Skip to content

Dragon Marked For Death – Đánh Giá Game

Dragon Marked For Death
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”DRAGON MARKED FOR DEATH”]Đối với nhiều người, Mega Man có lẽ chẳng hề là một cái tên xa lạ gì – dù cho đó là game thủ gạo cội hay thậm chí là những người không mấy hứng thú với thế giới videogame đi nữa. Thật vậy, với lối chơi hành động – nhảy nhót nhịp độ nhanh và kịch tính, Mega Man đã tự định nghĩa mình trở thành một thương hiệu nổi tiếng với hơn 30 năm tuổi đời.

Gần như là một dạng tượng đài bất diệt như những “người anh em” của kỷ nguyên game đầu tiên, sánh vai với những tên tuổi lớn như MarioSonic, Mega Man đã, đang, và sẽ luôn là một cái đích ngắm rất lớn với những kẻ hậu bối đi sau. Vô số “game nhái” dựa trên các đặc tính của dòng game kinh điển này đã ra đời, nhưng chưa một ai đủ tầm để vượt mặt “hàng chính hãng”.

Inti Creates cũng là một cái tên chẳng hề xa lạ gì với “fan cứng” của Mega Man, bởi lẽ đây chính là studio chịu trách nhiệm của dòng ngoại truyện (spin-off) Mega Man Zero, Mega Man ZX, hay thậm chí là hàng chính thống như Mega Man 9/ 10. Với hơn 22 năm kinh nghiệm chuyên trị dòng game platformer hành động, chẳng có gì là quá đáng khi nói rằng Inti Creates là “tay tổ” trong lĩnh vực này.

Năm 2018 vừa qua đánh dấu chặn đường gần hai năm tuổi đời thành công trọn vẹn của hệ máy Nintendo Switch, và cũng chẳng có gì kỳ lạ khi mà hệ máy thú vị này ngày càng được các hãng game chú ý nhiều hơn, và “sủng ái” nó với những tựa game độc quyền (exclusive). Đầu 2019, sự ra mắt của Dragon Marked for Death đã đánh dấu sự trở lại của Inti Creates, lần này là trên một nền tảng hoàn toàn mới mẻ với tư cách đối tác độc quyền.

Được đánh giá là người kế thừa xuất sắc nhất của dòng Mega Man ZX, lại do chính tay của Inti Creates thực hiện với tiêu chí hướng đối tượng dành riêng cho Nintendo Switch – liệu Dragon Marked for Death có đủ “nội lực” để gánh vác trên vai sứ mệnh này hay không? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia đi tìm câu trả lời qua bài đánh giá sau đây![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC INTI CREATES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH[/alert]

BẠN SẼ THÍCH
LỐI CHƠI ẤN TƯỢNG, ĐA CHIỀU
Bàn về lối chơi, Dragon Marked for Death không có nhiều thay đổi so với dòng game Mega Man cổ điển là mấy. Người chơi sẽ điều khiển nhân vật đi từ đầu màn đến cuối màn, tiêu diệt kẻ địch dọc đường và (thông thường) kết thúc màn chơi bằng một trận đánh trùm trong một không gian hẹp. Nhân vật trong Dragon Marked for Death có các đòn đánh thường (tốc độ cao, sát thương yếu) và các tuyệt chiêu (mạnh hơn nhưng tốn năng lượng), 4 nhân vật (Empress, Warrior, Shinobi, Witch) với lối chơi hoàn toàn khác biệt, Dragon Marked for Death đã tìm ra cách để tạo nên sự đổi mới so với “người tiền nhiệm” của mình.

