Skip to content

Conarium – Đánh Giá Game

Conarium

Conarium – Khi được hỏi về yếu tố cốt lõi làm nền một tựa game kinh dị là gì? Có thể là những màn hù dọa (jump scare), các pha rượt đuổi từ một sinh vật dị hợm nào đó, hay là những đoạn nhạc ghê rợn báo hiệu cho điềm không lành. Tới đây thôi cũng đã đủ khiến người thưởng thức tè ra quần trong sợ hãi rồi!

Nhưng Conarium thì không như thế khi đây là một trong số ít tựa game đi ngược với xu hướng trên, với phong cách kinh dị Lovecraftian.

Nếu bạn còn quá lạ lẫm với khái niệm này thì nó được lấy theo tên của nhà văn Mỹ – Howard Phillips Lovecraft (H.P Lovecraft). Ông là nhà văn nổi tiếng, tiên phong trong việc viết truyện kinh dị theo phong cách mới, hạn chế phần lớn yếu tố máu me, giết chóc mà chỉ đơn giản là gieo rắc vào người đọc những cú sốc thông tin khiến họ sợ hãi, kinh hoàng với những thứ nằm ngoài tầm hiểu biết của mình, khi biết rằng con người ngay từ đầu chỉ là một sinh vật quá đỗi nhỏ bé trong không gian rộng lớn.

Vậy điều gì khiến cho Conarium đặc biệt đến vậy khi kế thừa được phong cách này, hay cách game gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người chơi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!


BẠN SẼ THÍCH

NỖI SỢ TRONG BÍ ẨN

Conarium là một tựa game kể về cuộc thám hiểm của bốn nhà khoa học tại Nam Cực, trong nỗ lực khám phá ra những điều hoàn toàn nằm ngoài sự hiểu biết của con người.

Nhân vật chính mà người chơi sẽ vào vai, Frank Gilman, tỉnh dậy trong một căn phòng thuộc trạm nghiên cứu.

Kèm thêm một “quả” mất trí nhớ, thì quả là đúng “bài” của một tựa game phiêu lưu. Từ đó người chơi phải lần theo các manh mối để khám phá ra những bí ẩn về bản thân và sự mất tích của những thành viên trong đoàn thám hiểm.

Vừa kịp tiếp thu xong cốt truyện rối bời, chưa kịp “ấm đít” bạn đã bước qua căn phòng đầu tiên và chợt nhận ra không gian dần trở nên tăm tối hơn rất nhiều, với những ánh đèn yếu ớt cứ thế phai nhạt dần.

Thứ hữu dụng nhất và cũng là trang bị vỏn vẹn nhất, chỉ có… cây đèn pin.

Đáng sợ!

Lúc này đây, trí tưởng tượng của người chơi sẽ “ra tay” xuyên suốt cuộc hành trình: có thể trong góc tối nào đó một con Walrider trong game Outlast sẽ nhảy xổ ra “ú òa” bạn bất kì lúc nào!

Conarium sẽ liên tục đưa bạn đi từ bí ẩn này đến bí ẩn khác. Những gì còn tồn đọng lại bên trong người chơi lúc này, chỉ còn là nỗi sợ đang dần to lớn…

Hoặc khi ta đang đi giữa đường thì bỗng chốc thấy một hiện tượng lạ khi va phải một món cổ vật hay đó là… quả đầu của một sinh vật ngoài hành tinh? Với tạo hình không thể nào tởm hơn, sẽ khiến bạn liên tưởng đến việc nếu nó có tồn tại ngoài đời thì ắt kinh dị gấp vạn lần!

Và cứ thế, Conarium sẽ liên tục đưa bạn đi từ bí ẩn này đến bí ẩn khác. Những gì còn tồn đọng lại bên trong người chơi lúc này, chỉ còn là nỗi sợ đang dần to lớn…


BÍ ẨN CHỒNG CHẤT!

Lối chơi của game cũng khá đơn giản khi nhiệm vụ của bạn chỉ là tìm ra những mảnh “chìa khóa” để mở ra những khu vực mới, nơi chứa đựng manh mối là tiền đề “mở khóa” ra các bí ẩn của “câu truyện” nằm rải rác khắp mọi nơi.

Game còn khá “lạ” khi chuột phải của người chơi không phải một kỹ năng đặc biệt nào mà lại là phím tắt để… mở ra một cuốn sổ tay, nơi lưu giữ tất cả manh mối ít ỏi mà người chơi thu thập được.

Để làm chi? 

Đơn giản: Conarium không quá chú trọng việc người chơi… hoàn thành game. 

Thay vào đó, game còn gợi ý rằng bạn sẽ phải “đọc” nội dung bằng cách bỏ ra một khoảng thời gian để tìm thông tin, có thể là qua một tấm bản đồ, cuốn tài liệu, hay thậm chí là trang nhật kí của một thằng cha ất ơ nào đó xé ra và rải rác khắp nơi trên bản đồ.

Từ đây, người chơi phải chú ý thật kĩ xung quanh để thu thập càng nhiều manh mối càng tốt. 

Có thể bạn sẽ cần đến một cái bảng để xâu chuỗi lại những manh mối nhằm đưa ra các giả thuyết, kết luận để khám phá ra mọi thứ trong “bóng tối”. 

“Hạnh phúc là khi cánh cửa dẫn đến khu vực tiếp theo… bị khóa trái”

Nhà phát triển đã làm rất tốt trong việc khiến người chơi “lạc lối” trong tựa game của mình.

Conarium

Khi nhiều cánh cửa được làm ra chỉ để “trưng” cho đẹp, khiến bạn phải rối lên tìm cho ra cánh cửa mở được!

