Skip to content

GOD EATER 2: Rage Burst – Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SEGA HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS4[/alert]Kể từ phiên bản đầu tiên ra mắt trên hệ PlayStation 2 hồi năm 1999, Monster Hunter đã trở thành định nghĩa cho cả một dòng game kỳ quặc không giống ai: game “săn quái vật”. Cái tên nói lên tất cả, việc người chơi làm trong game chỉ gói gọn trong vòng xoay vô tận: nhận nhiệm vụ > săn tìm & hạ gục quái vật > lấy nguyên liệu trên người nó để chế vũ khí/ áo giáp > nhận nhiệm vụ…

Với lối chơi đơn giản và có phần tẻ nhạt đó, không hiểu vì lý do gì mà đông đảo người chơi trên thế giới đều tự nguyện “cắm đầu” vào thể loại game “biến thái” này. Và người tốt thì sẽ có kẻ noi gương, nhiều sản phẩm khác bắt đầu xuất hiện, ngõ hầu khai thác được dạng game kỳ lạ mà hấp dẫn này. Gần đây nhất thì chúng ta có những cái tên như Freedom Wars hoặc Tokiden – còn xa xưa hơn, thì không thể không kể đến God Eater.

Có thể xem là “đàn em” đi sát sau Monster Hunter nhất, God Eater đã tạo dựng nên được một cộng đồng không nhỏ. Trải qua 5 phiên bản (trong đó có 3 bản “làm lại”), dòng God Eater đã có những bước tiến dài khi liên tục nâng cấp đồ họa và lối chơi. Mãi đến thời điểm gần đây, “thần dân của các chủng tộc master-race” như PC và PS4 mới có dịp tận mục sở thị một sản phẩm thuộc dòng game huyền thoại này, với cái tên God Eater 2: Rage Burst. Vậy, liệu phản ứng của người chơi sẽ như thế nào, khi lần đầu trải nghiệm một sản phẩm xưa nay chỉ ra mắt trên hệ handheld?

BẠN SẼ THÍCH
God Eater 2: Rage Burst - Đánh Giá Game

CỐT TRUYỆN ĐỘC ĐÁO

God Eater 2: Rage Burst thực tế là bản làm lại của God Eater 2 – vốn ra mắt hồi năm 2013 trên các hệ máy PSP và PS Vita, do đó cũng nên nhắc lại một chút về cốt truyện đặc thù của dòng game này. Không như Monster Hunter vốn chú trọng vào mảng chơi mạng và thường có cốt truyện khá “chung chung” không liên quan đến nhân vật cho lắm – dòng God Eater lại hướng người chơi tiếp cận theo một góc độ khác.

Trong God Eater, kẻ thù chung của nhân loại là một chủng tộc quái vật có tên gọi Aragami. Chúng là những con quái thú có trí tuệ rất cao, đi kèm năng lực chiến đấu cực mạnh. Aragami có khả năng ăn tươi nuốt sống mọi dạng vật chất và liên tục tiến hóa, hấp thụ những đặc tính của thứ đã ăn – điều đó khiến chúng cực kỳ nguy hiểm. Chỉ có một số cá thể đặc biệt của loài người – những “God Eater” tương thích với một dạng vũ khí đặc biệt là God Arc mới có thể đánh bại được bọn Aragami.

God Eater 2: Rage Burst đẩy cốt truyện của dòng game đi xa hơn một chút – khi giới thiệu về các tinh anh của Blood, một nhóm đặc nhiệm được xem là mạnh nhất của tổ chức FENRIR
Với sự xuất hiện của Aragami, nhân loại hầu như đang đứng trước bờ vực của sự diệt vong, khi các thành phố đều bị tàn phá một cách thê thảm và trở thành “sân chơi” của lũ quái vật. Một tổ chức thần bí ra đời với tên gọi FENRIR – nơi quy tụ và đào tạo các God Eater với mục tiêu trở thành chiến lũy cuối cùng của loài người. Từ việc tìm kiếm những cá nhân xuất sắc, tiến hành các thí nghiệm sinh hóa để tìm ra sự tương thích với các God Arc, cho đến đào tạo và thực chiến – FENRIR lo tất.

God Eater 2: Rage Burst đẩy cốt truyện của dòng game đi xa hơn một chút – khi giới thiệu về các tinh anh của Blood, một nhóm đặc nhiệm được xem là mạnh nhất của tổ chức FENRIR. Khi mối hiểm họa đe dọa toàn cầu “Devouring Apocalyse” đã bắt đầu biến hóa thành một công trình được gọi là Spiral Tree và nhiều hiện tượng lạ liên tục xảy ra – các thành viên mới của Blood, bao gồm người chơi, được cử đi điều tra tại thực địa. Bí ẩn chôn giấu đó là gì? Tương lai của nhân loại sẽ đi về đâu? Chỉ có người chơi mới tự thân giải đáp được mà thôi.

God Eater 2: Rage Burst - Đánh Giá Game

HỆ THỐNG CHIẾN ĐẤU KỊCH TÍNH

Hầu hết game “săn quái vật” đều có lối chơi hành động chặt chém làm cốt lõi, đan xen với một số yếu tố nhập vai nhằm cường hóa nhân vật. God Eater 2: Rage Burst cũng không nằm ngoài nguyên tắc này – nếu không muốn nói là tuân thủ triệt để. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những món vũ khí God Arc, lối chơi của God Eater 2: Rage Burst có tính biến hóa rất cao, vừa có chất hành động đặc trưng, vừa thể hiện được cái sự “điên” thường thấy trong các tựa game Nhật Bản.

