Skip to content

BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 1)

[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ăm 2006, hãng Quantic Dream đã tự hào cho biết kịch bản của Heavy Rain có độ dài lên tới 2000 trang với cốt truyện phi tuyến tính. Thông tin trên có thể gây bất ngờ với một số game thủ, thế nhưng nó lại chẳng là gì so với các tác phẩm của hãng game lừng danh BioWare.

Hãng game có trụ sở tại Canada này không chỉ mang đến những tuyệt tác nghệ thuật, những câu truyện đầy lôi cuốn với nhiều nút thắt mở, mà còn có công lớn trong việc xóa nhòa giữa ranh giới game và phim ảnh, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai phong cách nhập vaihành động.

Chỉ còn hơn ba tháng nữa thôi, chúng ta sẽ được dịp thưởng thức tựa game mới nhất của hãng mang tên Dragon Age: Inquisition, hãy cùng Vietgame.asia nhìn lại gần 20 năm lịch sử của một trong những bậc thầy của thể loại game nhập vai.

[space space_height=”40″]
Bác sĩ đi làm game
feature_off-BioWare (1)Ngành game có thể nói là một ngành khá là gian nan. Khi mà bạn chỉ cần trò chơi của bạn không đạt được chất lượng, thị hiếu của các game thủ thì bao năm trời ròng rã cùng vô số tiền bạc bỏ ra để phát triển nó sẽ trở thành công cốc.

Chính vì vậy mà việc thành lập BioWare được cho là một trong những quyết định táo bạo nhất trong ngành công nghiệp game.

Vào giữa thập kỉ 90, Ray Muzyka, Greg Zeschuk và Augustine Yip là ba sinh viên dược vừa mới tốt nghiệp ngành y khoa tại đại học Alberta ở Canada. Họ đang chịu trách nhiệm thiết kế một hệ thống phần mềm giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy tại khoa y dược của trường đại học.

Trong suốt thời gian học tập và làm việc của mình, ba chàng trai trẻ này đã giải trí với các trò chơi nhập vai cổ điển dạng sa bàn (board game), cũng như các tựa game tương tự trên PC. Chính những thú vui nho nhỏ này đã giúp cho họ nhận ra được rằng, y dược là một lĩnh vực khá là thú vị và hấp dẫn, nhưng trò chơi điện tử mới thực sự là đam mê.

Sau khi hoàn thành dự án hệ thống phần mềm cho trường đại học, ba vị bác sĩ trẻ đã nhận được một khoảng lợi nhuận kha khá, và họ đã ra một quyết định không chỉ mạo hiểm, mà còn góp phần thay đổi cả một ngành công nghiệp game vốn đang còn non trẻ này. Ba chàng sinh viên y dược đã quyết định thành lập một công ty phát triển game mang tên BioWare.

Lý giải về cái tên của  hãng, “Bio” trong tiếp Hi Lạp có nghĩa liên quan đến y dược, và “Ware” có nghĩa là sản phẩm. Sau khi thành lập công ty, dự án đầu tiên của BioWare lại không thuộc về thể loại nhập vai, mà lấy ý tưởng từ dòng game MechWarrior huyền thoại. Với sự hậu thuẫn của Interplay (nổi tiếng với việc tạo nên dòng game kinh điển Fallout), hãng phát triển có nguồn gốc Canada đã cho ra mắt tựa game hành động đầu tay mang tên Shattered Steel vào năm 1996.

Việc thành lập BioWare được cho là một trong những quyết định táo bạo nhất trong ngành công nghiệp game.
Nhờ vào nền đồ họa 3D đặc sắc cùng khả năng phá hủy môi trường, Shattered Steel đã nhận được một số lời khen và có số lượng bán ra khá ổn định. Nhờ vậy mà Interplay đã “bật đèn xanh” cho phần tiếp theo của trò chơi.

Thế nhưng BioWare đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn này mà chuyển hướng sang phát triển một tựa game khác. Một tựa game đã khiến cho cả thế giới phải bất ngờ trước những gì mà hãng game “phần mềm y học” này có thể làm được.feature_off-BioWare (2)feature_off-BioWare (3)

Huyền thoại bắt đầu
feature_off-BioWare (4)Sau thành công với Shattered Steel, nhà phát hành Interplay đã không chỉ đề nghị BioWare làm phần tiếp theo cho trò chơi, mà còn khuyến khích phát triển thêm các tựa game mới. Đấy chính là lý do mà BioWare bắt tay vào thực hiện trò chơi mang tên Battleground: Infinity, một tựa game chiến thuật mang bối cảnh thần thoại.

Sau khi hoàn thành được các thành phần cơ bản, BioWare đã giới thiệu phiên bản demo của trò chơi tới Interplay nhằm xin phép duyệt dự án.

Khác với quan niệm của giới game thủ ngày nay, khi mà nhà phát hành game luôn đóng vai là những “tên độc tài”, luôn luôn đưa ra các quyết định sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của trò chơi, chính Interplay đã góp phần không nhỏ để hãng game Canada non trẻ này phát triển như ngày hôm nay.

Và thế là một huyền thoại đã được ra đời, một tựa game đã khiến cho cả làng game phải trầm trồ thán phục trước những gì mà nó mang lại
Sau khi nhận được phiên bản demo của Battleground: Infinity, Interplay nhận thấy rằng engine của trò chơi thật sự rất thích hợp cho thể loại game nhập vai. Cũng trùng hợp thay, nhà phát hành nổi tiếng này cũng vừa được cấp phép sử dụng bản quyền làm game dựa trên thế giới Dungeons & Dragons (đây được cho là thủy tổ của thể loại game nhập vai hiện đại).

Chính vì vậy mà hãng Interplay đã gợi ý cho BioWare sử dụng engine của Battleground: Infinity để phát triển nên một tựa game nhập vai lấy bối cảnh trong thế giới Dungeon & Dragon vốn đang rất thịnh vào thời bấy giờ. Và thế là một huyền thoại đã được ra đời, một tựa game đã khiến cho cả làng game phải trầm trồ thán phục trước những gì mà nó mang lại, một kiệt tác mà bất cứ tín đồ thể loại game nhập vai nào cũng phải ít nhất một lần trong đời thử qua, đó chính là Baldur’s Gate.feature_off-BioWare-05Trong suốt thời sinh viên của mình, ba nhà sáng lập đã bỏ ra vô số thời gian để giải trí với thể loại nhập vai bàn giấy kinh điển này, nên họ hiểu được tầm vĩ mô của dự án mà mình đang thực hiện.

Dungeons & Dragons đã có lịch sử khá lâu đời, bắt nguồn từ thập niên 70 với vô số phiên bản nâng cấp khác nhau. Và việc áp dụng các luật lệ nhập vai vào trò chơi sao cho chính xác có thể nói là cực kì quan trọng. Sau sự “ra quân” đầy xuất sắc của Diablo vào năm 1997, thể loại game nhập vai hành động bắt đầu phát triển và được yêu thích bởi số lượng đông đảo các game thủ trẻ tuổi.

Điều này buộc BioWare phải bổ sung yếu tố thời gian thực vào Baldur’s Gate, cải tiến phong cách nhập vai theo lượt cổ điển theo một hướng hiện đại hơn, dễ tiếp cận hơn. Chính việc này mà khi game vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, các fan của Dungeons & Dragons lên tiếng phản đối, chế nhạo Baldur’s Gate vì đã làm mất chất nhập vai theo lượt.Những lời phê phán của các game thủ đã góp phần tạo thêm áp lực cho BioWare, nhất là khi dự án phát triển này kéo dài tận 3 năm trời. Phải nói thêm rằng, ngoài việc phát triển game, ba nhà sáng lập vẫn tiếp thực hiện các công việc y khoa, vốn là chuyên môn chính của mình.

Vì vậy mà càng về cuối giai đoạn phát triển, áp lực công việc của cả 2 phía ngày càng nặng hơn, buộc họ phải đưa ra lựa chọn quyết định tương lai của mình. Augustine Yip nhận thấy rằng game vẫn chỉ là đam mê chứ không thể có tương lai vững bền, nên đành chia tay với BioWare mà tập trung vào công việc y khoa.

Trong khi đó, Ray Muzyka và Greg Zeschuk vẫn tiếp tục theo đuổi niềm khát khao luôn rực cháy kể từ thời sinh viên, họ đã lựa chọn một con đường mạo hiểm nhất, đó là từ bỏ công việc chuyên môn của mình mà tập trung vào việc phát triển game.

Sau này Ray Muzyka có kể lại rằng, ngoài ba nhà sáng lập ra, thì không có bất cứ ai trong BioWare từng phát triển một tựa game nào cả, họ chỉ phát triển bằng lòng đam mê nghệ thuật mà thôi.

không có bất cứ ai trong BioWare từng phát triển một tựa game nào cả, họ chỉ phát triển bằng lòng đam mê nghệ thuật mà thôi.
feature_off-BioWare (7)feature_off-BioWare-06Năm 1998, tựa game nhập vai đầu tiên của BioWare cuối cùng cũng được ra mắt trước cộng đồng game thủ. Mặc dù không hề có những yếu tố mang tính cách mạng, chất nhập vai đầy chi tiết cùng chế độ chơi mạng đã giúp cho Baldur’s Gate bán được tới 2 triệu bản trong năm đó, trở thành tựa game lấy bối cảnh Dungeons & Dragons bán chạy nhất vào thời bấy giờ.