Nhà phát triển đã làm rất tốt trong việc khiến người chơi “lạc lối” trong tựa game của mình

Nhưng đừng vội mừng! 

Bởi còn gì đáng sợ hơn khi đang tìm kiếm một “mảnh ghép” giữa vô vàn căn phòng bị khóa thì bạn lại vô tình mở và đi nhầm vào một căn phòng nào đó.

Chưa kịp định hình rõ vị trí của mình thì trước mặt người chơi đã hiện ra một cái bóng đen nhẹ nhàng lướt qua, thì bấy nhiêu đó cũng đã làm bạn… “xón” ra quần rồi!

Qua đó đủ khiến cho người chơi phải rùng mình nghĩ lại có nên đi tiếp hay không hay liệu mình có đi qua chỗ này hay chưa?

Và thoáng suy nghĩ ấy đã tô điểm thêm cho tựa game, khiến cho người chơi phải sợ hãi trước những khám phá của mình nhưng cũng chẳng còn đường nào khác ngoài tiến bước tiếp, còn lại, trừ khi bạn tắt game!


BẠN SẼ GHÉT
Conarium

NHIỀU SỰ VẬT, SỰ VIỆC VÔ CĂN CỨ

Nói không ngoa khi việc làm cho người chơi trở nên lạc lối là một yếu tố cần thiết trong các game kinh dị. Nhưng tới mức khiến họ “lạc trôi” luôn trong vô vọng thì lại hơi… quá! 

Game hoàn toàn không có hướng dẫn (tutorial), thậm chí còn “thốn” hơn khi lượng thông tin về các trang bị, “tài liệu” vô cùng khan hiếm, bắt buộc game thủ “tự thân vận động”.

Đồng thời cũng không có chuyện bạn sẽ mò ra mục hướng dẫn trong trình đơn (menu) game, hay một tờ chỉ dẫn đi kèm với trang bị bạn nhặt được. Bởi đối với nhà làm game “Ở đây chúng tôi không thích làm thế!”

liệu Conarium có thực sự là để giải trí hay đây là một game “khổ dâm” chính hiệu!?

Một ví dụ điển hình nhất cho là khi khởi đầu, trang bị duy nhất của bạn là một chiếc đồng hồ, phần lớn người chơi (có thể) cho đến khi hoàn thành game vẫn không hiểu nổi công dụng của nó làm được gì ngoài việc… trưng cho đẹp! 

Chính những vấn đề vô căn cứ đề cập bên trên khiến cho game cực kì khó tiếp cận với người chơi mới và phải xem lại liệu Conarium có thực sự là để giải trí hay đây là một game “khổ dâm” chính hiệu!?


Conarium

GIẢI ĐỐ “BỞ HƠI TAI“

Nếu cánh cửa nằm ở trước mặt bạn nhưng chìa khóa lại ở tận nơi… bạn bắt đầu game, thì hãy cảm thấy may mắn, vì bạn chỉ tốn kha khá thời gian để đi lấy nó. 

Và đó chỉ là khi người chơi biết được chính xác nó nằm ở đâu. 

Nhưng đằng này thì lại không có bất kỳ manh mối nào để bạn có thể tìm ra nó hay thậm chí game còn bắt bạn phải “lội” ngược lại từng căn phòng chỉ để… tìm cho ra chiếc chìa khóa đó! 

Hoặc những câu đố với hàng loạt các ký tự “hack não”, chúng tương ứng với nhiều mảnh ghép khác nhau thì hãy tưởng tượng: thay vì một thì giờ đây bạn lại phải chạy và tìm đến tận năm hay sáu mảnh khác nhau và còn phải nhớ “mặt” từng cái để xếp đúng theo thứ tự thì cánh cửa tiếp theo mới mở ra, quả không khác gì ác mộng! 

Nghe đến đây cũng đủ khiến người chơi… nhẹ nhàng tắt game và chốt lại một câu “thà tao coi Youtube cho nhanh”.

game còn bắt bạn phải “lội” ngược lại từng căn phòng chỉ để… tìm cho ra chiếc chìa khóa

THÔNG TIN

  • Sản xuất: Zoetrope Interative
  • Phát hành: Iceberg Interactive
  • Thể loại: Phiêu lưu | Giải đố
  • Ngày ra mắt: 07/06/2017
  • Hệ máy: PC, PS4, Xbox One

CẤU HÌNH TỐI THIỂU

  • OS: Windows 7 64-bit, 8 ,10
  • CPU: 3.6GHz Intel Core i3-4160
  • RAM: 6 GB
  • VGA: NVIDIA Geforce GTX480/570/670, ATI Radeon HD 5870/5850
  • HDD: 8GB

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Intel Core i7-6500U @ 2.4GHz
  • RAM: 8 GB
  • VGA: AMD Radeon R5 M335
  • SSD: Samsung SSD 850 EVO 250GB

GAME MIỄN PHÍ BỞI EPIC GAMES STORES

GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC

7.0

Conarium thực sự là một tựa game khá kén khi “quần” người chơi trong mê cung rắc rối của mình, kèm theo khá nhiều sự vô lý trong xếp đặt vấn đề.



Điểm mạnh của tựa game là không gian u tối, là sự chăm chút rất kĩ lưỡng về mặt nội dung, và biết cách gieo rắc những nỗi sợ qua vô vàn các bí ẩn không cần hình thái bạo lực mà không phải tựa game phiêu lưu kinh dị nào cũng thể hiện được.

Tác giả

Mr.VanBa

wheeeeeeeeee

Thảo luận