Cụ thể, nhân vật Empress là toàn diện nhất với khả năng đánh xa/ gần hoàn mỹ, sát thương ổn thỏa và độ linh động tốt. Warrior lại dành cho những ai thích lối chơi chậm mà chắc với khả năng tạo khiên chắn, và chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tích tụ năng lượng và tung ra các đòn thế khủng bố (na ná như kiểu đánh gồng – bắn của Mega Man). Shinobi có sát thương rất kém, nhưng được bù đắp với tốc độ đánh siêu nhanh, khả năng khóa mục tiêu để mọi đòn tấn công tự “dí”, và năng lực di chuyển cực kỳ linh hoạt (nhảy hai bước, lướt xa, lượn trên không…). Sau cùng là nhân vật Witch sở hữu lối chơi hoàn toàn khác với ba người còn lại, khi phần lớn thời gian người chơi phải nhảy nhót né đòn, và cố gắng… nhớ đúng tổ hợp nút bấm để tạo ra các câu thần chú phức tạp mà chẳng kém phần uy lực.

Người chơi sẽ điều khiển nhân vật đi từ đầu màn đến cuối màn, tiêu diệt kẻ địch dọc đường và (thông thường) kết thúc màn chơi bằng một trận đánh trùm trong một không gian hẹp
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Tuy đề cao tính hành động, nhưng với cốt lõi của một tựa game platformer 2D, Dragon Marked for Death cũng chẳng hề kém cạnh gì trong mảng kiến tạo màn chơi. Tuy có không quá nhiều màn chơi (khoảng xấp xỉ 20) và hầu hết các nhiệm vụ đều tận dụng lại cùng màn chơi cũ, nhưng Inti Creates rất biết cách bố trí để người chơi không nhàm chán khi cứ lặp đi lặp lại một màn. Đó có thể là những lối đi bí mật được ẩn giấu khéo léo chờ người chơi tinh ý khám phá, hoặc những khu vực đặc biệt chỉ có thể đến được bằng khả năng riêng của từng nhân vật (đu dây của Empress, khả năng đập đất/ phá tường của Warrior, sự cơ động và chiêu nhảy bật tường của Shinobi, các phép nguyên tố của Witch). Chủng loại kẻ địch đa dạng với các đặc tính và hành vi đặc thù cũng là một điểm nhấn đáng khen ngợi, khiến cho người chơi phải chú tâm để tìm ra cách đánh sao cho hiệu quả nhất.

Thông thường, tâm điểm của một game hành động sẽ nằm trong các trận đấu trùm, và dĩ nhiên Dragon Marked for Death cũng chẳng hề là ngoại lệ. Tuy không phải nhiệm vụ nào trong game cũng có đích đến là “giết trùm”, nhưng hầu hết đều bắt người chơi phải tiêu diệt các con trùm khi gần cuối đích đến. Số lượng trùm trong Dragon Marked for Death không hề ít, và chúng thật sự là những thử thách khó khăn đủ sức khiêu chiến bất cứ game thủ sừng sỏ nào. Đấy có thể là con Orge khổng lồ với những đòn đánh cực rộng rất khó né, hoặc “ma cây” Mandrake cực khó chịu với khả năng gây hiệu ứng xấu (trúng độc, đi ngược…)[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Dragon Marked For Death

ĐỒ HỌA XUẤT SẮC KHÓ NGỜ
Lại một lần nữa, Inti Creates đã thành công khi chứng tỏ đẳng cấp “tay tổ” trong nghề game của mình với một màn trình diễn vô cùng mãn nhãn với đồ họa của Dragon Marked for Death. Không mô hình 3D bóng bẩy, chi tiết – không thiết kế trai xinh, gái đẹp, “điện nước” nảy nở – cũng không hề có những hiệu ứng khói lửa, cháy nổ ngợp trời đất như anh Michael “Bảy” – thế nhưng, đồ họa trong Dragon Marked for Death thừa đủ khả năng để thỏa mãn bất cứ game thủ nào, dù là khó tính đến mấy đi nữa.

