Skip to content

Call of Duty: WWII – Cuộc vui “kinh điển” và những nỗi lo – Giới Thiệu Game

Call of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu Game

Call of Duty: WWII… Chúng ta nên bắt đầu từ đâu đây?

Với tư cách là một người gắn bó với dòng game này đã gần được 9 năm và thật sự yêu thích các phiên bản bối cảnh tương lai gần đây nhiều không kém gì hai phiên bản Modern Warfare đầu tiên, người viết cho rằng khái niệm “Call of Duty cổ điển” sẽ trở nên khác biệt rất nhiều trong mắt của toàn bộ cộng đồng người hâm mộ của dòng game này.

Thế nên, người viết sẽ không dám khẳng định rằng Call of Duty: WWIICall of Duty 2 phiên bản 2017 hay cái gì đó đại loại tương tự, nhưng có một điều chắc chắn rằng Call of Duty: WWII vẫn là… Call of Duty, từ cách chơi cho đến lối thiết kế tổng quát của nó, và việc phán xét xem điều đó có tích cực hay không hoàn toàn thuộc về bạn.

Phiên bản đầu tiên do Sledgehammer Games toàn quyền phát triển – Call of Duty: Advanced Warfare là một trong số những cái tên gây tranh cãi của toàn bộ dòng game, nhưng cá nhân người viết cho rằng cơ chế di chuyển linh hoạt của nó (một phần tạo tiền đề cho Call of Duty: Black Ops III) là một sự cách tân đáng hoan nghênh cho dòng game, dẫu cho có vấp phải bao nhiêu sự chỉ trích đi chăng nữa.

Thế nên khá mỉa mai khi mà tựa game thứ hai của hãng lại là cái tên đi ngược dòng lịch sử và tháo bỏ những bộ jetpack sau ba phiên bản gần đây nhất. Dĩ nhiên, sẽ không hề công bằng chút nào nếu đánh giá toàn bộ trò chơi qua bản thử nghiệm của phần chơi mạng, nhưng nó thực sự làm tốt công việc cho thấy Sledgehammer Games vẫn chưa quên cách thức tạo dựng cốt lõi bắn súng rất đã tay từ Call of Duty: Advanced Warfare, mặt khác “phơi bày” một số nhược điểm mà những ai đang ngóng chờ trò chơi (đặc biệt trên PC) nên dè chừng…

XEM THÊM
[timeline post=”132476, 130945″]
NHỮNG TƯƠNG PHẢN KỲ QUẶC TRONG KHÂU KỸ THUẬT
Call of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu GameCall of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu GameBạn còn nhớ Call of Duty: Advanced Warfare – một bản chuyển hệ (port) trên PC thực sự hoạt động ổn thỏa và không vướng phải quá nhiều vấn đề, sử dụng hệ thống mạng hỗn hợp (khiến nhiều người lầm tưởng trò chơi chỉ sử dụng hạ tầng P2P, nhưng thực tế có cả P2P lẫn Dedicated Server), nhưng phần chơi mạng lại “chết yểu” do thiếu thốn hỗ trợ từ chính Sledgehammer Games sau khi game ra mắt chứ? Đó là mối quan tâm hàng đầu của người viết đối với Call of Duty: WWII, đặc biệt sau lời hứa hẹn hãng muốn “giành lại con tim của cộng đồng PC” chỉ một ngày trước khi đợt thử nghiệm mở cửa. Kết quả mà chúng ta nhận được thật sự mới chỉ ở mức tạm được!

Hãy cùng nói qua những mặt tốt trước. Mặc dù chưa phá bỏ định mức giới hạn số khung hình/giây như Treyarch đã làm được với Call of Duty: Black Ops 3, nhưng chí ít con số 250FPS tối đa của Call of Duty: WWII chắc chắn khá khẩm hơn 91FPS của Call of Duty: Advanced Warfare và các tựa game gần đây của Infinity Ward.

Độ trễ từ phím và chuột (input lag) bị loại bỏ hoàn toàn, biến trò chơi trở thành phiên bản Call of Duty sở hữu cung cách điều khiển mượt mà và chắc chắn nhất kể từ sau Call of Duty 4: Modern Warfare.

Trải nghiệm trong 10 tiếng đồng hồ của người viết chưa bao giờ bị gián đoạn bởi tình trạng lag hay đứt kết nối, mặc dù đôi khi hệ thống tìm phòng chơi rất hay có xu hướng “ném” người viết vào phòng chơi ở tít tận… châu Âu hoặc Mỹ, một vấn đề có thể được cải thiện bằng cách cho người chơi giới hạn số Ping khi tìm phòng chơi tương tự như trong Call of Duty: Black Ops II.

Mọi thứ đều ổn thỏa cho tới khi…Call of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu GameCái quái gì đang diễn ra với trình đơn người dùng trong Call of Duty: WWII vậy?

