Skip to content

GOG và hành trình 10 năm – Theo dòng lịch sử

[rs_section_heading style=”style6″ heading=”GOG VÀ HÀNH TRÌNH 10 NĂM”]Nhắc tới thị trường game PC, có lẽ vị trí “độc tôn” của Steam quả thực chẳng cần phải bàn cãi, nhưng Valve không phải gã khổng lồ duy nhất có nền tảng phát hành game và quản lý bản quyền kĩ thuật số. Rất nhiều hệ thống tương tự từ các ông lớn khác cũng có mặt trên thị trường, như Uplay của Ubisoft, Origin của Electronic Arts, Battle.net của Blizzard… Để cạnh tranh với Steam, các nền tảng này đều cố gắng chèo kéo người chơi bằng cách trói buộc họ ít nhiều bằng những tựa game độc quyền hay phải đăng nhập hai tài khoản. Tuy nhiên, có một nền tảng chơi game khẳng định chỗ đứng bằng cách… chả làm gì cả, và đó là GOG.

“Tài khoản” có lẽ là hai từ đi đôi với sự mở rộng của kỉ nguyên kỹ thuật số. Thời đại này mở ra nhiều lợi ích thật, nhưng nó cũng có những điểm trừ, và một trong số đó là việc tính “sở hữu cá nhân” bị lu mờ. Đơn cử, khi tựa game bạn mua được gắn liền với tài khoản của bạn, mà “quyền sinh sát” tài khoản ấy lại thuộc về những công ty lớn, thì có bao nhiêu phần bạn thực sự sở hữu sản phẩm của mình?

Và một trong những tấm “lá chắn” cuối cùng bảo vệ ranh giới mong manh của những gì mà ta thực sự sở hữu chính là GOG. Khác với các nền tảng phát hành game khác, GOG chẳng hề tìm cách trói buộc bạn. Ngược lại, nó còn mang tới những tựa game DRM-free, tức không bao gồm bất kì biện pháp bảo vệ kỹ thuật số nào, cho người chơi. Bạn có thể thoải mái tải game, sao lưu vào đâu đó, rồi mang chúng đi cài đặt ở nơi này nơi khác túy ý, không giới hạn. Nhờ giá trị và ý nghĩa mà nó mang lại, GOG đã và đang được một bộ phận gamer không nhỏ hướng ứng. Có lẽ một nền tảng như GOG nên tồn tại và luôn cần phải tồn tại để đánh dấu quyền sở hữu riêng tư và cá nhân của mỗi người trong thời đại kỹ thuật số này.

Đặc biệt, vừa mới đây thôi, nền tảng này chính thức kỉ niệm 10 năm lên sóng. Nhân dịp này, hãy cùng Vietgame.asia điểm qua về lịch sử hình thành và phát triển của GOG nhé!

XEM THÊM
[timeline post=”154171, 154093″][rs_section_heading style=”style6″ heading=”1994″]GOGGOGCâu chuyện của GOG bắt đầu tại Ba Lan, vào năm 1994.

Thời đó, tình trạng chơi game lậu diễn ra cực kì phổ biến, còn khái niệm “game bản quyền” là thứ gì đó vừa xa xỉ, vừa khôi hài. Để đối chọi với thị trường “tăm tối” ấy gần như là điều không tưởng, nhưng khó khăn đã không cản bước Marcin Iwiński và Michał Kiciński. Hai con người “mở đường” ấy đã lập lên CD Projekt và đăng kí bản quyền phân phối game từ các nhà sản xuất. Sau khi có được game, họ phải sử dụng kỹ nghệ đảo ngược (reverse engineering) để lấy được mã nguồn, rồi thay thế các đoạn văn bản hay âm thanh bằng tiếng Ba Lan để tạo điểm nhấn thế mạnh cho các sản phẩm bản quyền. Tiếp đó, CD Projekt còn bổ sung thêm một số món đồ sưu tập cho sản phẩm game của mình. Và rồi, sau khi gói gém những sản phẩm hoàn hảo, công ty vẫn cần biết cách bán chúng ra với một mức giá hấp dẫn, tuyệt vời…

Cứ thế, cứ thế, CD Projekt đã tạo được chỗ đứng trong lòng game, khẳng định vị thế của các sản phẩm bản quyền, thu hút ngày càng nhiều người tới mua game của hãng và tăng nhận thức về việc ủng hộ nhà sản xuất.[rs_section_heading style=”style6″ heading=”2008″]GOGTua nhanh thời gian tới năm 2008, đây là thời điểm mà cánh cửa kỹ thuật số dần mở rộng. Sự nở rộ của Internet, sự tiến bộ của công nghệ, sự phổ cập của kiến trúc máy tính 64-bit… tất cả đã tạo nên những sản phẩm hào nhoáng hơn, những nền tảng phân phối game thuận tiện, giúp phổ cập game PC và đưa trải nghiệm của game thủ lên bao nấc thang mới. Nhưng bên cạnh sự đi lên đó là hai câu hỏi:

  • Những tựa game cổ điển, không tương thích với các hệ thống máy tính tối tân sẽ đi về đâu?
  • Những người chơi thực sự muốn sở hữu sản phẩm game của mình, không muốn bị trói buộc vào một DRM nào đó thì phải làm gì?

