Skip to content

8 “ảo mộng” nổi tiếng của dòng game Final Fantasy

8 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final Fantasy
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT TRÍCH DẪN THÔNG TIN TỪ GRUNGE.COM.[/alert]Final Fantasy là cái tên có lẽ đã xứng tầm huyền thoại trong làng game nhập vai Nhật Bản. Từ hạt giống đầu tiên nảy mầm vào năm 1987, Final Fantasy đã vươn mình trở thành một cánh rừng khổng lồ với 15 tựa game chính – 15 cây đại thụ – cùng hàng chục tựa game nối tiếp cốt truyện và mở rộng khác. Với hơn 135 triệu bản game được bán ra trên toàn cầu, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Final Fantasy là một trong những dòng game đắt giá nhất mọi thời đại.

Cơ mà ai sống lâu chả phải gặp dăm ba lời đàm tiếu. Chẳng lấy gì làm lạ khi có hằng hà sa số những tin đồn lớn nhỏ liên quan tới những tựa game cộp mác Final Fantasy, trải dài từ tựa game mở đầu tới phiên bản mới nhất Final Fantasy XV.

Các bạn hãy cùng Vietgame.asia giải mã một số tin đồn, định kiến cực kì nổi tiếng liên quan tới dòng game này. Tuy nhiên, bài viết không thể tránh khỏi tiết lộ nội dung một số game, cụ thể là Final Fantasy VI, Final Fantasy VIIFinal Fantasy VIII. Nếu có ý định chơi những tựa game này trong tương lai gần, bạn nên trải nghiệm chúng trước khi đọc bài nhé!

XEM THÊM
[timeline post=”144059, 143903″]
CÁI TÊN “FINAL FANTASY” THẾ HIỆN HI VỌNG CUỐI CÙNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT
110 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyMột trong những câu chuyện ly kì nhất về dòng game Final Fantasy, cụ thể là tựa game khởi nguồn, chính là về ý nghĩa của cái tên. Để hiểu được điều đó, ta cũng nhìn lại chút lịch sử về Square Enix nhé.

Năm 1987, Square Co., Ltd. hay Square (một nửa của Square Enix vào thời đó) là một công ty mới thành lập, còn non trẻ, đã cố gắng ra mắt một số game trên hệ máy Famicom nhưng đều không thành công. Hironobu Sakaguchi lúc bấy giờ là Giám đốc Xây dựng kế hoạch và Phát triển của công ty. Ông mong muốn xây dựng một game RPG từ rất lâu rồi, nhưng lãnh đạo Square lúc đó cho rằng game sẽ không bán chạy. Thế nhưng Dragon Quest từ Enix (đừng nhầm lẫn nhé, lúc bấy giờ Enix vẫn chưa hợp nhất với Square) đã làm thay đổi tất cả. Những thành công mà Dragon Quest gặt hái đã chứng tỏ với Square rằng RPG có chỗ đứng ở đất nước này. Và thế là Hironobu Sakaguchi được “bật đèn xanh” để làm nên một tựa game RPG. Đây nói trắng ra là canh bạc cuối cùng. Nếu thất bại, không những Hironobu Sakaguchi sẽ rời bỏ ngành công nghiệp game, trở về học đại học, mà Square có lẽ sẽ phá sản theo.

Đánh canh bạc này đúng hay sai thì chắc khỏi phải giải thích nhiều nữa. Từ một công ty què quặt sắp chết đói trở thành “gã khổng lồ” của ngành game toàn cầu, thì dùng từ “trúng độc đắc” cũng vẫn là nói giảm nói tránh.

Cũng vì một tựa game cứu cả tương lai như vậy mà cái tên Final Fantasy đã được thổi vào nhất nhiều ý nghĩa, điển hình như thể hiện game là ảo mộng, là hi vọng cuối cùng của nhà sản xuất… Sự tích nghe vừa hợp tình hợp lý, vừa có chất thơ chất ca đúng không nào. Đáng tiếng là “sự tích” không phải là “sự thật”.

Ban đầu, Hironobu Sakaguchi chỉ muốn một cái tên nào đó mà viết tắt được thành FF. Như vậy, tên game vừa tiện dịch sang tiếng Latin, vừa dễ phát âm thuận tai bằng tiếng Nhật (エフエフ efu efu). Thậm chí một trong những cái tên ban đầu dự định là Fighting Fantasy, nhưng bị lược bỏ vì bấy giờ cũng có một tựa game khác với tên gọi tương tự. Sau đó, chữ “Final” trở thành ứng viên được chọn, phần cũng bởi ファイナル (fainaru) là một từ khá phổ biến trong tiếng Nhật, nhưng quan trọng nhất là nó bắt đầu bằng chữ F. Thế là từ đó, một huyền thoại khởi nguồn.

