cho ra mắt máy chơi game Saturn tại Nhật Bản. Và một tháng sau đó, đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nó là PlayStation đời đầu xuất hiện ra đời.

Lúc này, hai gã khổng lồ vẫn trên đà “giằng xé” chưa rõ thành bại trên xứ sở mặt trời mọc.

Tuy nhiên, thế cờ bắt đầu đảo lộn khi SEGA và Sony mang sản phẩm của mình ra thế giới.

Máy Saturn vốn được lên kế hoạch ra mắt vào tháng 9/1995, mọi thứ đã được chuẩn bị khá chu đáo, quy trình sản xuất sẵn sàng, các nhà bán lẻ đều đã nắm được thông tin. Nếu SEGA quyết định đi theo lộ trình ban đầu của họ thì lịch sử có lẽ sẽ khác, nhưng Hayao Nakayama, CEO của tập đoàn SEGA bấy giờ, lại không nghĩ vậy. Ông cho rằng muốn chiến thắng thì phải đi trước đối thủ, phải vượt mặt PlayStation.

Thế là tại E3 1995, SEGA đã “chơi lớn một lần xem thiên hạ có trầm trồ”. Tom Kalinske, CEO của SEGA of America, tuyên bố: “Để đáp ứng được nhu cầu cực kì lớn của thị trường”, công ty đẩy nhanh ngày phát hành chiếc Saturn xuống 4 tháng, tức ngay tại E3 đó luôn, và gán cho nó cái mác giá không hề rẻ: 399 USD.

Rồi điều đã… chẳng khiến ai ngạc nhiên cũng tới. Việc đẩy nhanh ngày phát hành đột ngột khiến nguồn cung sản xuất bị thiếu hụt trầm trọng. Các nhà phân phối, nhà bán lẻ “giật nảy mình” khiến nơi có hàng, nơi thì không.

Hơn thế nữa, một máy console cũng chỉ là cái “chặn giấy” nếu nó không có game. Đẩy nhanh ngày phát hành kéo theo việc rất nhiều tựa game cho Saturn phải ra mắt sớm, và đương nhiên là không đảm bảo chất lượng, dính lỗi nhan nhản. Một máy console đắt tiền nhưng lại khan hàng và kén game thì chết dần chết mòn là điều tất yếu.Thế nhưng có lẽ SEGA Saturn đã “chết yểu” trước đó lâu rồi, chết từ vài phút ngay sau khi nó được công bố, bởi đó là lúc Sony giới thiệu máy PlayStation của họ. Tại buổi họp báo, sếp lớn của Sony America – Olaf Olafsson, đã mời trưởng bộ phận phát triển Steve Race lên sân khấu để có một bài phát biểu “ngắn” về máy PlayStation.

Và công nhận… bài phát biểu đó ngắn thật!

Steve Race điềm tĩnh bước lên sân khấu, đặt tập tài liệu xuống bàn và nói “299”. Sau đó ông cầm tập tài liệu và đi xuống trong sự reo hò của đám đông.

Không cần sự quảng bá hào nhoáng, không cần “chộp giật” đẩy nhanh ngày phát hành tới 4 tháng, không cần viện lý do “nhu cầu lớn của người dùng” để đưa ra mức giá “chát chúa”… tất cả những gì Sony cần thể hiện vào thời điểm ấy là cho người mua thấy Sony PlayStation chắc chắn “ăn đứt” SEGA Saturn ở một mặt nào đó cực kì quan trọng.

Và chỉ với cụm từ “299”, Steve Race đã hoàn thành điều đó mĩ mãn rồi.

Bí quyết ăn điểm của cách quảng cáo game console “ngắn gọn súc tích” này là nó thành công trên sự thất bại của đối thủ, nhân cơ hội đối thủ đã làm gì đó khá “ngu xuẩn” để rồi cho thấy sản phẩm mình hơn chắc ở mặt đó.

Và trong lịch sử, Sony đã thực hiện lại đòn đánh này tới hai lần. Lần thứ hai qua video hướng dẫn chia sẻ game trên PlayStation 4 để “đá đểu” Xbox One.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

2. “NHÁ HÀNG” ONLINE
Từ rất lâu rồi, các nhà sản xuất thường công bố, quảng cáo game tại những buổi họp báo, bởi đó là dịp mà các game thủ, các người hâm mộ tụ hội đầy đủ nhất, và tiếng vang của game sẽ lan xa nhất.

Tuy nhiên, thời đại mới đã đem tới mạng xã hội, cánh cửa kết nối triệu triệu con người trên thế giới một cách dễ dàng. Vậy thay vì công bố một sản phẩm mới ngay lập tức, chiêu thức “nhá hàng” nửa vời để game thủ “đừng ngồi không yên” trước, tạo sự hồi hộp, hi vọng và tiếng vang xa trước khi công bố game cũng là một ý tưởng hay.

Không ít công ty đã thử thực hiện cách quảng cáo game này, và tới nay Rockstar Games vẫn là hãng gặt hái nhiều thành công nhất.

Nói tới Red Dead Redemption là nói tới một trong những mốc son chói lọi của Rockstar Games, và là niềm tự hào kiêu hãnh của dân console nói chung, bởi tới tận ngày hôm nay, Red Dead Redemption vẫn chưa được “chuyển thể” (port) chính thống lên PC.

Sau khi Red Dead Redemption được ra mắt vào 2010, nhận được rất nhiều thành công và tán dương, những người yêu thích đã tự hỏi khi nào một hậu bản sẽ tới. Họ đã chờ 2 năm, 3 năm, 4 năm rồi 5 năm… bặt vô âm tín.

Bỗng một ngày đẹp trời, mạng xã hội bùng nổ trước một bức ảnh của Rockstar Games.JTNDY2VudGVyJTNFJTNDYmxvY2txdW90ZSUyMGNsYXNzJTNEJTIydHdpdHRlci10d2VldCUyMiUyMGRhdGEtbGFuZyUzRCUyMmVuJTIyJTNFJTNDcCUyMGxhbmclM0QlMjJ1bmQlMjIlMjBkaXIlM0QlMjJsdHIlMjIlM0UlM0NhJTIwaHJlZiUzRCUyMmh0dHBzJTNBJTJGJTJGdC5jbyUyRkJrbFhNbFowVVElMjIlM0VwaWMudHdpdHRlci5jb20lMkZCa2xYTWxaMFVRJTNDJTJGYSUzRSUzQyUyRnAlM0UlMjZtZGFzaCUzQiUyMFJvY2tzdGFyJTIwR2FtZXMlMjAlMjglNDBSb2Nrc3RhckdhbWVzJTI5JTIwJTNDYSUyMGhyZWYlM0QlMjJodHRwcyUzQSUyRiUyRnR3aXR0ZXIuY29tJTJGUm9ja3N0YXJHYW1lcyUyRnN0YXR1cyUyRjc4NzYzOTI0OTg2NDYzMDI3MyUzRnJlZl9zcmMlM0R0d3NyYyUyNTVFdGZ3JTIyJTNFT2N0b2JlciUyMDE2JTJDJTIwMjAxNiUzQyUyRmElM0UlM0MlMkZibG9ja3F1b3RlJTNFJTBBJTNDc2NyaXB0JTIwYXN5bmMlMjBzcmMlM0QlMjJodHRwcyUzQSUyRiUyRnBsYXRmb3JtLnR3aXR0ZXIuY29tJTJGd2lkZ2V0cy5qcyUyMiUyMGNoYXJzZXQlM0QlMjJ1dGYtOCUyMiUzRSUzQyUyRnNjcmlwdCUzRSUzQyUyRmNlbnRlciUzRSUwQQ==Chỉ là một bức ảnh, không có nửa dòng văn bản nào nhưng mọi thứ trôi như tuyết lở, và sau vài phút, bức ảnh trở thành bài viết đứng đầu của toàn bộ trang reddit r/gaming ngày hôm đó. Các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Reddit hay Facebook đã vô tình trở thành nơi quảng cáo game hộ Rockstar.

Logo của Rockstar trên nền màu đen đỏ – hai màu chủ đạo của Red Dead Redemption… Nếu gọi nghệ thuật nhá hàng của bức ảnh này là số hai thì chưa ai dám nhận là số một!

