Skip to content

Resident Evil 2: 5 thay đổi sẽ làm bạn thích mê!

Resident Evil 2
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”RESIDENT EVIL 2″]“Chà, mình không tưởng tượng nổi ngày đầu tiên ở sở cảnh sát nó lại như thế này” – chàng tân binh Leon Scott Kennedy đã thốt lên như vậy trong phiên bản Resident Evil 2 đầu tiên ra mắt năm 1998.

Và nó sẽ còn tồi tệ hơn cho anh nhiều trong phiên bản làm lại cũng… mang tên “cộc lốc” Resident Evil 2, khi Capcom mới đây đã cho giới nhà báo trải nghiệm phiên bản demo, bao gồm đoạn mở đầu của game khi Leon tiến vào trụ sở cảnh sát thành phố Raccoon.

Mặc dù ngắn ngủi nhưng đoạn demo đã cho chúng ta thấy Capcom đã giữ lời, thực sự làm lại Resident Evil 2 chứ không chỉ đơn thuần là nâng cấp đồ họa với nhiều thay đổi và chi tiết mới.

Sau đây là 5 sự thay đổi của Resident Evil 2 so với phiên bản gốc mà bạn có thể đã bỏ lỡ![rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Resident Evil 2

1. TÚI CHỨA ĐỒ ĐƯỢC LÀM LẠI
Sự thay đổi dễ nhận ra nhất là cách thức túi chứa đồ hoạt động. Ở phiên bản gốc, người chơi ban đầu có 8 ô chứa, mỗi vật phẩm sẽ chiếm một ô và túi đồ có thể được mở rộng bằng cách nhặt Side Pack trong khi khám phá thành phố Raccoon. Khi làm lại, Capcom quyết định sử dụng túi đồ kiểu Resident Evil 7: bạn cũng bắt đầu với 8 ô chứa nhưng một số vật phẩm có giá trị lớn như súng săn sẽ chiếm nhiều hơn một ô. Bạn sẽ phải sắp xếp các vật phẩm sao cho “vừa khít”, tận dụng tối đa số ô chứa và bỏ lại các vật phẩm cồng kềnh và ít quan trọng hơn. May thay, Capcom cũng đã đưa vào hệ thống đánh dấu các vật phẩm trên bản đồ, để nếu bạn có lỡ “cần” cái gì đó thì có thể quay lại nhặt.

Cũng như trong bản gốc, người chơi có thể nhặt Hip Pouch để nới rộng không gian thêm hai ô, tuy nhiên khác với trước đây chỉ có duy nhất một Side Pack trong toàn bộ trò chơi thì số lượng Hip Pouch có vẻ sẽ tương đối nhiều.

Ngoài ra, người chơi được trang bị thêm các phím nóng để gắn vào các ô, qua đó có thể chuyển vũ khí hoặc dùng dược thảo hồi máu một cách nhanh chóng.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Resident Evil 2

2. KHÔNG CÒN ĐƠN THUẦN LÀ BẮN, BẮN VÀ… CHẠY
Ada Wong là một nữ nhân vật quan trọng trong thế giới của Resident Evil, và tất nhiên là Capcom không thể nào “quên” đưa cô vào Resident Evil 2 bản làm lại này được, nhưng họ đã thay đổi hoàn toàn cách chơi nhân vật này. Trước đây bạn chỉ có cầm súng lên, bắn xác sống rồi chạy thôi. Với bản làm lại, Ada đã được cấp cho một dụng cụ hoàn toàn mới – EMF Visualizer.

Công cụ này giúp Ada phát hiện ra các thiết bị điện và “hack” chúng từ xa: có thể là mở một bộ khóa điện nào đó, hoặc làm quá tải một thiết bị khiến chúng phát nổ.

Đi kèm với việc khẩu súng mà Ada cầm trong phiên bản này thực sự “phế vật” khi bắn 5, 6 phát vào đầu xác sống mà vẫn không bị hạ, bạn sẽ khó mà “chơi kiểu Rambo” vừa chạy vừa bắn qua màn được, mà phải động não và tìm tòi những con đường tốt nhất vượt qua trùng trùng điệp điệp những xác sống ngáng đường.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Resident Evil 2

3. TYRANT ÁM BẠN XUYÊN SUỐT CUỘC HÀNH TRÌNH
Tyrant là những siêu chiến binh được tập đoàn Umbrella huấn luyện. Chúng to xác, chạy nhanh, gần như bất tử, và đương nhiên một bản Resident Evil kinh điển thì không thể thiếu một Tyrant được. Trong phiên bản làm lại này, Capcom đã khiến Tyrant trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết: hắn sẽ theo đuôi bạn từ đầu chí cuối, ít nhất là trong đoạn demo. Bắn vào người Tyrant hầu như không mảy may suy suyển hắn một chút gì mà chỉ có nã 3, 4 viên vào đầu mới tạm thời làm tê liệt hắn một khoảnh khắc ngắn, đủ thời gian để bạn chạy thoát thân.