Hai câu hỏi đó chính là động lực để CD Projekt cho ra mắt bản thử nghiệm của nền tảng phân phối Good Old Games. Đúng như tên gọi, nền tảng này là nơi mà những trò chơi của quá khứ được duy trì, cập nhật, sửa đổi mã nguồn để đảm bảo rằng chúng luôn có thể chơi được trên những hệ điều hành mới nhất. Đồng thời, nhiều tựa game cũng được tích hợp một số nội dung thêm đặc biệt để làm tăng giá trị. Và tất nhiên rồi, tất cả các trò chơi trên Good Old Games đều không có DRM, đảm bảo đúng cảm giác được sở hữu tài sản của chính bạn. Chính nhờ sự kết hợp đó, CD Projekt lại một lần nữa trở thành “người hùng”, bảo vệ những tựa game cũ khỏi dòng xoáy thời gian và trở thành “nạn nhân” của nạn tải lậu.[rs_section_heading style=”style6″ heading=”2009″]Ngày Good Old Games tròn một tuổi cũng là ngày nhà phát hành lớn đầu tiên “nhòm ngó” tới nền tảng “không ràng buộc” này, và đó chính là UbisoftUbisoft tốt bụng mang tới những tựa game kinh điển như Beyond Good and Evil, Heroes of Might and Magic, và Rainbow Six. Dấu mốc này chứng tỏ Good Old Games đã dần được các ông lớn trên thị trường chú ý. Tuy game có thể nói là một ngành kinh doanh giải trí, nhưng ở đâu đó giữa các nhà sản xuất, nhà phát triển hay game thủ, vẫn có những con người mong muốn các “di sản” của quá khứ được bảo tồn, muốn trải nghiệm những tựa game cổ điển, và muốn tận hưởng cảm giác được sở hữu thứ gì đó của mình.

Sau khi Ubisoft mở đường, rất nhiều tựa game cổ điển khác cũng dần tìm tới Good Old Games như Gabriel Knight, Dungeon Keeper, Alpha Centauri, STAR WARS TIE Fighter và rất nhiều nữa…GOG

2010
GOGSau hai năm thử nghiệm, CD Projekt đã sẵn sàng cho ra mắt Good Old Games chính thức, và kèm với đó là ba tựa game RPG kinh điển mà rất nhiều fan mong ngóng: Baldur’s Gate, Baldur’s Gate II, và Planescape: Torment.

Nhưng thay vì thông báo rằng Good Old Games đã bước qua giai đoạn thử nghiệm một cách “nhàm chán”, CD Projekt đã chọn cách “giật tít” hơn có tên: “Good Old Games xin tạm đóng cửa vì lý do tài chính và kỹ thuật!”. Và thông báo đột ngột ấy đã khiến báo chí suy luận, đặt ra đủ các loại “thuyết âm mưu” liên quan tới việc phát hành game DRM-free…

Vào 22/9, sau hơn 3 ngày “kín cổng cao tường”, Good Old Games đã trở lại và hoạt động chính thức. Trang web được nâng cấp rất nhiều chức năng, và đặc biệt là có cả một phần diễn đàn riêng nữa. Đương nhiên, CD Projekt cũng đã có lời ăn năn về trò đùa giật gân không mấy hài hước của hãng.

2011-2013
GOGGiai đoạn này có thể nói là thời điểm thử thách cho khả năng mở rộng của Good Old Games, bởi nền tảng này hiện tại mới chỉ nhắm đến các tựa game cũ, cổ điển. Nhưng còn các tựa game mới, game AAA liệu có thể thành công mà không cần DRM?

Và The Witcher 2: Assassins of Kings chính là câu trả lời mà Good Old Games cần. Sản xuất bởi CD Projekt RED, nhánh phát triển game của CD Projekt, The Witcher 2: Assassins of Kings là tựa game AAA đầu tiên được ra mắt cùng lúc trên cả Steam và Good Old Games. Tuy không hề đi kèm một DRM nào nhưng The Witcher 2: Assassins of Kings đã gặt hái rất nhiều thành công, với doanh số phiên bản trên Good Old Games chỉ kém cạnh Steam, và hơn tất cả những nền tảng phân phối game khác.