Có doanh thu chỉ xếp sau Diablo của hãng Blizzard Entertainment, Baldur’s Gate không chỉ nhận được vô số lời khen từ các tạp chí uy tín, mà còn làm thay đổi quan niệm của những fan gạo cội dòng game Dungeons & Dragons vốn chỉ trích trò chơi trước đó. Phiên bản mở rộng Tales of the Sword Coast ra mắt một năm sau đó có nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của vô số game thủ.

Chia tay Interplay
Sau thành công vang dội, hãng đã vươn mình trở thành ông hoàng của thể loại nhập vai vào thời bấy giờ. Engine của game hoàn hảo tới mức đã được các hãng game khác sử dụng cho các tác phẩm nhập vai kinh điển như Icewind Dale, Planescape: Torment. BioWare đã chứng minh cho cả thế giới biết họ có thể làm được những gì với thể loại game nhập vai.

Ngay sau khi hoàn thành Baldur’s Gate, BioWare quyết định quay trở lại phát triển Shattered Steel 2. Thế nhưng lời đề nghị làm phần tiếp theo của dòng game kinh điển MDK đầy hấp dẫn đã khiến cho dự án trên bị hủy bỏ.

Đây cũng chính là lần đầu tiên hãng game Canada có cơ hội tiếp cận với hệ máy console, góp phần đưa trò chơi của mình tới một thị trường rộng lớn hơn. Tương tự như Shattered Steel bốn năm về trước, MDK2 mặc dù có số lượng doanh thu tương đối và nhận được nhiều lời khen, nhưng nó lại không gây ấn tượng mạnh như Baldur’s Gate đã làm.

Đây cũng là lúc mà BioWare nhận ra rằng sở trường của mình không đâu khác nằm ở thể loại game nhập vai. Chính minh chứng hùng hồn của Baldur’s Gate đã thôi thúc hãng khẳng định vị thế đỉnh cao của mình trong ngành công nghiệp game.feature_off-BioWare (8)feature_off-BioWare (9)Chỉ trong vòng một năm phát triển đầy ngắn ngủi, BioWare đã cho ra mắt phần tiếp theo của Baldur’s Gate trước công chúng. Phiên bản thứ hai của trò chơi không chỉ kế thừa những tinh hoa của trò chơi tiền nhiệm, mà còn khiến cho cả cộng đồng game phải kinh ngạc thêm một lần nữa trước những gì mà game có thể mang lại.

Baldur’s Gate II: Shadows of Amn nhận được các số điểm rất cao, và xếp hạng thứ sáu trong top 10 tựa game hay nhất mọi thời đại do Metacritic bình chọn. Mặc dù đã hơn một thập kỉ trôi qua, Baldur’s Gate vẫn luôn là một huyền thoại trong tâm trí của các tín đồ thể loại game nhập vai, và là một chuẩn mực để các tựa game hiện đại dựa theo.

Một tuyệt phẩm như trên thì không thể chìm vào quên lãng, vì vậy mà hãng phát triển Beamdog đã mạnh dạn tiến hành phát triển phiên bản nâng cấp của hai phần Baldur’s Gate mang tên Baldur’s Gate: Enhanced Edition Baldur’s Gate II: Enhanced Edition. Game thủ giờ đây đã có thể thưởng thức trò chơi ở độ phân giải cao mọi lúc mọi nơi.

Mặc dù bán được hàng triệu bản, các tựa game của BioWare vẫn không đủ sức cứu lấy Interplay trước những vấn đề về tài chính và đang đứng trước nguy cơ phá sản. Chính vì vậy mà sau 6 năm gắn bó, BioWare đành nói lời chia tay với nhà phát hành game nổi tiếng, cũng như chấp nhận từ bỏ thương hiệu Baldur’s Gate đã mang đến hào quang cho mình.

Mặc dù đã hơn một thập kỉ trôi qua, Baldur’s Gate vẫn luôn là một huyền thoại trong tâm trí của các tín đồ thể loại game nhập vai
feature_off-BioWare (10)
Lời kết
Chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi, hãng game non trẻ của hai vị bác sĩ đã có thể vươn mình dẫn đầu trong lĩnh vực game nhập vai trên thế giới. Thế nhưng việc nhà phát hành Interplay có nguy cơ bị phá sản đã buộc BioWare phải từ bỏ đứa con cưng Baldur’s Gate, vốn đã có công lớn mang đến vinh quang cho hãng. Liệu BioWare có thể lập lại kì tích với các tựa game khác? Số phận của hãng rồi sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ được biết ở kỳ 2 của bài viết!

Tác giả

Thảo luận