Skip to content

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 2)

[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]iếp theo kỳ trước, lần này, hãy cùng Vietgame.asia đi sâu vào các phiên bản của dòng game Resident Evil trứ danh, những game đối kháng nằm trong dòng Versus Series, hay “hồng nhan bạc mệnh” Dino Crisis của Capcom
Resident Evil (61 triệu bản)
Resident Evil, hay Biohazard ở Nhật, là tựa game có sự phổ biến còn cao hơn cả Street Fighter. Thậm chí, có thể coi trò chơi này là gương mặt của cả một thể loại game kinh dị, cho đến ngày Capcom tự đánh mất danh hiệu này bằng sự ra đời của Resident Evil 5.

Khởi đầu với thành công vang dội của Resident Evil trên PS1, Shinji Mikami (cha đẻ của dòng game) với cơ trí siêu việt đã tiếp tục tiến đánh hệ máy này với 2 phiên bản Resident Evil 2 Resident Evil 3 Nemesis. Nhìn chung, cả 3 phiên bản đều lấy chất kinh dị, sinh tồn làm chủ đạo, thứ mà sau này không còn tìm thấy được trong các Resident Evil trở về sau nữa.

Điển hình là Resident Evil Survivor, là nhánh rẽ riêng của Resident Evil với lối chơi thiên về bắn súng góc nhìn người thứ nhất (First Person Shooter). Sau phiên bản thứ 2 là Resident Evil Dead Aim, Capcom không còn “dám” phát triển thêm một Resident Evil nào với lối chơi tương tự.

Ngoài ra, Resident Evil 56 tuy nằm trong nhánh truyền thống, nhưng chúng lại mang phong cách ngoại lai, là những phiên bản “tiếp cận” nhất với phiên bản Resident Evil Operation Raccoon City, một game hành động góc nhìn người thứ ba đúng nghĩa!

Chất kinh dị không phải bị “mai một”, mà chúng bị… “lược bỏ” một cách thẳng thừng. Trong khi đó, Resident Evil 4 lại là phiên bản chuẩn mực, kết hợp hài hòa hai yếu tố bắn súng góc nhìn người thứ 3 và chất sinh tồn trong lối chơi, nên nó có doanh thu cũng như đánh giá vượt trội hơn nhiều khi đem so sánh với hai đàn em.

Thậm chí, có thể coi trò chơi này là gương mặt của cả một thể loại game kinh dị, cho đến ngày Capcom tự đánh mất danh hiệu này bằng sự ra đời của Resident Evil 5.
Tuy Resident Evil 56 như vậy nhưng không có nghĩa Capcom muốn phá hủy cả một dòng game gắn liền với tuổi đời của hãng.

Vì vậy mà, vẫn tồn tại những “cá thể” dù không nằm trong nhánh Resident Evil truyền thống với chất kinh dị đang bị mai một, nhưng vẫn có chất lượng tốt, và là game “kinh dị” đúng nghĩa như các phiên bản Code Veronica, Revelation, Zero, Outbreak, Deadly Silence.Feat_Off_Capcom best titles 1feature_off_capcom-best-tiltles-02

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động | kinh dị
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1996

Bên cạnh những dạng game hành động, kinh dị, dòng game còn có những phiên bản khác theo thể loại Rail Shooter (người chơi chỉ cần nhấc súng lên và ngắm bắn. Di chuyển, tương tác đã có… “máy” lo hộ), đó là Resident Evil The Umbrella ChroniclesResident Evil The Darkside Chronicles được Capcom phát triển độc quyền cho Wii và PS3.

Tất nhiên, cả hai phiên bản này chỉ xuất hiện trên các máy điện tử thùng, arcade mà thôi. Không “bức phá” lên được vì những fan chân chính của dòng game chẳng ai dám… đụng vào chúng cả.

Dragon’s Dogma (2,1 triệu bản)
Feat_Off_Capcom best titles 3Tập hợp những “anh tài” từng phát triển Resident Evil, Devil May Cry, Breath of Fire (và có lẽ là cả Monster Hunter), Capcom cho ra đời Dragon’s Dogma. Trong trò chơi, các yếu tố sinh tồn kinh dị, chặt chém, săn quái, nhập vai đều được kết hợp một cách hoàn hảo!

Có ai mà không muốn thử một Monster Hunter với đồ họa Devil May Cry 4, một Devil May Cry với lối chơi nhập vai của Breath of Fire, hay Resident Evil kết hợp với chạy marathon từ vùng này sang vùng khác trong một thế giới mở?

Hiển nhiên, với lối chơi “hầm bà lằng”, không quá đi sâu theo một hướng cố định, không thể đòi hỏi Dragon’s Dogma vượt qua các tên tuổi “thâm căn cố đế” như Devil May Cry, Monster Hunter hay Resident Evil được. Tuy nhiên, doanh số 2,1 triệu chỉ với 2 phiên bản là một khởi đầu tốt cho một tương lai tươi sáng của một cái tên còn quá mới mẻ!

các yếu tố sinh tồn kinh dị, chặt chém, săn quái, nhập vai đều được kết hợp một cách hoàn hảo!
Feat_Off_Capcom best titles 4

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động | Nhập vai
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2012
Dòng game đối kháng đa hãng – Versus (7,8 triệu bản)
feature_off_capcom-best-tiltles-04Versus Series nói nôm na là các tựa game đối kháng, trong đó xuất hiện các nhân vật của Capcom, “trộn lẫn” với các hãng game, truyện tranh, phim truyền hình của các hãng khác. Lối chơi của chúng cũng không giống với cái sự “giản dị mà thâm thúy” của Street Fighter.

Ngay từ khởi đầu với X-Men vs. Street Fighter, dòng game này đã khác biệt hoàn toàn với phong cách đối kháng hà khắc của Street Fighter, từ phong cách đối kháng điên loạn, chiêu thức đẹp mắt cho đến lối chơi tổ đội mãi về sau mới xuất hiện ở Street Fighter X Tekken.

Đáng tiếc vì là phiên bản đầu tiên, ở thời điểm ngành công nghiệp game chưa phát triển rực rỡ như hiện nay, tựa game chỉ có 16 đấu sĩ. Tuy nhiên, không vì giới hạn nhân vật mà các đòn đánh, chiêu số cũng bị cắt giảm theo, X-Men vs. Street Fighter vẫn tồn tại những đòn combo liên hoàn lên tới cả trăm cú (hit).

Đến năm 1997, có lẽ vì mục đích mở rộng thêm nhân vật, X-Men vs. Street Fighter đổi sang một cái tên bao quát hơn là Marvel Super Heroes vs. Street Fighter. Và đúng vậy, giờ đây trò chơi đã có đến… 17 đấu sĩ.

Có thể coi đây là phiên bản đầu tiên của cả dòng game cũng được, vì lướt qua một số nhân vật như người khổng lồ xanh Hulk, đấu sĩ Ken, v.v… ta khó mà nhận ra sự khác biệt so với phiên bản mới nhất là Ultimate Marvel vs Capcom 3. Có thể thấy Versus Series từ đây mới bắt đầu thành hình, thành một cái chất riêng biệt mà Capcom vẫn cố gắng bảo trì cho tới tận hiện tại.

Capcom luôn giữ lại những tinh túy trong lối chơi, thêm nhân vật, cải tiến đồ họa. Chỉ như vậy thôi cũng đủ làm nên một tượng đài của làng game đối kháng!
  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Đối kháng
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1996

  Feat_Off_Capcom best titles 5Feat_Off_Capcom best titles 7Từ 1997 trở đi, quãng đường từ Marvel Vs. Capcom cho đến Ultimate Marvel Vs. Capcom 3 hoàn toàn là một đường thẳng. Capcom luôn giữ lại những tinh túy trong lối chơi, thêm nhân vật, cải tiến đồ họa. Chỉ như vậy thôi cũng đủ làm nên một tượng đài của làng game đối kháng!

Ngoài ra, bên cạnh việc hợp tác với Marvel Comics để sản xuất dòng game đối kháng siêu anh hùng trên, Capcom còn hợp tác với SNK, hãng kỳ phùng địch thủ của mình trong dòng game đối kháng, để sản xuất ra thêm 1 tượng đài đối kháng nữa là dòng Capcom vs. SNK. Dòng game này được xem là một trong những dòng game có khả năng… vượt qua dòng game nổi tiếng của Capcom lúc bấy giờ là Street Fighter.

Tatsunoko vs. Capcom là trường hợp cá biệt nhất trong Versus Series. Tuy mang lối chơi gần giống với Marvel Vs. Capcom, nhưng tựa game này chỉ bao gồm các gương mặt “nổi trội” của hãng sản xuất hoạt hình Nhật Bản Tatsunoko. Điều này làm cho nó… không thoát ra được khỏi Nhật Bản và bứt phá ra thị trường thế giới.

Đồng cảnh ngộ với Tatsunoko vs. Capcom là 2 game dàn trận theo lượt Capcom X NamcoProject X Zone!

Dead Rising (7,4 triệu bản)
Feat_Off_Capcom best titles 9Feat_Off_Capcom best titles 8

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động | kinh dị
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2006

Chỉ là một tựa game được Capcom “đu” theo phong trào thây ma (Zombie), nhưng các phiên bản Dead Rising vẫn luôn nằm trong top 10 game về zombie đặc sắc nhất của tất cả các trang đánh giá. Bởi, không giống các trò chơi khác cùng thể loại, Dead Rising mang lại cảm giác rất… vui sướng!

Lối chơi trong Dead Rising vô cùng đa dạng về vũ khí, cách diệt zombie, nhiệm vụ, kết thúc, v.v… Chưa hết, người chơi còn có thể đóng giả và thậm chí sử dụng được tuyệt chiêu của các nhân vật trong Street Fighter, Megaman, v.v…

Giống Dragon’s Dogma, đây cũng là một game có thế giới mở hiếm hoi được Capcom phát triển và thành công mỹ mãn.

Gần đây, Capcom tiếp tục thể hiện tình “bằng hữu” với Microsoft khi phát triển độc quyền Dead Rising 3 cho Xbox One.

Dead Rising mang lại cảm giác rất… vui sướng!
Dino Crisis (4,4 triệu bản)
Feat_Off_Capcom best titles 11

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động | kinh dị
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1999

Dù lối chơi đậm chất Resident Evil, Dino Crisis lại mang hơi hướm của bộ phim khủng long kinh điển Jurassic Park. Nhưng có vẻ, vì nhận thấy tính chất ăn theo quá nổi trội của dòng game này, Capcom đã tạm dừng phát triển nó kể từ phiên bản cuối cùng Dino Crisis 3 ra mắt năm 2003.

Thực sự không có quá nhiều điều để nói về Dino Crisis khi mà tuổi đời của nó chỉ vỏn vẹn trong 4 năm. Hai phiên bản đầu chỉ khác Resisdent Evil ở chỗ kẻ địch không phải là zombie, mà thay vào đó là các loại khủng long.

Không được may mắn như Resident Evil 4, Dino Crisis 3 khi bước chân lên thế hệ mới, cỗ máy console Xbox, tỏ ra mất chất kinh khủng, không còn mang lại cảm giác sinh tồn, mà thay vào đó là một lối chơi của game bắn súng “viễn tưởng” vốn nhan nhản trên thị trường.

Có thể cũng vì sự thất bại này mà Capcom bỏ cuộc, khiến không ai biết được kết cục của dòng game “chết yểu” này.

Ngoài ra, Dino Stalker, một game Rail Shooter cũng được Capcom phát hành cho PS2. Vì không đi theo lối chơi của 2 phiên bản tiền nhiệm, Dino Stalker nhận được đánh giá cũng chẳng hơn gì Dino Crisis 3.Feat_Off_Capcom best titles 10

Thực sự không có quá nhiều điều để nói về Dino Crisis khi mà tuổi đời của nó chỉ vỏn vẹn trong 4 năm
LỜI KẾT
Hết Street Fighter cho tới Marvel vs. Capcom, cộng thêm yếu tố hợp “phong thủy” tại đất Nhật – cái nôi của các hệ máy thùng arcade, có thể thấy Capcom thực sự “có duyên” với dòng game đối kháng! Trong kỳ sau, kỳ cuối cùng, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các tên tuổi còn lại bao gồm Monster Hunter, Megaman, v.v…* Hình ảnh được hỗ trợ bởi Capcom và Google.

Tác giả

Thảo luận