Có rất nhiều nút bấm và thành phần trong trình đơn được đặt ở những vị trí… phi lý đến nỗi “kỳ quặc” mà người viết thực sự không thể giải thích nổi! Vì một lý do nào đó mà lựa chọn khiến mô hình vũ khí “lắc lư” hay bất động bị “ném” vào phần… gán chức năng cho phím.

Các tinh chỉnh đồ họa trong mục “Graphics” không chia theo từng phần như trình đơn của Call of Duty: Infinite Warfare, cũng không có một thanh cuộn, mà buộc người chơi phải lăn chuột mỗi lần muốn tùy chỉnh đồ họa “khổ sở” như Captain Price cõng MacMillan. Độ trễ trên bảng thành tính (khi nhấn xem giữa trận bằng phím “Tab”) tiếp tục lại được chuyển hóa thành các cột đỏ – vàng – xanh (thay vì hiện số Ping) cũng là điểm cải lùi kỳ quặc trong thiết kế giao diện.

Game cũng không cho phép người chơi nhấn Esc để ra khỏi trình đơn chính, mà phải chọn phần Setting -> Main Menu -> Quit Game chỉ để thực hiện một thao tác rất đơn giản là: thoát game!

Các mục trong trình đơn của Multiplayer được chia thành bốn phần sắp xếp hàng ngang cho người chơi luân chuyển bằng… hai nút A và D, giống như chúng được bê nguyên xi từ phiên bản console mà không sắp xếp lại bố cục cho hợp lý, tạo nên một màn hình thao tác bất thuận tiện với quá nhiều khoảng trống thừa thãi.

Đây là những vấn đề không quá to tát, nhưng cũng không quá khó để cải thiện, và thật sự sẽ là một sự uổng phí rất lớn nếu như phiên bản chính thức của Call of Duty: WWII gặp phải chỉ trích bởi những khuyết điểm sơ đẳng trong cung cách thiết kế giao diện trên. Đặc biệt càng khó chấp nhận hơn khi mà hầu hết các phiên bản Call of Duty trước đều sở hữu giao diện rất dễ thao tác, không “rối beng” như thế này.

LỐI CHƠI VẪN GIỮ “LỬA”
… Bởi vì bạn biết đấy, giờ đây chúng ta có những khẩu Shotgun bắn đạn lửa *rung đùi*.

Nói một cách ngắn gọn, Call of Duty: WWII sở hữu cơ chế bắn súng “sướng tay” nhất trong loạt game kể từ sau Call of Duty: Modern Warfare 2. Mặc dù là một “fan cứng” của Treyarch, nhưng thực sự người viết chưa bao giờ hài lòng toàn phần với cung cách bắn súng trong loạt game Black Ops. Với Call of Duty: WWII, Sledgehammer Games hoàn toàn thành công trong việc mang lại một cơ chế bắn súng cốt lõi rất “đã”, rất chắc tay bằng sự kết hợp của độ phản hồi có trọng lượng trong từng phát bắn, cùng với tiếng súng rất giòn giã được điểm xuyết bằng một tiếng “PING” đanh gọn mỗi khi người chơi hạ gục kẻ thù.

Mặc dù người viết chỉ chủ yếu sử dụng ba vũ khí chính là Type 100, M1897 Trench Gun và Commonwealth trong phần lớn thời gian của đợt thử nghiệm, bấy nhiêu đó cũng quá đủ để người viết tự tin xác nhận rằng Sledgehammer Games đã “đóng đinh” lối chơi chính của Call of Duty: WWII một cách đầy vững chắc.Call of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu GameCác Division thay thế cho hệ thống Class cổ điển, cũng như lượt bỏ Pick 10 (chọn 10 món) quen thuộc. Có 5 Division mà khi được chọn cùng với loại vũ khí tương ứng của Division đó, sẽ cho vũ khí của người chơi một công dụng phụ (thực ra là các phụ kiện hoặc chức năng cũ kỳ này bị bó hẹp trong kiểu cách Division): Mountain cho phép người chơi sử dụng súng tỉa (Sniper Rifle) nín thở để khiến nòng ngắm không bị lắc lư trong vài giây, Expeditionary cho Shotgun 4 viên đạn lửa gây sát thương phụ, Airborne cho SMG nòng giảm thanh để người sử dụng không “hiện hình” trên radar, Armored cho LMG một chiếc Bipod cắm trụ để tăng ổn định khi xả đạn, và Infantry cho người dùng sử dụng Assault Rifle khả năng xông thẳng tới trước với lưỡi lê tương tự như trong Battlefield 1.

Các Division cũng sở hữu “Division Training”, tập hợp một số Perk cũ được lồng ghép cho phù hợp với bản chất của từng Division. Cuối cùng, Basic Training… cũng là Perk, nhưng có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai, không phân biệt Division (dĩ nhiên bạn phải “mở khóa” Division sở hữu chúng trước, một điều mà người viết cảm thấy hơi ngược ngạo).

Hệ thống này được vận dụng trong Call of Duty: WWII với mục đích đơn giản hóa “đồ hàng” của người chơi theo đúng phong cách cổ điển, cũng như ngăn chặn các sự kết hợp mạnh quá mức bằng nhiều thành phần khác nhau của hệ thống Pick 10. Tuy nhiên, người viết có cảm giác Division có lẽ hơi giới hạn quá mức và giảm thiểu vai trò của cơ chế tùy biến Class. vốn là một “metagame” nho nhỏ mang tính cá nhân thú vị trong các tựa game trước.

Vẫn còn sớm để khẳng định đây là một sự thay đổi đáng giá hay thừa thãi, nhưng trong đợt thử nghiệm vừa rồi, thì thực sự người viết không thích thú lắm với Division.Call of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu GameCall of Duty: WWII - Cuộc vui "kinh điển" và những nỗi lo - Giới Thiệu GameBản thử nghiệm của Call of Duty: WWII sở hữu 5 màn chơi được thiết kế theo phương thức 3 làn đường quen thuộc và có phần… tẻ nhạt. Aachen và rừng tuyết Ardennes có thể được xem là hai màn chơi khá khẩm nhất khi sở hữu ba làn phục vụ tròn vai cho ba phong cách chiến đấu tầm gần – trung – xa, kể cả khi vùng chiến của cả hai hơi hẹp quá mức so với thông thường.

Gibraltar sở hữu khu vực trung tâm quá nhỏ, sở hữu một số điểm hồi sinh kỳ quặc (kể cả trong chế độ Domination) bởi trò chơi dường như không quan tâm rằng phe địch đang oanh tạc khu vực chiếm điểm của đội bạn hay không, cứ đặt người chơi đúng sau điểm đó nhưng… xa hơn đôi chút là được, còn điểm trung tâm quá dễ bị tấn công từ ít nhất 3 hướng. Pointe du Hoc thực sự là một… thảm họa đáng được đánh giá ở mức độ “WTF!!!”, với điểm B có thể được thâm nhập từ… 5 hướng khác nhau, khiến cho phòng thủ điểm trung tâm trong chế độ Domination trở thành “ác mộng”, cùng với những chiến hào được thiết kế theo phong cách “bắn lén hoặc bị bắn lén” khiến cho phần lớn các cuộc đấu súng trong màn chơi này trở nên ngẫu nhiên một cách quá đáng.

Màn chơi cuối cùng là Operation Breakout dành cho chế độ mới toanh là War – đưa hai đội tấn công và phòng thủ vào một loạt các nhiệm vụ luân chuyển giữa chiếm điểm và hộ tống. Operation Breakout chưa thực sự là một màn chơi xuất sắc, đặc biệt phân đoạn xây cầu là phân đoạn mà người viết… không ưa nổi khi phe tấn công bị đặt vào “máy xay thịt”, còn phe phòng thủ gần như bắt buộc phải sử dụng súng tỉa mới có thể phòng thủ một cách hữu hiệu, khiến cho trò chơi mất đi sự mềm dẻo vốn có trong cách thức tiếp cận tình huống của Call of Duty.

Tuy nhiên, phần còn lại của Operation Breakout vẫn đầy cao trào, kịch tính, “loạn” một cách có tổ chức, và phân đoạn hộ tống xe tăng đơn giản là điểm sáng lớn nhất của màn chơi. Nếu như các màn chơi của chế độ War trong phiên bản chính thức ít tuyến tính và đề cao sự linh động hơn Operation Breakout, thì chắc chắn War sẽ là phần chơi “chuẩn mực” mà bạn không thể bỏ qua trong Call of Duty: WWII.

LỜI KẾT
Một cốt lõi lối chơi bắn súng tinh tế bậc nhất trong dòng game, một sự thay đổi gây tranh cãi trong hệ thống tùy biến nhân vật, một khâu kỹ thuật với nhiều sự tương phản, những màn chơi “nghèo nàn” nhưng được bù lại bởi sự xuất hiện của một chế độ chơi mới có tiềm năng.

Đợt thử nghiệm phần chơi mạng của Call of Duty: WWII để lại nhiều cảm xúc lẫn lộn, nhưng cũng đã giúp người chơi sở hữu cái nhìn khái quát về hướng đi “ngược dòng thời gian” của Sledgehammer Games trong phiên bản thứ 14 của dòng game.

Call of Duty: WWII sẽ ra mắt chính thức trên PC, PS4 và XBOX ONE vào ngày 4/11 sắp tới.

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận