Skip to content

6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer – Trải Nghiệm Game

6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game
[alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””]GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ược công bố vào năm 2008, ngập tràn trong những lời hứa hẹn và “chết yểu” đến năm 2013, “tái sinh” vào năm 2014 và sẽ chính thức ra mắt chỉ trong hơn một tháng nữa, chẳng có gì quá ngạc nhiên khi phiên bản thứ tư của loạt game “cố nội” của thể loại FPS (bắn súng góc nhìn thứ nhất) đón nhận hai làn sóng trái chiều từ làng game nói chung và cộng đồng của người hâm mộ nói riêng.

Cái tên Doom giờ đây không còn nắm giữ thế độc tôn của mình giống như thời điểm 23 năm về trước nữa. Từng là kẻ phát động nên một trong những thể loại game phổ biến nhất toàn cầu, giờ đây Doom lại phải bắt kịp với những xu thế hiện đại nếu không muốn trở thành một cái tên chỉ tồn tại trong quá khứ. MachineGames đã làm được điều đó, thì hà cớ gì mà id Software lại không thực hiện được?

Vietgame.asia đã có cơ hội bước chân vào địa ngục cuồng nộ trong phiên bản thử nghiệm phần chơi mạng của Doom và “diện kiến” một phần nhỏ nội dung của trò chơi, và ra về với khá nhiều câu hỏi xoay quanh nó.

ĐẤU TRƯỜNG CỦA NHỮNG KẺ VÔ DANH
6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm GameNếu như bạn đã từng may mắn được thưởng thức những tựa game FPS “đấu trường” (Arena) vào những năm 99-2004, thời điểm mà những Quake 3 Unreal Tournament 2004 đang trên đà “vũ bão” cùng với cộng đồng người hâm mộ cực lớn mạnh, thì ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy được chút ít hương vị đó trong Doom, bởi vì dù sao thì bạn vẫn phải dùng chuột để điều khiển camera thay vì 4 phím mũi tên trong hai phiên bản Doom đầu tiên.

Một số yếu tố làm nên thể loại FPS “đấu trường” (Arena) đều xuất hiện trong Doom, từ những thứ rất ư là nhỏ nhặt như không có nạp đạn, không có chức năng chạy nhanh (sprint), không có tự động hồi máu mà thay vào đó là các bình đạn, máu, giáp và các “Power Up” như Quad Damage (nhân bốn lần sát thương), Haste (tăng tốc tạm thời)… nằm rải rác khắp màn chơi, buộc người chơi luôn phải di chuyển và chủ động trong mọi tình thế bởi những viên rocket có thể bay về mình từ tám phía.

Và dĩ nhiên, Doom cũng sở hữu rất nhiều yếu tố làm nên những tựa game FPS hiện đại, hay có, dở có, nhưng tựu chung trò chơi không thật sự đánh mất mục tiêu của mình: mang đến cho người chơi một trải nghiệm bắn súng khá thuần túy, không cầu kỳ cao siêu, đậm chất giải trí và yêu cầu kỹ năng cá nhân cao.

Sau đây là 6 yếu tố chính đáng chú ý trong phiên bản thử nghiệm của Doom.

Doom cũng sở hữu rất nhiều yếu tố làm nên những tựa game FPS hiện đại, hay có, dở có, nhưng tựu chung trò chơi không thật sự đánh mất mục tiêu của mình
6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game
THỢ SĂN HAY CON MỒI?
6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game

1. Di chuyển

Một trong những yếu tố đặc sắc nhất của thể loại FPS “đấu trường” (Arena) chính là tốc độ và sự đa dạng trong việc làm chủ tốc độ của người chơi. Trong Quake, bạn có thể tăng tốc bằng kỹ thuật “strafe jumping” cực kỳ khó thuần thục. Trong Unreal Tournament, bạn có thể nhảy bật tường và trượt trên mặt đất. Trong Doom, bạn chỉ có thể nhảy hai nấc (double jump) và leo lên tường hoặc vị trí trên cao một cách cơ bản nhất có thể.

