Skip to content

ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) – Đánh Giá Nhanh

ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) – So với đối thủ của mình là AMD, bản thân Intel đang phải cố gắng gồng mình để tìm lại thế thượng phong vốn đã tạo được từ hơn 10 năm về trước, bằng cách ra mắt các sản phẩm một cách liên tục và công nghệ mới được phát triển nhanh như vũ bãoзайм на карту мгновенно круглосуточно без отказа 10000.

Thế hệ vi xử lí thứ 10 mang tên Comet Lake vừa ra mắt, Intel tiếp tục tung ra một loại các nền chipset mới toanh để lót đường và Z490 hiện tại tạm xem là dòng cao cấp nhất của phân khúc bình dân.

Dù những “ông bự” như Gigabyte hay MSI cũng rất sốt sắng bắt tay vào những sản phẩm bo mạch chủ dùng chipset Z490, nhưng đến hiện tại ASUS vẫn là những người làm tốt nhất với hàng loạt mẫu sản phẩm từ bình dân đến cao cấp, phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Trước đây chúng ta có ASUS ROG Strix Z490 -E Gaming dành cho giới game thủ “sành sỏi” với nhiều đòi hỏi cao về hình thức thiết kế và chất lượng sản phẩm, nay chúng ta có thêm ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) sở hữu một ngôn ngữ thiết kế khác hẳn, hướng nhiều đến người dùng “ăn chắc mặc bền.

Vậy sản phẩm có gì hấp dẫn? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé!


ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) - Đánh Giá Nhanh

ASUS TUF GAMING Z490-PLUS (WI-FI): SẮC XẢO VÀ MẠNH MẼ

Các sản phẩm nhà ASUS được thiết kế theo những phong cách rất rõ ràng, nếu như dòng Prime nhấn vào sự đơn giản, dòng ASUS ProArt Z490-Creator 10G cho dân làm nghệ thuật lại có phần… “tối giản” thì ROG lại lấy sự chi tiết làm chủ đạo và tôn lên vẻ đẹp của một sản phẩm dành cho giới game thủ. TUF thì lại là một câu chuyện khác khi nhấn mạnh sự cứng cáp và phong cách “nhà binh” không thể nhầm lẫn.

Đập vào mắt những ấn tượng đầu tiên là thiết kế rất hầm hố với những đường nét cắt xẻ đan chéo nhau.

Tương tự những sản phẩm gần đây của dòng TUF, ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) không còn thiên về tông màu quá tối như trước mà bổ sung thêm những đường nét vàng giúp làm tôn lên nét khỏe khoắn và mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo điểm nhấn sáng khá rõ nét.

Tuy nhiên, dải đèn LED lại được đặt ở vị trí khá khó nhìn, thậm chí có thể bị ổ cứng che khuất nếu đặt trong các bộ thùng máy có kích thước “khiêm tốn”, điều này phần nào cho thấy phong cách “hầm hố” đã lấn át phong cách “màu mè” trên bản thiết kế các sản phẩm dòng TUF.

ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) - Đánh Giá Nhanh
Tương tự những sản phẩm gần đây của dòng TUF, ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) không còn thiên về tông màu quá tối như trước

Nhìn kĩ chi tiết hơn, thiết kế của ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) thật sự càng ngắm càng thấy thích thú, những lớp vân màu xám chạy dọc thân tạo nên một tổng thể rất “tương lai”.

Đi kèm với những khối tản nhiệt với kịch thước vừa vặn đủ hầm hố nhưng lại không quá thô kệch.

Tất nhiên với tầm giá rẻ hơn ROG Strix Z490 E-Gaming đến tận 3 triệu, ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) không trang bị ống dẫn nhiệt hay những khối nhôm dầy.

ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) - Đánh Giá Nhanh

Để giúp cho hệ thống có thể đem đến hiệu năng tương xứng với những CPU “hàng khủng” thời Comet Lake như dòng Intel Core i9 thì 4 khe cắm RAM với dung lượng tối đa 128GB xung nhịp 4600MHz và bộ cấp nguồn 4+8 pin sẽ là những người bạn đồng hành ổn thỏa.

Nhìn xuống dưới 1 chút, ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) được trang bị 2 khe PICe 3.0 x16 và 3 khe PCIe x1, nhưng khe mở rộng không phải là nhiều nhưng đủ với những nhu cầu không quá cao.

Đi kèm với đó là 2 khe M.2 tốc độ 32Gb/s – một thứ vốn đã quá quen thuộc đối với các sản phẩm nhà ASUS trong vài năm trở lại đây.

ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) - Đánh Giá Nhanh

Hệ thống âm thanh của ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) vẫn là chip Realtek S1200A như nhiều sản phẩm bo mạch chủ của ASUS trong những năm qua, được trang bị tấm chắn nhiễu riêng với các linh kiện được sản xuất chuyên biệt, chẳng hạn như đám tụ chuyên âm thanh do hãng Nichicon đến từ Nhật Bản sản xuất đảm bảo chất lượng cho âm thanh phục vụ đủ cho nhu cầu game thủ dù đây chỉ là một giải pháp tích hợp thông thường.

Đi xuống phía sau, ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) vẫn có đầy đủ những cổng hỗ trợ người dùng quen thuộc như Display Port, HDMI, 2 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 3.2 gen 1, 1 cổng USB 3.2 Gen 2 và 1 USB 3.2 Gen 2 Type-C, khá đầy đủ cho các nhu cầu sử dụng từ phổ thông đến chuyên nghiệp.


TỔNG QUAN

Với tầm giá vào khoảng 5 triệu đồng, ASUS TUF Gaming Z490-Plus (Wi-fi) vẫn là một sản phẩm lý tưởng thỏa mãn nhiều tiêu chí của một hệ thống cấu hình tầm trung từ ngoại hình cho đến hiệu năng.

Thật sự ASUS nói chung và dòng TUF nói riêng vẫn đang làm rất tốt phần việc của mình khi có rất nhiều những sản phẩm đón đầu cho nền tảng Comet Lake, điều đó cũng cho thấy rằng thị trường bo mạch chủ sắp tới vẫn còn rất sôi động.

THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ


BÀI MỚI NHẤT


Tác giả

Thảo luận