Người chơi có thể tùy biến các God Arc thành 3 dạng khác nhau: Blade Form để cận chiến, Gun Form đánh tầm xa, và Shield Form để đỡ đòn. Tương tự với Monster Hunter, nhân vật trong God Eater 2: Rage Burst cũng có thanh thể lực và sẽ bị tiêu hao dần khi chạy nhanh hoặc đỡ đòn. Tuy vậy, người chơi God Eater 2: Rage Burst trình độ khá có thể vận dụng tính năng đỡ nhanh – đỡ đòn ngay trước khi đòn đánh tới nơi để giảm thiểu lượng thể lực tiêu hao.

Chưa dừng lại ở đó, mỗi dạng của God Arc lại biến hóa ra nhiều thứ vũ khí khác nhau như Blade Form gồm có Short Blade, Long Blade, Charged Spear… Phiên bản God Eater 2: Rage Burst này bổ sung thêm một trạng thái Blade Form mới là Variant Scythe – một chiếc lưỡi hái đáng gờm với tầm tấn công khá rộng, thiên về đánh ở khoảng cách tầm trung. Gun Form thì có các dạng Sniper Gun, Assault Gu, Shot Gun… với tầm bắn và lực sát thương khác nhau cho người chơi tùy biến theo ý mình.

Với sự xuất hiện của những món vũ khí God Arc, lối chơi của God Eater 2: Rage Burst có tính biến hóa rất cao, vừa có chất hành động đặc trưng, vừa thể hiện được cái sự “điên” thường thấy trong các tựa game Nhật Bản
Các trận chiến trong God Eater 2: Rage Burst diễn ra theo một mô thức tương đối đơn giản: người chơi sẽ né/ chặn đòn đánh của Aragami, trong khi tìm cách gây sát thương càng nhiều càng tốt. Tương tự như Monster Hunter, phá vỡ một bộ phận nào đó trên người quái vật sẽ giảm khá năng tấn công/ di chuyển của nó, và tăng tỉ lệ xuất hiện phần thưởng hiếm vào cuối trận. Người chơi God Eater 2: Rage Burst cũng có thể thu thập các bộ phận trên người quái vật bằng cách dùng God Arc “nuốt chửng” chúng, và chế tạo/ nâng cấp thêm về sau.

God Eater 2: Rage Burst bổ sung thêm một số tính năng mới, nhằm khiến các trận đấu trong game thêm kịch tính. Chúng bao gồm cơ chế Blood Rage, cho phép người chơi đi vào một trạng thái “hóa chaos” với các hiệu ứng mạnh mẽ như cường hóa sát thương, bất tử trong thời gian ngắn, không tiêu hao thể lực… Tính năng Personal Ability cho phép người chơi tùy chỉnh và nâng cấp các chỉ số/ buff cho những NPC đi theo.

God Eater 2: Rage Burst - Đánh Giá Game

MỘT BẢN PORT “CÓ TÂM”

Là một phiên bản “remaster” hoàn toàn, có thể thấy rằng God Eater 2: Rage Burst đẹp hơn bản gốc trên PSVita rất nhiều. Tuy người viết chơi chủ yếu trên bản PS4, nhưng cũng có bỏ thêm thời gian ra đối chiếu với phiên bản PC để bài đánh giá thêm hoàn chỉnh. Điểm đáng khen lớn nhất chính là Bandai Namco đã sản xuất ra một bản port rất đáng khen, với khung hình đạt chuẩn 60 FPS và mức yêu cầu cấu hình khá “dễ thở”.

Các mô hình trong God Eater 2: Rage Burst được làm lại hoàn toàn, do đó có thể thấy độ “mượt” và độ “dẻo” trong các diễn hoạt của nhân vật. Các động tác chạy – nhảy, tấn công, né đòn… đều tạo ra được cảm giác rất gọn gàng chắc chắn, không gượng gạo (dĩ nhiên là bản gốc trên PSP/ PS Vita sẽ không đạt được mức độ này rồi). Tuy không có lồng tiếng Nhật Bản, thế nhưng bản port tiếng Anh này đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình với các giọng nói diễn cảm, và một số nhân vật còn xuất sắc hơn cả bản tiếng Nhật.

Điều đáng khen nhất, đó là với giá bán khá “dễ chịu”, God Eater 2: Rage Burst còn được tặng kèm theo phiên bản God Eater Resurrection. Đây là bản “làm lại” của Gods Eater Burst – bản “nâng cấp” của phiên bản God Eater đầu tiên. Về mặt đồ họa, lối chơi hay cốt truyện, Resurrection đều ngang cơ với God Eater 2: Rage Burst – khiến người chơi hầu như mua được 2 game với cái giá quá hời.

Tuy không có lồng tiếng Nhật Bản, thế nhưng bản port tiếng Anh này đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình với các giọng nói diễn cảm, và một số nhân vật còn xuất sắc hơn cả bản tiếng Nhật
GIÁ THAM KHẢO

49.99 USD

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.bandainamcoent.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/BandaiNamcoUS”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/BandaiNamcoUS”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận