Skip to content

MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC – Đánh Giá Gaming Gear

[rs_section_heading heading=”MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC”]Mặc dù những động thái gần đây tập trung đẩy mạnh dòng sản phẩm Gaming X Trio làm con át chủ bài để chiếm lĩnh thị trường card đồ họa chơi game cao cấp dành cho game thủ, thế nhưng MSI vẫn không quên phục vụ các “thượng đế” game thủ “trung thành” với phương châm “Ngon – Bổ – Rẻ” vốn không đặt nặng yêu cầu về thiết kế và “đèn đóm” bằng dòng sản phẩm Armor. Đây là dòng card đồ họa được tạo ra với những cắt giảm về mặt vật liệu cũng như các thiết kế “hạng nặng” nhằm đem lại một sản phẩm có mức giá “mềm” hơn, dành cho những game thủ không có nhiều đòi hỏi cầu kỳ về mặt thiết kế, tản nhiệt cũng như ép xung.  Cho đến gần đây, khi các sản phẩm sử dụng chip xử lý đồ họa thế hệ mới RTX với kiến trúc Turing “đổ bộ” rầm rộ vào thị trường Việt Nam thì “phát pháo đầu tiên” khai tiệc cho dòng sản phẩm Armor lại chính là MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC, một sản phẩm được hứa hẹn mang lại luồng gió mới cho phân khúc card đồ họa trung – cao cấp.

Sau bài viết “đập hộp” sản phẩm MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC, Vietgame.asia lại tiếp tục mang đến cho bạn đọc những thử nghiệm chi tiết và sâu sắc đối với một trong những card đồ họa đáng mong đợi của team “rồng đỏ”. Hãy cùng xem các bạn nhé!

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC MSI HỖ TRỢ[/alert]

XEM THÊM
[timeline post=”158173, 158180″]
BẠN SẼ THÍCH
THIẾT KẾ MỎNG NHẸ
Nhắc tới dòng card đồ họa RTX sử dụng kiến trúc Turing mới nhất của NVIDIA là người ta nghĩ ngay đến kích thước “ngoại cỡ” của các card màn hình cao cấp. Từ ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB đến MSI Gaming X Trio RTX 2080 đều là những con “khủng long” đúng nghĩa với thiết kế cực kỳ chắc chắn, nặng nề đến độ phải cần giá đỡ và choán hết tận ba vị trí trên bo mạch. Thế nhưng MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC lại là một ngoại lệ với kích cỡ và khối lượng thuộc hàng “tiêu chuẩn”, chỉ ngang ngửa với các card đồ họa “hạng nặng” ở thế hệ trước (GeForce 10 series). Kích thước gọn nhẹ đồng nghĩa với việc bạn sẽ chẳng phải quá lo lắng về các vấn đề khác như gắn hai card để chạy ở chế độ song song SLI, hay choán chỗ các card mở rộng khác như card capture cho các streamer, sound card chất lượng cao dành cho các game thủ hay các ổ cứng dung lượng lớn sở hữu tốc độ “siêu tốc” sử dụng chuẩn PCI Express dành riêng cho dân dựng hình chuyên nghiệp.
MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC lại là một ngoại lệ với kích cỡ và khối lượng thuộc hàng “tiêu chuẩn”, chỉ ngang ngửa với các card đồ họa “hạng nặng” ở thế hệ trước (GeForce 10 series)
“Mỏng manh” hơn ít nhiều cũng đồng nghĩa với việc MSI cắt giảm bớt lượng lưới tản nhiệt và các ống dẫn nhiệt (heat pipe) trên MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng tản nhiệt của sản phẩm, nhất là khi có một số card đồ họa sử dụng các giải pháp tản nhiệt “giá bèo” của các hãng khác đều gặp vấn đề quá nhiệt trên các VRM. Trên thực tế, giải pháp của “team rồng” vẫn tỏ ra khá hiệu quả với thiết kế hỗn hợp giữa đế tản nhiệt và các ống dẫn nhiệt theo phương thức tiếp xúc trực tiếp (Direct Contact). Trong khi các ống dẫn nhiệt này tiếp xúc và lấy nhiệt từ GPU RTX 2070 thì đế tản nhiệt sẽ đóng vai trò thoát nhiệt cho các linh kiện khác bao gồm cả VRAM, VRM và các Mosfet được thiết kế lân cận.

Nhờ thiết kế này mà nhiệt độ của MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC chỉ duy trì ở mức 70 độ C khi hoạt động hết công suất trong thời gian dài, khá “mát mẻ” và cũng đủ sức tạo không gian cho người dùng ép xung thêm đôi chút, từ 5% đến 7% bằng các trình điều khiển đi kèm. Nhưng nói cho cùng, dòng card đồ họa Armor không được thiết kế dành cho dân ép xung chuyên nghiệp nên đây cũng không phải là vấn đề đáng quan tâm đối với các game thủ.