Tốc độ di chuyển của nhân vật trong Doom khá chậm so với Unreal Tournament, Quake Live hay Reflex. Cung cách di chuyển khá ì ạch và thiếu độ nhạy cần thiết dành cho một tựa game FPS “đấu trường” (Arena). Khi xét về cơ chế di chuyển, Doom thật sự không có điểm gì đặc sắc ngoài phong cách chạy-nhảy-bắn thông thường. Tuy nhiên, trò chơi có mang đến một phụ kiện mới là chiếc đĩa được dùng để dịch chuyển tức thời (hoạt động tương tự như Translocator trong Unreal Tournement), có thể cứu nguy cho người chơi khỏi bàn thua trông thấy.

Tốc độ di chuyển của nhân vật trong Doom khá chậm so với Unreal Tournament, Quake Live hay Reflex
6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game

2. Vũ khí và Loadout

Thay đổi gây nhiều tranh cãi nhất trong phần chơi mạng của Doom là sự hiện diện của cơ chế Loadout. Thay vì khỏi đầu với một loại vũ khí cơ bản và bắt đầu thu thập những vũ khí còn lại được đặt rải rác xung quanh màn chơi, thì người chơi chỉ có thể chọn và sử dụng hai vũ khí chính cho một Loadout được tùy chỉnh sẵn trước khi tham gia vào trận đấu. Đây là phong cách thường thấy của các game FPS hiện đại ngày nay, những ai từng chơi qua Battlefield hoặc Call of Duty sẽ thấy rất bình thường!

Đây là thay đổi mà cá nhân người viết thực sự không cảm thấy hài lòng. Doom sở hữu dàn vũ khí khá đa dạng với hỏa lực khác nhau, song hệ thống Loadout khiến cho một số loại vũ khí yếu thế hơn hoàn toàn bị “bỏ quên”. Trong phiên bản beta, những sự kết hợp gây “bão” nhiều nhất vẫn là Vortex Rifle (súng tỉa được nạp năng lượng khi bật ngắm) + Super Shotgun hoặc Rocket Launcher bởi nó có thể hạ thủ một kẻ địch trong hai hoặc ba phát bắn, trong khi đó Static Rifle (súng năng lượng được nạp khi người chơi liên tục di chuyển), Heavy Assault Rifle và Plasma Rifle hoàn toàn thiếu đất dụng võ.6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game

3. Hack Module

Hệ thống Hack Module hoạt động tương tự như “Burn Card” trong Titanfall. Các Module này là những bổ trợ mà người chơi có thể nhận được sao từng trận đấu, và sẽ bị “tiêu thụ” hoàn toàn sau khi dùng (tối đa 4 Module).

Một số kiểu Hack Module thông thường như Vital Sign – hiện rõ lượng máu của địch thủ, Retribution – đánh dấu kẻ địch đã hạ người chơi trước đó xuyên tường, Power Seeker – đánh dấu vị trí các Power Up trên màn hình… Về cơ bản, các loại Hack Module này thật sự không ảnh hưởng quá nhiều vào lối chơi chính, nhưng một số chúng lại thật sự khá hữu dụng (và một số cũng gây mất cân bằng) nếu người chơi tận dụng chúng đúng lúc.

Doom sở hữu dàn vũ khí khá đa dạng với hỏa lực khác nhau, song hệ thống Loadout khiến cho một số loại vũ khí yếu thế hơn hoàn toàn bị “bỏ quên”
6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game

4. Demon và Gauss Cannon

Trong phần chơi mạng của Doomngười chơi có thể lựa chọn nhiều chủng loại quái vật (Demon) đặc biệt và có cơ hội hóa thân vào nó trong một thời gian ngắn bằng cách giành lấy “Demon Rune” được đặt tại vị trí nhất định trên bản đồ, hoặc rơi ra sau khi quái vật phe địch bị tiêu diệt.

Riêng phiên bản beta chỉ sở hữu một loại quái vật duy nhất là Revenant, với chiếc jetpack cho phép lượn trên không trung và hai khẩu súng phóng lựu trên vai, sở hữu lượng máu gấp 3 lần bình thường (nhưng không có giáp) và có khả năng hạ một kẻ địch chỉ với một phát bắn duy nhất nếu bắn trực diện.