Và hai ngày sau, công ty chính thức công bố Red Dead Redemption 2 đang tới…JTNDY2VudGVyJTNFJTNDYmxvY2txdW90ZSUyMGNsYXNzJTNEJTIydHdpdHRlci10d2VldCUyMiUyMGRhdGEtbGFuZyUzRCUyMmVuJTIyJTNFJTNDcCUyMGxhbmclM0QlMjJlbiUyMiUyMGRpciUzRCUyMmx0ciUyMiUzRVJFRCUyMERFQUQlMjBSRURFTVBUSU9OJTIwMiUzQ2JyJTNFQ29taW5nJTIwRmFsbCUyMDIwMTclM0NhJTIwaHJlZiUzRCUyMmh0dHBzJTNBJTJGJTJGdHdpdHRlci5jb20lMkZoYXNodGFnJTJGUkRSMiUzRnNyYyUzRGhhc2glMjZhbXAlM0JyZWZfc3JjJTNEdHdzcmMlMjU1RXRmdyUyMiUzRSUyM1JEUjIlM0MlMkZhJTNFJTNDYSUyMGhyZWYlM0QlMjJodHRwcyUzQSUyRiUyRnQuY28lMkZaYWNVSjQ4d3ZFJTIyJTNFaHR0cHMlM0ElMkYlMkZ0LmNvJTJGWmFjVUo0OHd2RSUzQyUyRmElM0UlMjAlM0NhJTIwaHJlZiUzRCUyMmh0dHBzJTNBJTJGJTJGdC5jbyUyRmxmZlp2bjQycFIlMjIlM0VwaWMudHdpdHRlci5jb20lMkZsZmZadm40MnBSJTNDJTJGYSUzRSUzQyUyRnAlM0UlMjZtZGFzaCUzQiUyMFJvY2tzdGFyJTIwR2FtZXMlMjAlMjglNDBSb2Nrc3RhckdhbWVzJTI5JTIwJTNDYSUyMGhyZWYlM0QlMjJodHRwcyUzQSUyRiUyRnR3aXR0ZXIuY29tJTJGUm9ja3N0YXJHYW1lcyUyRnN0YXR1cyUyRjc4ODM2Mzg0MjMyOTkwMzEwNCUzRnJlZl9zcmMlM0R0d3NyYyUyNTVFdGZ3JTIyJTNFT2N0b2JlciUyMDE4JTJDJTIwMjAxNiUzQyUyRmElM0UlM0MlMkZibG9ja3F1b3RlJTNFJTBBJTNDc2NyaXB0JTIwYXN5bmMlMjBzcmMlM0QlMjJodHRwcyUzQSUyRiUyRnBsYXRmb3JtLnR3aXR0ZXIuY29tJTJGd2lkZ2V0cy5qcyUyMiUyMGNoYXJzZXQlM0QlMjJ1dGYtOCUyMiUzRSUzQyUyRnNjcmlwdCUzRSUwQSUzQyUyRmNlbnRlciUzRSUwQQ==Sau khi ra mắt, Red Dead Redemption 2 đã thu về 725 triệu USD chỉ sau 3 ngày, biến nó thành sản phẩm giải trí có doanh thu cuối tuần mở đầu cao nhất mọi thời đại.

Đương nhiên, thành công của Red Dead Redemption 2 không phải chỉ phụ thuộc vào khâu quảng bá, mà còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm tuyệt vời nữa.

Bethesda cũng đã thử cách quảng cáo game tương tự với Fallout 76, và có thể nói công ty đã nắm được sự chú ý từ phía người dùng thành công. Chỉ tiếc là sản phẩm cuối cùng thì lại… là một thất bại liên hoàn, nên giờ Fallout 76 đã trở thành một trò cười hơn là thứ gì đó thực sự có ý nghĩa.

Tóm lại, cách quảng bá “nhá hàng” sẽ cực kì thành công nếu sản phẩm muốn quảng bá đã có tên tuổi, thương hiệu, lượng người yêu thích lớn, và các sản phẩm liền trước nó thực sự nổi tiếng, tuyệt vời.

Nhưng lưu ý, cách quảng cáo game này không thể bù được danh tiếng khi sản phẩm cuối cùng là sự thất bại nhé![rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

3. TRAILER ĐẬM ĐÀ
Tất cả mọi hãng làm game đều muốn tạo ra những trailer bắt khách, nhưng cách họ làm trailer như thế nào mới là vấn đề.

Điểm qua một số tựa game khá thành công với trailer của mình, chúng ta không thể không kể tới Call of Duty.

Trước khi danh tiếng của Activision cùng dòng game Call of Duty trở nên “lấm bùn” trong mắt thiên hạ, công ty cũng đã có một số cách quảng cáo game khá sáng tạo!

Một trong số đó là quảng cáo TV “There’s A Soldier In All Of Us” (Có một người lính trong mỗi chúng ta). Không chỉ hấp dẫn với các game thủ đã quen thuộc với dòng game này mà trailer còn thu hút kha kha người chơi mới.Activision đã làm được điều đó bằng cách tổ chức một trận đấu Call of Duty ngoài đời thực với sự tham gia của những con người bình thường, rồi “rót” vào đó một chút kĩ xảo, cùng bản nhạc Gimmie Shelter của The Rolling Stones.

Ngoài ra, các tựa game khác như Dead Island hay Angry Birds cũng có những trailer cực kì độc đáo.

Có lẽ, bài học để tạo ra một trailer quảng cáo game độc đáo, hấp dẫn thì khó lắm, bởi nếu có cách nào đó hiệu quả và ai cũng làm theo nhất nhất thì cuối cùng cách đó cũng chẳng đặc biệt nữa.