Định mệnh như vậy cũng là vừa đẹp rồi. May mắn thay ta không có dòng game Funny Fantasy, Fluffy Fantasy hay Fabulous Fantasy đúng không nào?

HỒI SINH AERITH TRONG FINAL FANTASY VII
210 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyFinal Fantasy VII có lẽ là một trong những tựa game nổi tiếng và thành công nhất của dòng game Final Fantasy. Nếu biết đến tựa game này, bạn chắc chắn phải nghe tới cái tên Aerith, cô gái bán hoa xinh xắn, hiền lành bị Sephiroth đâm chết khi chưa tới nửa hành trình. Đây có lẽ là một trong những cảnh tượng nổi tiếng, xúc động và khó tin nhất của cả dòng game… và có lẽ nó cũng hơi quá khó tin với nhiều người.

Tới tận 10 năm sau khi tựa game được phát hành, vẫn có những người đặt câu hỏi  “Liệu có cách để hồi sinh Aerith trở lại ?” thì bạn tưởng tượng tại thời điểm game mới ra lò, lượng tin đồn bay bổng về phương pháp “cải tử hoàn sinh” bí mật cho Aerith dày đặc thế nào. Đáng buồn, câu trả lời xưa nay luôn là “Không thể!”. Không có cách chính thống nào giúp bạn cứu được Aerith đâu.

Vậy còn cách không chính thống? Tin vui là có tới tận hai cách lận đó! Người chơi có thể “gian lận” với hệ thống để thay đổi giữ liệu game, giữ cho “thể xác” Aerith trong đội, mặc dù thực tế cô đã không còn ở đó. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi một số kiến thức kĩ thuật nhất định và hơi “chơi bẩn” quá. Cách thứ hai đơn giản hơn nhiều: bỏ game trước đoạn Aerith hi sinh. Bạn không cần phải cứu ai đó nếu họ chưa bao giờ chết, đúng không nào?

PHỤC SINH TƯỚNG LEO TRONG FINAL FANTASY VI
3Tướng Leo trong Final Fantasy VI là nhân vật bạn có thể điều khiển được…  trong một phút chốc huy hoàng, trước khi bị Kefka “xử” tại Thamasa. Đương nhiên, cái chết của Leo khá mờ nhạt so với hình tượng hi sinh của Aerith, nhưng đặt nó vào trong Final Fantasy VI, bạn sẽ cảm thấy khá “ngứa”. Dù gì, Leo cũng là một tướng cấp cao của Hoàng đế Gestahl, và có được “hàng xịn” của phe phản diện về phía mình cũng ngầu phết chứ. Hơn thế nữa, khả năng chiến đấu của Leo cũng khá tuyệt với với chiêu tấn công bình thường gồm tận bốn đòn, cùng khả năng đặc biệt Shock có thể dùng mà không tốn MP.

Thế rồi, tin đồn về việc có thể phục sinh được Leo nổi lên với cái giá là sự “cày cuốc” bạt mạng. Cụ thế, nếu bạn đến rừng Dinosaur và đánh thắng 4000 trận, những con rồng vàng sẽ xuất hiện. Khi bị xử, chúng có tỉ lệ rớt thuốc phục sinh, thứ dùng để mang Leo trở về trần gian.

Đầu tiên, tin đồn này hoàn toàn là điều bịa đặt và đã bị “tẩy chay” từ rất lâu rồi, tuy nhiên vẫn có một số người tin sai cổ. Tại sao á? Bởi vì Leo thực sự có thể thoát khỏi tử thần, chỉ là không phải theo cách game muốn.

Lỗi Airship” là một lỗ hổng khá nổi tiếng trong Final Fantasy VI cho phép người chơi sử dụng chiếc tàu bay Blackjack từ rất sớm trong game. Phiên bản Final Fantasy VI đầu tiên cho SNES và Super Famicom đều xuất hiện lỗi này. Ngoài ra, các bản port lên những hệ máy khác như PlayStation hay GBA cũng có thể dính. Và lợi dụng lỗ hổng này, người chơi có thể làm đủ thứ “quái đản” trong Final Fantasy VI, như biến cả đội thành Moggle, xoay loạn xì ngầu tình tiết game và chắc chắn rồi, cả “phục sinh” Leo để… Leo tự nhìn mộ mình.

SQUALL ĐÃ CHẾT TỪ PHẦN ĐẦU CỦA FINAL FANTASY VIII
410 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyTrong tất cả các thể loại tin đồn kì lạ, có lẽ giả thiết về việc Squall đã tử trận từ lần đầu giáp mặt với Edea là “hack não” nhất. Theo đó, Squall thực sự đã hi sinh sau khi dính đòn Ice Strike của Edea, và tất cả những gì xảy ra tại toàn bộ phần còn lại của game chỉ là một giấc mơ trong tiềm thức sắp tắt của anh, về tương lai mình đã có thể đạt tới. Giả thiết này còn “khủng” tới mức có cả trang web riêng chỉ để tô vẽ về nó.