Động lực như vậy đã là quá đủ để công ty tin vào tương lai sán lạn của việc phân phối game DRM-free. Bằng cách tập trung vào một số game nhất định, Good Old Games hỗ trợ các nhà phát triển độc lập bằng cách quảng bá tên tuổi họ, cung cấp kinh nghiệm và giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho game trên Windows PC, Mac OS và cả Linux sau này.

Với định hướng mới, không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ các tựa game cổ điển, mà còn nhắm vào các game AAA hay các game phát triển độc lập, Good Old Games đã chính thức đổi tên thành GOG vào 27/3/2012. Kể từ đó, hàng loạt tựa game tân thời được ra mắt trên nền tảng này như Legend of Grimrock, Machinarium, Trine, Don’t Starve, Papers, Please, Amnesia, Shadowrun Returns

2014-2016
GOGCàng ngày, càng nhiều nhà phát triển độc lập hào hứng mang tới cho GOG những tựa game DRM-free. Số lượng trò chơi tăng lên, quy mô các trò chơi ngày càng lớn, cập nhật phải diễn ra thường xuyên hơn và các tính năng chơi trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, ngay cả trong các game chơi đơn. Do vậy, GOG cần làm gì đó để khiến nền tảng của mình trở nên thân thiện với các nhà phát triển.

Về phía nhà sản xuất, bộ công cụ GOG Galaxy SDK được bắt đầu phát triển. GOG Galaxy SDK được thiết kế để giúp các nhà làm game tích hợp đầy đủ các tính năng trò chơi hiện đại, và đảm bảo cập nhật thường xuyên khi game của họ được phát hành trên GOG. Về phía các game thủ: GOG Galaxy Client xuất hiện. Có cách thức hoạt động tương tự Steam Client, GOG Galaxy Client mang “lý tưởng” DRM-free vào thời đại kết nối kỹ thuật số. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là công cụ tùy chọn, đảm bảo khách hàng có thể trải nghiệm game theo cách mà họ muốn, đồng thời giúp các nhà phát triển hoàn thiện những tựa game AAA như The Witcher 3: Wild Hunt, và những game sở hữu yếu tố trực tuyến như Divinity: Original Sin, Dying Light, hoặc Shadow Warrior 2.

Vào cuối giai đoạn BETA, GOG Galaxy SDK và GOG Galaxy Client đã mang tới đầy đủ các tính năng cho game chơi mạng, cloud save, tự động cập nhật, thành tích, hồ sơ người dùng và nhiều hơn thế nữa.

2017
GOGSong hành cùng với thành công của The Witcher 3: Wild Hunt là tiếng tăm của trò chơi thẻ bài Gwent. Trò chơi nhỏ này đã khiến rất nhiều người chơi hứng thú, tới mức tạo ra các phiên bản fan-made của game trên trình duyệt. Động lực ấy đã đưa hai nhánh khác nhau của CD Projekt, là GOG và CD Projekt RED, cùng hợp tác để tạo nên GWENT: The Witcher Card Game.

Bên cạnh phát triển tựa game cho riêng mình, GOG chắc chắn cũng không xao nhãng việc mở rộng nền tảng. Chỉ riêng 2017, số lượng game trên GOG đã tăng thêm 1/4 so với năm trước, từ những tựa game mới nóng hổi như Divinity: Original Sin 2, Cuphead, Night in the Woods, Hollow KnightThimbleweed Park, tới những sản phẩm cổ điển như Jazz JackrabbitSWAT 4.

2018
GOGMột chặng đường 10 năm, bắt đầu từ một trang web chỉ bán các tựa game cũ, cổ điển, giờ đây GOG đã lớn mạnh và trở thành nền tảng phân phối game DRM-free lớn nhất trong thời đại kỹ thuật số này.

Nhân dịp kỉ niệm này, giao diện trang chủ của GOG vừa được cập nhật mới, mang tới cho người dùng trải nghiệm lựa chọn, tìm kiếm game thuận tiện hơn. Đồng thời, GOG cũng sẽ không ngừng mở rộng, đón chào nhiều những tựa game đa chủng loại khác về tề tựu, và trong số đó phải nói tới tựa game RPG Thronebreaker: The Witcher Tales tới từ chính người anh em CD Projekt RED của GOG.

Và đương nhiên rồi, GOG vẫn còn rất nhiều dự định, hoài bão cho tương lai mà hiện tại họ chưa thể tiết lộ, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng GOG sẽ tiếp tục lớn mạnh, và đó là tin rất đáng mừng. Chừng nào GOG còn tồn tại nghĩa là còn bức tường khổng lồ bảo vệ cho khái niệm “sở hữu” thực sự của game thủ trong thời đại kỹ thuật số này.

Tác giả

Thảo luận