Nhưng nhìn chung, muốn tạo được sự chú ý qua trailer thì hãy sử dụng thứ gì đó sáng tạo, hơn là cắt bỏ 90% lối chơi và bỏ vào như đại đa số trailer hiện nay.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

4. QUÀ “MỌN”
Thông thường với một game AAA, ngoài game gốc, nhà sản xuất còn có các phiên bản đặc biệt khác với đủ những thứ đồ trên đời, dành cho các game thủ “chịu chơi” hoặc những ai đặt trước. Thế là, có một số nhà sản xuất đã sử dụng chính các gói đặc biệt ấy để quảng cáo game của họ, bằng cách làm nó… đắt!

Ví dụ như Saints Row IV có một phiên bản mang tên “THE SUPER DANGEROUS WAD WAD EDITION”. Nó quan trọng không phải ở tên gọi, mà là ở cái giá… 1 triệu USD!

Nếu bỏ tiền mua phiên bản này, bạn sẽ được:

  • Saints Row IV: Commander in Chief Edition
  • Trải nghiệm bay vào không gian với Virgin Galactic
  • Phiên bản đồ chơi kích cỡ thực của chiếc súng Dub-Step trong game.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ
  • Nghỉ dưỡng 7 ngày tại phòng nghỉ hoàng gia của khách sạn Burj al-Arab
  • Trải nghiệm giải cứu con tin
  • Được huấn luyện làm điệp viên
  • Được nghỉ ở khách sạn Jefferson Hotel, Washington DC
  • Một chú xế Lamborghini Gallardo
  • Một chú Toyota Prius và một năm bảo hành

Đương nhiên nếu bạn có thừa 1 triệu USD tiền lẻ để đi mua game thì những phần quà “phù phiếm” này chẳng là gì.

Thế nhưng xét về mục đích quảng bá thì Deep Silver chắc chắn đã tạo được tiếng vang, bởi chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều trang báo và mạng xã hội đã chia sẻ thông tin này “ầm ầm như mưa bão”.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

5. CHẢ LÀM CÁI GÌ CẢ
Trong cuộc sống, đôi khi không mở mồm thốt lên điều gì cũng là lựa chọn sáng suốt, và đó là cách Apex Legends đã đạt tới thành công.

Là một game Battle Royale phải “sống mái” với các đối thủ “máu mặt” như Fortnite hay PUBG, Apex Legends không được phép thất bại từ những bước đầu.

Nhà sản xuất Respawn Entertainment phải lấy được thiện cảm và chú ý từ cộng đồng bằng một cách nào đó. Tuy nhiên, vấn đề của họ là nhà phân phối cho sản phẩm ấy là EA.

Nếu có mặt xấu nào gắn liền với EA nhất thì đó chính là “vắt sữa”.

Công ty này vốn đã không có được thiện cảm từ đa số người dùng, nay lại công bố một sản phẩm Battle Royale, miễn phí chơi nhưng lại có microtransaction (mua đồ trong game)… liệu bạn nghĩ sẽ có bao nhiều người chịu “nuốt” tựa game này?

Bất kể mọi hành động quảng bá nào từ phía EA đều là “tự sát”. Do vậy, nhà sản xuất chẳng còn cách nào khác ngoài việc liều và… ngồi chơi.

Tất cả những gì họ làm để quảng cáo game là đăng trailer, hết! Nhưng nếu vậy, làm sao để tiếng tăm của game trở nên vang xa?

Họ tin rằng sản phẩm mình làm ra là tuyệt hảo, họ đánh cược rằng người chơi cũng sẽ nghĩ như vậy, và họ để người chơi tự trải nghiệm, tự cảm nhận, và tự giới thiệu cho bạn bè mình.

Quả thật, “chả làm gì” không phải là một nước đi tồi đâu, bời chỉ sau một tuần, Apex Legends đã có tới 25 triệu người chơi.

Phân tích lý do thành công của cách quảng cáo game này có lẽ là khó nhất, bởi sự thành công của nó là đúc kết của rất nhiều yếu tố: Apex Legends thực sự hay, Fortnite đang trên đà đi xuống, mạng xã hội phát triển giúp lan truyền thông tin chóng mắt, vũ trụ Titanfall đã có một lượng người yêu thích nhất định…

Nhìn chung, đây là cách quảng bá cực kì hiệu quả, nhưng cũng cực kì hên xui. Trừ khi bạn là con cháu Vanga có thể nhìn thấy rõ “thiên thời địa lợi” trong tương lai, đừng sử dụng cách quảng bá “ngồi rung đùi ra tiền” này cho sản phẩm của mình!

Tác giả

Thảo luận