SỨC MẠNH ẤN TƯỢNG
Mặc dù MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC thuộc về dòng sản phẩm Armor hướng tới người dùng “bình dân” hơn hẳn dòng sản phẩm Gaming Trio X, thế nhưng MSI vẫn đem đến cho sản phẩm mức xung nhịp được ép nhẹ so với mức tiêu chuẩn, kéo gần hơn khoảng cách với dòng sản phẩm sử dụng chip xử lý đồ họa cao cấp hơn là MSI Gaming X Trio RTX 2080 so với phiên bản tiêu chuẩn.

Ở hai thử nghiệm 3DMark tiêu chuẩn là Fire Strike và Time Spy, mức điểm mà MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC đạt được lần lượt là 18,711 và 8,186 điểm, thấp hơn lần lượt khoảng 15% và 20% so với bậc “đàn anh” hạng nặng. Kết quả này cho thấy ở các thử nghiệm game thông thường, mức chênh lệch giữa hai card đồ họa vẫn là tương đối, nhưng trên nền đồ họa DirectX12 tiên tiến thì khoảng cách bị kéo dài ra.Khi bước vào “thực chiến” cùng các game “hạng nặng” hiện nay sử dụng đủ mọi nền tảng, có thể thấy trong hầu hết các thử nghiệm, mức độ chênh lệch giữa MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC và “đàn anh” MSI Gaming X Trio RTX 2080 là không quá đáng kể, chỉ xấp xỉ 15%, mặc dù mức giá của sản phẩm chỉ bằng 60%. Chênh lệch này khiến cho mức PPP (Price Per Performance) của sản phẩm trở nên ấn tượng hơn nhiều, thỏa mãn đầy đủ tiêu chí “ngon – bổ – rẻ” của các game thủ thực dụng, không quá quan tâm đến thiết kế bề ngoài và ép xung.

Ở hầu hết các thử nghiệm, MSI RTX 2070 ARMOR 8G có thể “chinh phục” được mức thiết lập cao nhất ở độ phân giải full-HD 1080p với tốc độ trên 60fps một cách hoàn hảo. Ngay cả với những game nặng như Battlefield V sử dụng công nghệ “dò tia” (Ray Tracing) vẫn có thể hoạt động ở mức trung bình 61fps và chỉ giảm sút đôi chút ở các pha cháy nổ nặng nề, đòi hỏi khả năng dựng hình và đổ bóng phức tạp. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể an tâm với MSI RTX 2070 ARMOR 8G chinh phục các game “hạng nặng” trong thời gian vài năm sắp tới mà không cần quan tâm đến việc nâng cấp phần cứng.

BẠN SẼ GHÉT
MỘT VÀI TỒN ĐỌNG
Về mặt tổng thể, MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC là một sản phẩm thật sự tốt cả về hiệu năng lẫn thiết kế, thế nhưng trong quá trình thử nghiệm, người viết vẫn cảm nhận một vài yếu tố chưa thật sự hoàn thiện.

Yếu tố đầu tiên nằm ở độ ổn định của trình điều khiển còn chưa thực sự tốt. Mặc dù không gặp phải vấn đề tương tự với sản phẩm cao cấp hơn là MSI Gaming X Trio RTX 2080, nhưng với MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC, người viết đôi khi gặp phải các vấn đề khựng khung hình nhẹ nhàng dù cho sức mạnh của card vẫn đủ sức “cuốn phăng” hầu hết các game ở thiết lập cao nhất. Chẳng hạn như ở đoạn đầu thử nghiệm của game Warhammer 2: Total War, có lúc khung hình tụt xuống mức 5fps hay thỉnh thoảng người viết bị văng game trong Battlefield V. Những yếu tố này khá nhỏ và không đủ đáng kể để ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi và có lẽ sẽ được khắc phục nhanh chóng trong thời gian tới.

Với MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC, người viết đôi khi gặp phải các vấn đề khựng khung hình nhẹ nhàng dù cho sức mạnh của card vẫn đủ sức “cuốn phăng” hầu hết các game ở thiết lập cao nhất
Yếu tố nho nhỏ thứ hai nằm ở chỗ MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC vẫn sở hữu thiết kế tiêu chuẩn của NVIDIA với chỉ duy nhất một cổng HDMI chứ không “hào phóng” như với các “đối thủ” đến từ ASUS. Điều này khá bất tiện cho người dùng cần đến cổng kết nối thông dụng này để dùng với TV và các thiết bị VR cùng lúc.

[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Bạc 8.0

MSI RTX 2070 ARMOR 8G OC đã thể hiện xuất sắc vai trò của một card đồ họa tầm trung - cao cấp với sức mạnh cao, thiết kế gọn nhẹ, đạt được mức PPP (Price Per Performance) ấn tượng. Mặc dù còn một vài tồn đọng nhỏ không đáng kể, thế nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một card đồ họa đáng mua dành cho các game thủ chú trọng đến sức mạnh và giá tiền.