Bằng cách sử dụng thủ pháp “low-resolution” nhưng vẫn đa điểm hơn pixel art căn bản, Inti Creates đã tạo nên một thế giới thần bí trong Dragon Marked for Death cực kỳ ấn tượng. Với tông màu tươi sáng nhưng không quá “trẻ con”, với thủ pháp pixel nhưng không quá đơn điệu, có thể nói đồ họa trong Dragon Marked for Death thỏa mãn được cả nhu cầu chơi game HD trên màn ảnh rộng (> 40”), lẫn gợi lên những nét hoài cổ của những tựa game retro năm nào.

đồ họa trong Dragon Marked for Death thỏa mãn được cả nhu cầu chơi game HD trên màn ảnh rộng (> 40”), lẫn gợi lên những nét hoài cổ của những tựa game retro năm nào
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Điểm mạnh tuyệt đối của Inti Creates xưa nay vẫn nằm ở khâu thiết kế nhân vật cực kỳ ấn tượng. Bằng chứng là với dòng “spin-off” Mega Man Zero/ ZX, Inti Creates dám mạnh dạn thay đổi thiết kế gốc đã đi sâu vào lòng fan của bộ đôi anh hùng Mega Man và Zero mà chẳng vấp phải sự phản đối nào, trái lại còn được hoan nghênh nhiệt liệt. Trình độ thiết kế cao tay ấy nay lại một lần nữa tỏa sáng trong Dragon Marked for Death, với bốn nhân vật hoàn toàn khác biệt cả về ngoại hình lẫn tính cách.

Với bối cảnh một thế giới bị đè nén bởi vương quốc ánh sáng, còn bốn nhân vật chính là những thành viên của Long tộc, Inti Creates đã đưa ra những tạo hình hết sức sáng tạo, vừa nhấn mạnh đến sức mạnh của rồng ẩn chứa trong từng người (cánh tay của Empress, bộ giáp của Warrior, đôi giày và cánh của Shinobi, cái mũ của Witch), vừa dung hợp hài hòa tính cách và lối chơi của họ. Đi kèm với những diễn hoạt (animation) không quá phức tạp nhưng vô cùng vừa phải, có thể nói rằng độ “cảm” của người chơi Dragon Marked for Death đã được Inti Creates truyền tải một cách trọn vẹn hết mức có thể.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

BẠN SẼ GHÉT
Dragon Marked For Death
ĐỘ KHÓ CHƠI ĐƠN “QUÁ SỨC TƯỞNG TƯỢNG”
Nhìn chung, Dragon Marked for Death đã thành công trong việc vượt mặt game tiền nhiệm Mega Man Zero/ ZX trên hầu hết mọi phương diện. Và khi nói tới “mọi phương diện”, ý người viết bao gồm cả độ khó cực kỳ khó nhằn, đặc biệt là trong chế độ chơi đơn. Vốn là tựa game độc quyền phát hành cho Nintendo Switch, việc Inti Creates hướng Dragon Marked for Death xoáy mạnh vào tính năng chơi mạng 4 người ngay từ đầu vốn chẳng có gì khó hiểu. Điều khó hiểu ở đây là nằm ở việc tại sao game có cơ chế độ khó thay đổi tương ứng với số người chơi, và tại sao lại thiếu vắng chế độ chơi mạng nội bộ (local co-op) – vốn là điểm sáng “le lói” của Nintendo Switch?

Với câu hỏi đầu tiên, thì người chơi sẽ trải nghiệm được nó ngay từ những giây phút đầu tiên sau màn chơi hướng dẫn. Quái dọc đường “trâu chó” một cách bất thường, đi kèm với những khả năng tấn công cực kỳ khó chịu (xịt độc, choáng váng – đi ngược, không chiến, bắn tên từ xa…). Với Empress toàn diện và có khả năng đánh xa/ gần đều khỏe thì mọi thứ còn đỡ đỡ, chứ với ba nhân vật còn lại thì dù trong tay người chơi khá cũng có thể dẫn đến những kết cục thảm họa. Những trận đánh trùm dai dẳng khi sát thương của nhân vật yếu ớt như muỗi chích inox, trong khi đó bất cứ sai lầm nào khi di chuyển/ né tránh cũng phải trả giá bằng một khúc máu dài – có thể nói phần lớn giai đoạn đầu game, đa số tiền người chơi kiếm được chủ yếu là để mua… bình máu để có thể cầm cự đến hết màn.

