Skip to content

Perception – Đánh Giá Game

Perception - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC FEARDEMIC HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]The Deep End Games – một cái tên ắt hẵn còn rất xa lạ với game thủ, nhưng họ là những người đã từng chung tay góp sức vào các sản phẩm rất quen thuộc như dòng game Bioshock, Rock Band hay Dead Space. Với xu thế những hãng phát triển độc lập trỗi dậy bởi những nhân tài của các thương hiệu lớn và đem lại rất nhiều những tựa game thì The Deep End Games cũng có được một sự quan tâm tương tự như vậy, bằng chứng là sản phẩm đầu tay Perception đã đạt được 168,041 USD so với mức quyên góp 150,000 USD trên Kickstarter.

Lấy cảm hứng từ vụ án Susanna Martin – một trong những sự kiện liên quan đến phù thủy nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mĩ, Perception đã có đủ tư liệu và hậu phương phía sau để tỏa sáng. Nhưng liệu tựa game này có thật chất lượng như mong chờ?

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Core i3 4160 3.6Ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Gigabyte AMD Radeon R9 280X 3GB
  • HDD: 1TB
  • Gamepad: Xbox One Controller for Windows
XEM THÊM
[timeline post=”128294, 128007″]
BẠN SẼ THÍCH
Perception - Đánh Giá Game

KHỞI ĐẦU ĐẦY HỨA HẸN

Perception là câu chuyện về Cassie – một cô gái mù lòa bẩm sinh nhưng sở hữu thính giác tốt hơn người bình thường nhiều lần. Những cơn ác mộng triền miên và quyết tâm tìm ra lời giải đã dẫn cô đến với một căn nhà ở Massachusetts, nơi chứa đầy những thế lực siêu nhiên nguy hiểm có liên quan đến sự kiện treo cổ Susanna Martin vào năm 1692 do bị tình nghi là phù thủy, cô gái trẻ buộc phải chạy đua với những bí mật ẩn giấu trước khi chính bản thân trở thành nạn nhân.

Dạo gần đây chúng ta có những tựa game về những nhân vật khiếm thị, nhưng Perception vẫn mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Cassie với đôi tai của mình lắng nghe từng tiếng vang của môi trường vẽ để nên khung cảnh thay cho thị giác của đôi mắt. Cũng vì thế mà không khí của game trở nên u tối và lạnh lẽo, vô hình chung làm tăng độ ám mị.

The Deep End Games sử dụng chủ yếu tông màu đen và xanh nước biển nhạt để nhấn mạnh yếu tố siêu nhiên mà Perception hướng tới và thủ thuật này đã thành công khi trong 30 phút đầu, “lạnh sống lưng” là điều mà người chơi sẽ gặp phải thường xuyên. Hơn nữa, những trường đoạn hù dọa xuất hiện bất chợt cũng để lại những ấn tượng đầu tiên rất tốt cho tựa game này.

Cassie với đôi tai của mình lắng nghe từng tiếng vang của môi trường vẽ để nên khung cảnh thay cho thị giác của đôi mắt
Đi sâu hơn về lối chơi, do khiếm khuyết ở đôi mắt nên cách tìm đường của Cassie chủ yếu là từ âm thanh của môi trường, game cho phép người chơi dò hướng đi bằng cách gây ra tiếng động để từ đó đôi tai của cô nàng làm phần việc còn lại. Kết hợp với lối chơi tìm đường giải đố, những tưởng Perception sẽ là một sản phẩm “mệt óc” nhưng may mắn thay tính năng The Sixth Sense (tạm gọi là giác quan thứ 6) được đưa vào khiến cho định hướng mục tiêu cần phải làm trở nên dễ dàng hơn.

Âm thanh cũng là thứ gây ấn tượng cực mạnh đến người chơi, người viết dù đã kinh qua không ít các game kinh dị đủ thể loại nhưng vẫn sởn gai óc bởi những gì mà Perception mang tới để “hành hạ” đôi tai. Thủ thuật nhấn nhá để làm nổi bật những âm thanh quan trọng nhất trong từng khung hình đã được The Deep End Games áp dụng triệt để và trở thành vũ khí sắt bén nhất gây kích thích mạnh. Đơn cử như tiếng mở cửa thông thường vốn không ai để ý nhưng bỗng dưng lại nổi bật giữa những tiếng la hét và tiếng gió lùa thì cảm giác sẽ thế nào? Lời khuyên của người viết là hãy sắm một bộ tai nghe chất lượng và cảm nhận.

Khởi đầu của game cũng để lại rất nhiều điều tò mò, những âm thanh và lối dẫn chuyện chậm rãi khiến cho không khí trở nên ngột ngạt, các chiêu trò hù dọa lại đẩy sự ma mị lên cao. Những phút đầu của game cũng là những giây phút gây ấn tượng mạnh đến với người chơi, không máu me kiểu Outlast, không gấp rút kiểu Soma, cái mà Perception làm được là một không khí rất riêng nặng tính tâm linh, đáng tiếc thay, những gì hay nhất của tựa game này nằm ở những giây phút khởi đầu.

BẠN SẼ GHÉT
Perception - Đánh Giá GamePerception - Đánh Giá Game

“ĐỨT GÁNH” GIỮA ĐƯỜNG

Khởi đầu của Perception là một sự hoàn hảo đến tuyệt vời, bầu không khí đến cách dẫn dắt đưa người chơi muốn khám phá sâu vào câu chuyện xung quanh Cassie. Ấy vậy mà mọi thứ bỗng “đứt gánh” giữa đường khi ấn tượng đầu tiên qua đi, để lại rất nhiều những thiếu sót mà không mất quá nhiều thời gian để người chơi nhận ra.

Sau những phút giật mình, Perception không thể tạo ra được những bất ngờ tiếp theo sau đó để giữ cho tim của người chơi luôn phải đập liên hồi theo từng bước chân. Những gì sau đó đều rập khuôn và nỗi sợ cũng từ đó tan biến, một lần hù dọa ta giật mình, lần thứ hai ta cũng giật mình nhưng đến lần thứ ba thì liệu có còn bất ngờ nữa chăng? Vấn đề của Perception nằm ngay ở đó khi không thể tạo được sự đa dạng cần thiết, điều mà các sản phẩm kinh dị khác đã làm được và thậm chí tốt hơn rất nhiều.

Perception không thể tạo ra được những bất ngờ tiếp theo đó để giữ cho tim của người chơi luôn phải đập liên hồi theo từng bước chân
Perception - Đánh Giá GameTrải qua hơn nửa giờ đồng hồ, cốt truyện của game bỗng dưng bị khựng lại, những bí ẩn, tò mò ban đầu được thay bằng cảm giác dài lê thê một cách không đáng có, để rồi những phút tiếp theo mọi thứ vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Tệ hơn nữa, Perception quá ít những điểm nhấn, những cao trào cần thiết để xây dựng nên một câu chuyện có đầy đủ lúc lên lúc xuống, phải đến chương cuối cùng, khi nhịp game được đẩy lên cao thì sự hấp dẫn mới quay trở lại. Dấu ấn của sự kiện Susanna Martin gần như bị gạt ra ngoài rìa trong suốt cuộc hành trình do sợi dây kết nối đến Cassie mờ nhạt đến mức khó cảm nhận được.

Lối chơi của Perception cũng rơi vào tình trạng tương tự, gần như những ấn tượng đầu tiên bay mất khi game cứ lặp lại y xì một công thức: mò đường đi tới điểm A, hoàn thành xong mò đường ngược lại điểm B. The Deep End Games cố ý làm khó người chơi bằng thủ thuật đường đi bị rẽ hướng liên tục và kích thích sự tìm tòi khám phá, nhưng tính năng The Sixth Sense đã phá hỏng tất cả khi chỉ điểm quá rõ ràng. Rốt cuộc toàn bộ thời lượng người chơi chỉ có đi qua đi lại mà không có bất kì điểm nhấn nào khác.

Dù làm rất tốt trong việc tạo nên một phong cách riêng biệt cho mình, nhưng game lại không thể mang đến những kẻ thù khác biệt so với các game kinh dị tương tự trên thị trường hiện nay. Perception vẫn quanh quẩn với màn ẩn nấp và đơn giản đến cực cùng và hoàn toàn không có bất kì đột phá nào nếu đặt cạnh Outlast, Amnesia hay SOMA, thậm chí số lần gặp kẻ thù cũng không quá mười đầu ngón tay.

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/thedeependgames/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/TheDeepEndGames”][/su_icon_panel]
  • OS: Windows 7
  • Processor: Dual core CPU @2.4 GHz +
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce 470 GTX or Radeon 6870
  • Storage: 7 GB

JTNDaWZyYW1lJTIwc3JjJTNEJTIyaHR0cCUzQSUyRiUyRnN0b3JlLnN0ZWFtcG93ZXJlZC5jb20lMkZ3aWRnZXQlMkY0MjYzMTAlMkYlMjIlMjBmcmFtZWJvcmRlciUzRCUyMjAlMjIlMjB3aWR0aCUzRCUyMjEwNDglMjIlMjBoZWlnaHQlM0QlMjIxOTAlMjIlM0UlM0MlMkZpZnJhbWUlM0U=

Tác giả

Thảo luận