Skip to content

AMD Crimson Radeon Software – Lật đổ triều đại Catalyst?

amd-crimson-radeon-software-lat-do-trieu-dai-amd-catalyst
[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong những năm gần đây, vấn đề trình điều khiển (driver) luôn “ám ảnh” các fan của “đội đỏ” AMD khi các game mới cứ ào ạt ra mắt thị trường trong khi những bản nâng cấp trình điều khiển AMD Catalyst lại xuất hiện vô cùng “nhỏ giọt”. Chẳng hạn như kể từ khi ra mắt phiên bản AMD Catalyst phiên bản 15.7 vào đầu tháng 7 đến nay, AMD cũng không hề “đoái hoài” đến các game thủ khiến cho một số game mới gặp phải vấn đề hoạt động kém ổn định, trong khi phe “đội xanh” đón nhận đến 8 bản cập nhật trong cùng khoảng thời gian.

Để giải quyết cho tình trạng trình điều khiển bị “bỏ rơi” này, AMD đã khởi động chương trình AMD Crimson Radeon Software với nhiều cải tiến mới nhằm ổn định hiệu năng cũng như sửa chữa một số lỗi gây xung đột với các game mới phát hành thời gian gần đây. Có thể nói, đây là chiến dịch rầm rộ nhất của AMD kể từ năm 2011 đến nay, triệt để thay đổi trình điều khiển rắc rối, kém trực quan và có phần lỗi thời của AMD Catalyst.

“Cơn gió” AMD Crimson Radeon Software ảnh hưởng đến các game “hàng khủng” hiện nay như thế nào? Hãy cùng Vietgame.asia đánh giá hiệu năng của trình điều khiển “mới toanh” này nhé!

ĐỔI MỚI GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG
So sánh hiệu năng: AMD Catalyst vs. AMD Crimson Radeon SoftwareVề mặt “quảng cáo”, AMD Crimson Radeon Software là một bước tiến khá dài của AMD khi hãng đã làm lại khá nhiều thành phần cốt lõi, mà trong đó nổi bật nhất là giao diện trình điều khiển đã được triệt để thay đổi từ kết cấu “cây thư mục” với nhiều rẽ nhánh phức tạp sang các thẻ dạng “ribbon” mà Microsoft khởi xướng từ Windows 8.

Thoạt tiên, giao diện mới này gây ra chút khó khăn cho những người đã quen thuộc với trình điều khiển AMD Catalyst cũ, thế nhưng chỉ cần vài phút làm quen, bạn sẽ thấy cách sắp xếp này vô cùng khoa học. Các tiện ích được phân chia thành các nhóm dễ tiếp cận, trong khi mục “Games” cho phép bạn tạo ra các “tùy chỉnh” (profile) riêng biệt cho từng game.

AMD Crimson Radeon Software là một bước tiến khá dài của AMD khi hãng đã làm lại khá nhiều thành phần cốt lõi
Tính năng này vô cùng hữu ích khi bạn có thể “cưỡng ép” bật – tắt những tính năng của trình điều khiển như khử răng cưa, mở tính năng Tessellation hay “bóng đệm” (Shader Cache) để tăng chất lượng đồ họa cho riêng từng game một. Thậm chí bạn còn có thể thiết lập tùy chọn OverDrive (ép xung) cho mỗi game nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng trò chơi mà không cần phải điều chỉnh thiết lập cho cả hệ thống như trước đây.

Game thủ cũng có thể quản lý các thiết lập xem phim qua thẻ “Video” chỉ với một cái nhắp chuột. Có đến 8 hiệu ứng màu sắc được AMD tích hợp sẵn trong trình điều khiển và hoàn toàn có thể mở rộng qua các bản cập nhật về sau. Những hiệu ứng này tác động trực tiếp đến các thông số thiết lập của màn hình (độ sáng, độ sắc nét, độ tương phản…) vô cùng nhanh chóng mà bạn không cần phải “mò mẫm” trong các bảng điều khiển của màn hình như trước.

So sánh hiệu năng: AMD Catalyst vs. AMD Crimson Radeon Software

So sánh hiệu năng: AMD Catalyst vs. AMD Crimson Radeon SoftwareSo sánh hiệu năng: AMD Catalyst vs. AMD Crimson Radeon Software

SONG ĐẤU HIỆU NĂNG: CATALYST VS. CRIMSON

Hiệu năng

Đối với nhiều game thủ, mối quan tâm lớn nhất đối với AMD Crimson Radeon Software không phải ở những tính năng “cơm thêm” như VR, Eyefinity… mà nằm ở khả năng cải thiện hiệu năng của game.