Và như những nhiều tin đồn khác, giả thiết “Squall tử trận” đã bị bác bỏ, đặc biệt là bởi chính giám đốc sản xuất Final Fantasy VIIITrả lời phỏng vấn, Yoshinori Kitase đã thẳng thừng phủ nhận tin đồn này bởi Squall chỉ bị thương quanh phần vai mà thôi. Cơ mà kể cả không có lời khẳng định từ Kitase, làm sao bạn có thể nghĩ Square “tuyệt tình” tới mức xây dựng một tựa game chính trong dòng game con cưng chỉ dựa trên ảo giác nhân vật trước khi “ngỏm” được chứ.

CẦN 72 TIẾNG ĐỂ HẠ ADAMANTOISE TRONG FINAL FANTASY XV
510 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyTin đồn nổi tiếng này có thể nói bắt nguồn từ mini-show Clueless Gamer của Conan O’Brien, người dẫn chương trình truyền hình tọa đàm nổi tiếng ở Mỹ. Trong một video “nhá hàng” cho Final Fantasy XV, Brian được một kĩ thuật viên/đại diện từ Square Enix bảo rằng trận đánh với Adamantoise sẽ kéo dài tới 72 giờ trong thực tế. Và độ nổi tiếng của Conan O’Brien đã chắp cánh cho con vịt “72 tiếng” này bay khắp toàn cầu.

Trước tiên, Adamantoise là một con “siêu trùm” trong Final Fantasy XV, nghĩa là nó mạnh hơn cả trùm cuối, nên đánh nó tốn thời gian cũng là hợp lý, cơ mà… 72 tiếng? 3 ngày liên tục? Con số có vẻ quá đáng rồi đó. Và Youtuber PowerPyx đã chứng minh cho cả thế giới rằng Adamantoise “dai” thật, nhưng chưa tới mức đó, bằng video triệt hạ con boss này trong 51 phút. Đương nhiên đội của bạn phải có cấp độ “khủng” và nhiều hàng xịn trước khi giáp mặt kẻ thù này, nếu không, nó sẽ quất bạn ngỏm luôn chứ đừng có nói là kéo dài được tới 72 tiếng.

Còn nếu 51 phút vẫn là con số quá lớn với bạn, thì Yiazmat từ Final Fantasy XII và Pandemonium Warden từ Final Fantasy XI sẽ làm bạn bàng hoàng đó. Với 50 triệu HP, Yiazmat đủ để giữ chân cả đội bạn trong vài tiếng đồng hồ, ấy là chưa kể nó có thể “ném đá giấu tay” bằng cách xài đòn Reflect lên nhân vật của bạn. Nếu bạn không để ý, nhỡ xài Full-Cure để hồi máu nhân vật, đòn đó sẽ bị phản lại vào kẻ thù và… bạn sẽ đập máy. Nhưng Yiazmat mới chỉ đủ để khiến bạn phá game thôi, còn Pandemonium Warden mới gọi là đẳng cấp, đủ khủng để đến Square Enix phải tự “phá game” của mình. Final Fantasy XI là game chơi mạng nên nhiều người có thể cùng tập trung để chiến một trùm. Nhưng có lẽ Pandemonium Warden quá khủng với nhân loại, một mình “solo” nhưng vẫn chưa bao giờ bị đánh bại. Trong một đợt “đánh hội” không thành công con trùm này gồm 36 người chơi kéo dài 18 tiếng, nhiều thành viên trong đội đã ốm, nôn mửa, ngất, cần được chăm sóc y tế… và con trùm vẫn “mặt dày”. Tin đó đã khiến chính Square Enix phải bước ra và “tự bóp” Pandemonium Warden một cách khủng khiếp, biến nó thành Pandemonium Warden 2.0 “thân thiện” với người chơi hơn nhiều.

CID LUÔN XUẤT HIỆN TRONG MỌI PHIÊN BẢN FINAL FANTASY
68 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyCids trong những bức họa của Yoshitaka Amano.Cid là một cái tên mà gần như phiên bản Final Fantasy nào cũng xuất hiện, và điều đó dễ khiến mọi người tò mò về sự tích của cái tên này. Trả lời phỏng vấn, Hironobu Sakaguchi cho biết đơn giản là đội sản xuất chỉ muốn tạo một nhân vật vui vui nào đó góp mặt xuyên suốt các tựa game Final Fantasy. Và truyền thống thú vị ấy kéo dài tới tận ngày nay, với “hiện thân” mới nhất của Cid trong Final Fantasy XV là Cid Sophiar, ông của nhân vật nữ nổi tiếng Cindy Aurum.