Đáng sợ hơn, tiếng chân của Tyrant sẽ vang vọng khắp bản đồ: không quan trọng bạn ở đâu, bạn sẽ luôn nghe thấy tiếng “bịch, bịch” từ tốn, không nhanh không chậm như tử thần đang lướt tới chỗ bạn. Vừa giải những câu đố hóc búa, vừa tránh né một bầy xác sống, lại vừa phải chịu đựng những bước chân nặng nề của tử thần mà không biết đang ở nơi nào, quả thực sẽ mang tới một cảm giác đậm chất Resident Evil.

Và Tyrant còn đội thêm một cái mũ siêu ngầu![rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Resident Evil 2

4. MỘT SỐ NHÂN VẬT PHỤ CÓ THÊM THỜI GIAN “LÊN SÓNG”
Có vẻ như Capcom sẽ thay đổi chức năng của một số kha khá nhân vật phụ trong Resident Evil 2, cho họ có nhiều thời gian “lên sóng” hơn. Ngay đầu game, chúng ta sẽ gặp viên cảnh sát Marvin Branagh, một trong những người cuối cùng còn sống sót sau khi đại dịch xác sống bùng phát. Trong phiên bản gốc, Marvin chỉ kịp đưa cho Leon một chiếc thẻ mở khóa trước khi đuổi Leon đi và biến thành một xác sống. Trong phiên bản làm lại này, Marvin có vai trò lớn hơn nhiều khi trực tiếp ra tay cứu Leon khỏi bầy zombie dữ tợn. Sau đó anh còn chỉ đường kỹ càng cho Leon, đưa ra chỉ dẫn tiếp theo và gửi gắm những hi vọng cuối cùng của thành phố Raccoon trước khi hạ lệnh “trục xuất”.

Viên cảnh sát Elliot Edward cũng có nhiều đất diễn hơn. Khác với bản gốc khi anh chết một cách lãng xẹt và thậm chí “ăn hại”, trong phiên bản này, Elliot có nhiều lời thoại hơn và thực sự đóng vai trò hỗ trợ nhân vật chính: cung cấp thông tin về sở cảnh sát hiện tại và con đường thoát ra khỏi sở.

Nhiều khả năng chúng ta sẽ gặp thêm được nhân vật mới và những nhân vật cũ sẽ có thêm nhiều “đất diễn”, qua đó hiểu thêm về tâm lý của họ trong đêm kinh hoàng này.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Resident Evil 2

5. NHỮNG HÀNH LANG TRỞ NÊN TỐI TĂM HƠN BAO GIỜ HẾT
Do hạn chế về cấu hình phần cứng lúc bấy giờ (Resident Evil 2 ra mắt lần đầu năm 1998) mà trò chơi được thiết kế khá đơn giản: một nhân vật được xây dựng trong thời gian thực chạy trên một phông nền được dựng sẵn, và chỗ nào cũng được chiếu sáng như nhau. Điều này phần nào giảm bớt chất kinh dị của game và làm những pha “jump scare” (xác sống thình lình xuất hiện) bớt phần sợ hãi.

Ở bản làm lại này, với sức mạnh của RE Engine, bạn sẽ phải đi trong những hành lang tối om chỉ với một chiếc đèn pin tù mù, mò mẫm trong sự lo lắng xác sống có thể nhảy xồ ra bất cứ lúc nào. Cùng với việc thay đổi góc nhìn: chuyển từ góc nhìn cố định sang góc nhìn thứ ba, chỉ cần một cái bóng của đồ vật chiếu lên tường cũng đủ làm bạn “đứng tim”, đảm bảo một trải nghiệm đầy hồi hộp và giật gân đang chờ đón bạn.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Kể từ khi tiết lộ Resident Evil 2 sẽ được làm lại vào năm 2015, Capcom đã làm người hâm mộ “chờ dài cổ” khi im hơi lặng tiếng ròng rã 3 năm trời để rồi “xả lũ” với những thông tin mới dồn dập, những trailer hoành tráng và ngày ra mắt cũng đã được ấn định. Phiên bản chơi thử cũng đã được làm cho giới nhà báo và những người chơi tại E3 2018.

Qua những trailer và những bản chơi thử này, chúng ta có thể thấy Capcom đã dồn rất nhiều tâm huyết cố gắng đem lại một trải nghiệm vừa quen lại vừa lạ cho người hâm mộ của Resident Evil cũng như người chơi mới. Hãy cùng nhau chờ xem thành phố Raccoon năm 2019 sẽ mang đến điều gì bất ngờ nhé!

Resident Evil 2 sẽ ra mắt vào ngày 25/1/2019. Hiện tại người chơi đã có thể đặt trước trò chơi trên Steam với giá 59.99 USD/800.000 VND.

  • Sản xuất: Capcom
  • Phát hành:  Capcom
  • Thể loại: Hành động | Kinh dị
  • Ngày ra mắt: 25/1/2018
  • Hệ máy: PC, PS4, XBox One
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

Tác giả

Piketr Cechillas

Piketr đã chơi JRPG từ hồi còn nhỏ, bắt đầu bằng Final Fantasy VI, và đã đem lòng yêu phong cách nghệ thuật, những câu chuyện hào hùng và những bài ca bất hủ của JRPG suốt bấy nhiêu năm qua. Là một fan JRPG chính hiệu, Piketr sẽ lo liệu tất cả những ấn phẩm từ Nhật (hoặc liên quan tới Nhật), tuy nhiên đôi khi đổi gió một chút cũng vui.

Thảo luận