Để kiểm chứng điều này, Vietgame.asia đã tiến hành thử nghiệm “đo đạc” tốc độ game trên cả hai phiên bản trình điều khiển AMD Catalyst phiên bản 15.7 và AMD Crimson Radeon Software phiên bản 15.11. Sau đây là kết quả thu được:So sánh hiệu năng: AMD Catalyst vs. AMD Crimson Radeon Software

Mối quan tâm lớn nhất đối với AMD Crimson Radeon Software không phải ở những tính năng “cơm thêm” như VR, Eyefinity… mà nằm ở khả năng cải thiện hiệu năng của game
Sơ đồ trên cho thấy AMD Crimson Radeon Software mặc dù có cải thiện hiệu năng cho cạc đồ họa ASUS R9 290 DC2 nhưng mức cải thiện không thật sự ấn tượng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn ở từng phép thử thì AMD Crimson Radeon Software đã “ổn định” được hầu hết các game hiện nay.

Chẳng hạn như ở phép thử Rainbow Six Siege, tốc độ tối thiểu chỉ ở mức 44.3fps và tốc độ tối đa nhảy lên mức 249.8 fps ở AMD Catalyst thì với AMD Crimson Radeon Software, tốc độ tối thiểu được “kéo lên” mức 66.4 fps trong khi tốc độ tối đa chỉ ở mức 149.4fps. Khả năng “rút gọn” hai biên này đồng nghĩa với việc game hoạt động ổn định, ít gặp tình trạng giật – kéo hình như trước.

Phép thử Rome 2: Total War cho thấy tính năng “bóng đệm” thể hiện khá tốt ở những phân đoạn đổ bóng phức tạp, nhiều nguồn ánh sáng, nhiều vật thể động, giúp “kéo” tốc độ ở những phân đoạn này lên cao cũng như đẩy tốc độ trung bình của game tăng xấp xỉ 5%, đạt mức tăng lớn nhất so với các game còn lại.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

CPU: Intel Core i7 4790 @ 3.60GHz

RAM: G.Skill Sniper 8GB 1600MHz

SSD: Sandisk 120GB

VGA: ASUS R9 290 DC2 4GB GDDR5

OS: Microsoft Windows 10

so-sanh-hieu-nang-amd-catalyst-vs-amd-crimson-radeon-software (19)so-sanh-hieu-nang-amd-catalyst-vs-amd-crimson-radeon-software (12)so-sanh-hieu-nang-amd-catalyst-vs-amd-crimson-radeon-software (16)

Kết quả Benchmark Rainbow Six Siege với AMD Catalyst

so-sanh-hieu-nang-amd-catalyst-vs-amd-crimson-radeon-software (3)

…Và với AMD Crimson Radeon Software

so-sanh-hieu-nang-amd-catalyst-vs-amd-crimson-radeon-software (21)
AMD cũng đưa vào một số công nghệ “đón đầu” như LiquidVR với khả năng khởi động tính năng thực tế ảo nhanh hơn gấp 10 lần

Độ ổn định

Đối với AMD Crimson Radeon Software, AMD cũng đưa vào một số công nghệ “đón đầu” như LiquidVR với khả năng khởi động tính năng thực tế ảo nhanh hơn gấp 10 lần, khả năng overdrive (ép xung) card đồ họa để đảm bảo “cơn khát” sức mạnh của công nghệ mới mẻ này.

Ngoài ra, AMD cũng đảm bảo tăng cường hiệu suất xử lý game trên nền Linux lên đến 50%. Đây vốn là một thế mạnh của AMD khi các cạc đồ họa của hãng là những sản phẩm đầu tiên được hỗ trợ cho các hệ điều hành mở, nhưng sự “im lặng” của AMD trong suốt thời gian vừa qua cũng khiến cho việc chơi game trên các hệ điều hành này gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự xuất hiện của SteamOS trên nền Linux, trình điều khiển dành riêng cho hệ điều hành mở trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các nhà phát triển phần cứng. AMD cũng hứa hẹn sẽ chú trọng nhiều hơn đến mảng này qua AMD Crimson Radeon Software cũng như trong các phiên bản cập nhật sắp tới.

LỜI KẾT
Với một giao diện mới, AMD Crimson Radeon Software trở nên sống động hơn nhiều so với AMD Catalyst trước đây khi đem đến những tùy chỉnh trực quan, đơn giản hóa khả năng can thiệp đến từng game chỉ trong vài cái nhấp chuột. Hệ thống điều khiển trung tâm cũng đã được các kỹ sư từ AMD tối ưu hóa khá tốt, nhờ vậy mà mặc dù khả năng cải thiện hiệu năng card đồ họa không thật sự ấn tượng, AMD Crimson Radeon Software vẫn đem đến sự ổn định tốt hơn cho các game mới và cũ.

Tác giả

Thảo luận