Vậy truyền thống đó hẳn là bắt đầu từ tựa game Final Fantasy đầu tiên nhỉ? Nhưng không, tới Final Fantasy II, nhân vật Cid đầu tiên mới xuất hiện. Cũng phải thôi, vì khi công ty đang trong bờ vực phá sản, nhà sản xuất có lẽ ưu tiên kiếm lời nhanh hơn là nghĩ ra một nhân vật thú vị nào đó luôn xuất hiện, phòng khi dòng game mình sáng tạo ra có thể kéo dài được tới tận hàng chục phiên bản lớn nhỏ và trở thành một trong những game nhập vai ăn khách nhất mọi thời đại.

Tuy nhiên, Cid cũng đã tìm được đường tới tựa game Final Fantasy đầu tiên trong phiên bản làm lại sau này cho hệ di động – Cid of the Lufaine, tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng được nhắc tới là “ông tổ” sáng chế ra tàu bay trong game.

BARRET LÀ NHÂN VẬT DA MÀU ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG GAME FINAL FANTASY
78 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyMàu da ngăm đen cùng hàng cơ bắp cuồn cuộn chính là nét đặc trưng của Barret trong Final Fantasy VII. Rất nhiều người ấn tượng với nhân vật này và cho rằng đây là lần đầu tiên Square tích hợp yếu tố đa chủng tộc vào dòng game con cưng của mình. Ấy nhưng điều đó chưa chắc đã chính xác.

Nhân vật da đen đầu tiên xuất hiện trong Final Fantasy rất có thể là tướng Leo trong Final Fantasy VI mà ta vừa nói tới. Xuất thân của Leo là một dấu hỏi gây tranh cãi trong thời gian dài, bởi màu da và nét khuôn mặt của nhân vật được thể hiện trong trình đơn của Final Fantasy VI cũng như phác họa của Yoshitaka Amano phần nào mang vóc dáng một người da đen, nhưng hình hài trong khi chơi và lúc chiến đấu lại không thể hiện điều đó. Tại sao nhỉ?

Sự thật là do giới hạn khung màu trong mã lệnh của game không cho phép thể hiện màu đen đúng như da người. Thành ra nhà sản xuất phải chọn một màu khác cho nhân vật và Leo được hiện thân cực kì “trắng trẻo” trong khi chơi. Sau này, trong bản port dành cho mobile, màu da của Leo đã trở nên “đậm đà” hơn.

Cuối cùng, Square Enix chưa bao giờ trả lời chính thức về việc ai là nhân vật da đen đầu tiên trong Final Fantasy, nhưng dù sao, bí ẩn về ngôi vị này cũng khá thú vị phải không nào?

FINAL FANTASY X LẦN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN LỒNG TIẾNG???
88 "ảo mộng" nổi tiếng của dòng game Final FantasyFinal Fantasy X là phiên bản Final Fantasy đầu tiên đổ bộ lên Play Station 2. Do vậy, game nổi bật với rất nhiều thành tựu kỹ thuât, đặc biệt là về mảng đồ họa và âm thanh. Đây là tựa game Final Fantasy đầu tiên thực hiện lồng giọng cho nhân vật đầy đủ, như thổi thêm sức mạnh linh hồn cho cuộc tình nồng cháy của Yuna và Tidus.

Thế nhưng đây không phải là lần đầu tiên Square cố cắng bỏ giọng con người vào game. Square đã từng thử nghiệm lồng giọng nhân vật ở những phiên bản Final Fantasy trước. Final Fantasy VIIIFinal Fantasy IX đều xuất hiện các bài hát với giọng ca sĩ. Thậm chí, trong hoạt cảnh Mako Cannon chuẩn bị khai hỏa ở Final Fantasy VII, ta có thể nghe được giọng người nói qua bộ đàm. Như vậy, chắc không phải Square kém lập trình tới mức không biết cách ghép giọng người nhỉ.

Giới hạn nằm ở đâu? Tại sao phải tới tận Final Fantasy X, các nhân vật mới có giọng nói tử tế? Bởi vì sức mạnh của hệ máy PlayStation đời đầu không cho phép Square “phá cách”. Công ty đã thử tận dụng hết tiềm năng của hệ máy console bấy giờ, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để đảm bảo một trải nghiệm chơi vừa mượt mà với đồ họa 3D, vừa sâu lắng với giọng nhân vật. Thứ gần nhất mà họ chạm tới được mới chỉ là các đoạn phim hoạt cảnh mà thôi. Nhưng Square chắc chắn đã không ngồi chơi, mà chuẩn bị rất kĩ càng để chờ thời điểm thích hợp là nhảy vọt, và thời điểm đó chính là Final Fantasy X.

Tác giả

Thảo luận