Nhưng nếu người chơi tình cờ có mạng internet và tham gia vào chế độ chơi mạng, dù với chỉ thêm một người, thì mọi thứ bỗng nhiên trở nên quá dễ dàng. Với thiết kế đặc thù để các nhân vật bổ khuyết các sơ hở cho nhau, một tổ đội dù bao gồm hai người chơi không giỏi giang gì mấy vẫn có thể qua màn tương đối nhẹ nhàng – đặc biệt là khi một cỗ máy hủy diệt như Witch lại có được sự che chắn quý báu từ Warrior để thoải mái niệm phép và san phẳng chiến trường với các phép nguyên tố diện rộng. Điều này vô hình chung lại phá đi cái hay của một tựa game hành động platformer, mà phần lớn người chơi sẽ thử sức một mình trong hầu hết tình huống.

nếu người chơi tình cờ có mạng internet và tham gia vào chế độ chơi mạng, dù với chỉ thêm một người, thì mọi thứ bỗng nhiên trở nên quá dễ dàng
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Với câu hỏi thứ hai, thì đây quả thật là một vấn đề khá nhức nhối khiến người viết khó hiểu nhất với Dragon Marked for Death. Với cấu hình kém xa so với các “anh đại khoai to” như PlayStation 4 hoặc Xbox One, thứ duy nhất khiến Nintendo Switch chiếm được lợi thế tuyệt đối chính là khả năng chơi game nhiều người tại chỗ: chỉ cần xoay ngang hai chiếc JoyCon là hai người đã có thể thỏa sức chiến game cùng nhau bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Chân lý này đã được chứng minh triệt để khi chỉ bằng cách “port” lại tựa game cũ  từ Wii U, chỉ thêm vào việc chơi hai người một máy mà Nintendo đã thu bộn tiền từ đó.

Là một tựa game độc quyền, hướng đối tượng từ đầu cho Nintendo Switch, và lại đặc biệt đề cao khía cạnh chơi đồng đội – việc Dragon Marked for Death thiếu vắng khả năng chơi nhiều người một máy thật sự khó mà chấp nhận được. Đây là một sự yếu kém thấy rõ từ phía Inti Creates, bởi lẽ chỉ cần thêm tính năng này vào, sức hấp dẫn của Dragon Marked for Death sẽ bội nhân lên, và hiển nhiên cũng đi kèm cùng doanh số – thay vì họ “cố ý” chọn cách làm hiện tại để ép người chơi mua riêng mỗi máy một game. Có thể là số tiền thu về cũng chẳng thay đổi mấy, thế nhưng thiện cảm của cộng đồng dành cho Inti Creates chắc chắn sẽ mất đi ít nhiều.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

  • Sản xuất: Inti Creates
  • Phát hành: Inti Creates
  • Thể loại: Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 26/3/2018
  • Hệ máy: Nintendo Switch
Bạc 8.5

Dragon Marked for Death là một tựa game hành động 2D cực kỳ ấn tượng, cả trong đồ họa lẫn lối chơi. Inti Creates đã khôn khéo đưa ra hai lựa chọn khi người chơi cảm thấy giá game là một vấn đề: 14.99 USD cho những ai chỉ muốn thuần túy trải nghiệm game mà không quá cầu toàn (với 2 nhân vật/ gói) – hoặc 29.99 USD để mở khóa cả 4. Tuy mảng chơi đơn có độ khó khá cao và yêu cầu cày cuốc rất nhiều, nhưng bù lại mảng chơi mạng rất xuất sắc thì tựu chung giá trị của Dragon Marked for Death vẫn là rất đáng chú ý.