Việc Revenant mạnh “quá đáng” có thể xem là công cụ hữu hiệu để giúp những người chơi “gà mờ” thay vì rèn giũa kỹ năng thì có thể lấy được vài mạng đối thủ dễ dàng. Tuy nhiên, mặc dù Demon có khả năng lấy mạng rất nhanh, nhưng chiếc jetpack của nó có thể bị vô hiệu hóa tạm thời và cũng “chầu trời” nếu ăn quá nhiều đạn.

Ngoài ra, trong mỗi màn chơi còn có một vũ khí cực mạnh là súng năng lượng Gauss Cannon, chỉ có thể khai hỏa 4 lần nhưng cực kỳ uy lực trước Demon và luôn luôn đảm bảo ít nhất một mạng cho người sở hữu nó (và một lần nữa, lại là cơ hội lấy mạng dễ dàng dành cho những người chơi ít kinh nghiệm).

phần chơi mạng của Doomngười chơi có thể lựa chọn nhiều chủng loại quái vật (Demon) đặc biệt và có cơ hội hóa thân vào nó trong một thời gian ngắn

5. Tinh chỉnh vũ khí và nhân vật

Gọi là tinh chỉnh cho vui chứ thực chất Doom chỉ cho phép người chơi “dán” một vài mảng giấy màu hoa lá, giống như mới bay ra từ… hội nghị cầu vồng lên trên vũ khí và giáp trụ của nhân vật, và những loại giáp trụ mới (chỉ thay đổi vẻ ngoài) sẽ được thưởng cho người chơi sau từng trận đấu. Người viết xin mời bạn đọc chứng kiến độ… tăm tối và tàn bạo của Doom bằng tấm hình sau:6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game

6. Warpath

Hai trong số sáu chế độ chơi chính của Doom là Team Deathmatch (đấu đội) và Warpath (giành lãnh địa) được giới thiệu trong bản thử nghiệm kỳ này. Trong khi “Team Deathmatch” chỉ là chế độ đấu đội thông thường với số điểm tối đa để giành chiến thắng là 75, thì “Warpath” có thể được coi là biến thể của dạng chơi “King of the Hill” khá phổ biến trong Team Fortress 2.

Các thành viên của từng đội phải cố gắng chiếm giữ lấy một khu vực trên bản đồ, tuy nhiên trong “Warpath”, khu vực này lại di chuyển theo một đường đi có sẵn thay vì chỉ là một điểm tĩnh như dạng chơi “King of the Hill”. Trong khi đấy, Demon Rune lại “xuất chuồng” ở phía bên kia bản đồ, cách xa khu vực chiếm giữ này.6 yếu tố đánh dấu sự thành bại của Doom Multiplayer - Trải Nghiệm Game

KHI NÀO RA MẮT?
Phiên bản thử nghiệm phần chơi mạng của Doom mang đến một hương vị rất khác so với những tựa game FPS dạng “đấu trường” (Arena) ở quá khứ và hiện tại, và mặc dù cá nhân người viết không thực sự đồng tình với mọi yếu tố mới của trò chơi, có lẽ chúng ta nên chấp nhận rằng: đây là một tựa game bắn súng hiện đại và dễ chơi, mang mác Doom nhắm đến thị trường console hơn là sự trở về của gã “khổng lồ” của thể loại game bắn súng lừng lẫy năm nào.

Dù sao thì phiên bản beta lần này chỉ sở hữu một phần nhỏ nội dung mà trò chơi sẽ mang đến “bàn tiệc” sắp tới, đặc biệt là phần “hồn” lớn nhất của Doom nằm trong phần chơi đơn.

Doom sẽ chính thức ra mắt vào ngày 13/5 trên các hệ máy PC, PS4 và Xbox One. Vietgame.asia sẽ gửi đến bạn đọc bài đánh giá game sau khi trò chơi được phát hành trong thời điểm sớm nhất có thể.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://doom.com/en-us/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/doom”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/doom”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/379720/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận