Skip to content

SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

SteelSeries trước đây từng xây dựng nên một đế chế tai nghe hùng mạnh với dòng tai nghe Siberia, liên tục chinh phục người dùng nhờ chất âm ấn tượng, thiết kế đẹp mắt. Thành công nối tiếp thành công với dòng tai nghe SteelSeries Siberia V2, cải tiến mạnh về khả năng tái tạo âm thanh vòm và nâng cấp chất lượng âm bass, đáp ứng rất tốt nhu cầu giải trí của game thủ.

Tuy nhiên, ngược với sự vượt trội của Siberia V2, dòng tai nghe Siberia V3 tuy thay đổi nhiều về hình thức nhưng lại mang nhiều điểm cải lùi trong chất lượng âm thanh. Mặc dù đã cố gắng đa dạng hóa và làm mới dòng tai nghe Siberia nhưng dường như thương hiệu này đang mất dần sức hút so với các “đại kình địch” mới ra mắt sau này.

Đã đến lúc SteelSeries có một bước chuyển mình mới trong thị trường sản xuất tai nghe chuyên game, và câu trả lời chính là SteelSeries Arctis. Tiếp nối bài “bóc hộp” chiếc SteelSeries Arctis 3 Vietgame.asia gửi đến bạn đọc cách đây ít lâu, hiệu năng “thực chiến” của chiếc tai nghe giá rẻ với khả năng tái tạo âm thanh vòm 7.1 thông qua jack audio 3,5mm sẽ được đánh giá trực tiếp trong bài viết sau đây.

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC STEELSERIES HỖ TRỢ[/alert]
  • LED: –
  • Củ loa: Neodymium 40mm
  • Độ nhạy: 90db
  • Tần số: 20-22000Hz
  • Trở kháng: 32Ohm
  • Độ méo tiếng: 3%
  • Microphone: 2 chiều, tích hợp lọc tiếng ồn
  • Kết cấu: Nhựa
  • Kết nối: 3,5mm
  • Cáp tín hiệu: cáp rời cao su
XEM THÊM
[timeline post=”152611, 152752″]
BẠN SẼ THÍCH

SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming GearSteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

THIẾT KẾ DÀNH CHO GAME THỦ SÀNH ĐIỆU
Trong tất cả những nhà sản xuất thiết bị ngoại vi chuyên dụng cho game hiện nay, SteelSeries theo người viết đánh giá là nhà sản xuất có phong cách thiết kế trau chuốt bậc nhất hiện nay. Mỗi sản phẩm được gắn mác SteelSeries đều được đầu tư cực kỳ kỹ lưỡng về mặt thiết kế, kể cả đó chỉ là bao bì, vỏ hộp.

Sự trau chuốt và tỉ mỉ này được thể hiện rất rõ trên SteelSeries Arctis 3 – một chiếc tai nghe có giá chỉ 80 USD. Từ vỏ hộp với lớp giấy dày, thiết kế ấn tượng với khâu trang trí và đóng gói sản phẩm khiến cảm giác lúc “đập hộp” SteelSeries Arctis 3 chắc khác gì một chiếc tai nghe đắt tiền cả.

Và khi đã trên tay và chiêm ngưỡng thiết kế của SteelSeries Arctis 3 thì khẳng định trên của người viết càng không sai. SteelSeries Arctis 3 kế thừa gần như hoàn toàn thiết kế của các dòng Arctis 5/7 cao cấp, mang đến cho người dùng một chiếc tai nghe đầy hiện đại, tinh tế đến từ đường nét.

Mọi chi tiết trên thiết kế chung của SteelSeries Arctis 3 đều cực kỳ hài hòa, không có những điểm nhấn “thô thiển” mà thay vào đó là sự gọn gàng trong hình khối, mượt mà trong nước sơn mịn và đệm tai rất êm ái. Đó là một thiết kế mà nói không ngoa, là bất kỳ ai khi trên tay SteelSeries Arctis 3 đều muốn đeo ngay nó lên đầu.

SteelSeries Arctis 3 được sản xuất với nhiều sự lựa chọn màu sắc, tuy nhiên hiện tại ở thị trường Việt Nam hình như vẫn chưa có nhiều tùy chọn khác ngoài trắng và đen. Dù vậy, đây cũng là hai màu sắc phổ biến và dễ dàng phù hợp với số đông game thủ Việt.

Mọi chi tiết trên thiết kế chung của SteelSeries Arctis 3 đều cực kỳ hài hòa, không có những điểm nhấn “thô thiển” mà thay vào đó là sự gọn gàng trong hình khối, mượt mà trong nước sơn mịn và đệm tai rất êm ái

Tổng thể SteelSeries Arctis 3 là một chiếc tai nghe chụp tai (fullsize) nên khó có thể nói kích thước của nhỏ gọn. Tuy nhiên so với các dòng tai nghe chụp tai trong khùng phân khúc, SteelSeries Arctis 3 mang đến sự tiện dụng rất cao khi hai khớp củ tai có thể xoay 180, dễ dàng nhét vào ba lô hay đeo trên cổ. Kể cả trọng lượng của SteelSeries Arctis 3 cũng nhẹ đến bất ngờ.

Ngoài ra, những bộ phận thường hơi “vướng víu” như microphone hay cụm nút điều khiển đều được tích hợp sẵn trên củ tai trái. SteelSeries Arctis 3 có microphone kéo rút tiện dụng và quen thuộc trên các dòng Siberia trước đây, nút tắt mở microphone cũng được tích hợp sẵn trên củ tai cùng với con lăn tăng giảm âm lượng.

Cũng tại vị trí này, ngoài chuẩn kết nối của riêng SteelSeries, SteelSeries Arctis 3 còn cung cấp thêm một tùy chọn đầu vào là jack 3,5mm nếu người dùng cảm thấy cổng giao tiếp riêng này quá bất tiện. Và cũng nhờ lấy kết nối 3,5mm làm chuẩn nên SteelSeries Arctis 3 có thể dễ dàng sử dụng cùng các thiết bị di động hay console.

SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

CHẤT ÂM SÁNG SỦA TRONG TẦM GIÁ
Với mức giá phải bỏ ra khoảng 80 USD ở thị trường quốc tế, SteelSeries Arctis 3 là một sự lựa chọn hấp dẫn so với chất lượng âm mà nó cung cấp. Khác với các dòng tai nghe Siberia trước đây, thiết kế dạng mở (open-back) nay đã được thay thế sang dạng đóng (closed-back). Điều này ban đầu cho người viết không ít băn khoăn bởi thường các tai nghe dạng đóng không có khả năng thể hiện âm trường rộng bằng các tai nghe dạng mở.

Với SteelSeries Arctis 3, âm trường đúng là không thực sự rộng được như những người đàn anh, tuy nhiên nói hẹp thì cũng không hẳn bởi tai vẫn tái hiện được không gian đủ rộng chứ không quá chật như các tai nghe thiên về nghe nhạc khác. Dải trầm được thể hiện tương đối ổn và có độ “động” khá tốt, giúp việc chơi game và xem phim tạo được nhiều khoái cảm dù vẫn chưa kích hoạt chế độ âm thanh vòm 7.1.

Xét về mặt âm thanh trên một chiếc tai nghe chơi game, SteelSeries Arctis 3 có chất âm không thực sự nổi bật mà chỉ dừng ở mức vừa đủ nếu sử dụng ở chế độ stereo thông thường. Âm thanh khi nghe nhạc trên các thiết bị di động trung tính, hởi “phẳng” và không thể hiện một cách tốt nhất ở một thể loại nhất định nào đó. Nhưng, SteelSeries Arctis 3 lại dễ phù hợp với nhiều loại nhạc khác nhau và nhiều tầng lớp người dùng khác nhau. Đây là điều mà người viết khá thích bởi SteelSeries Arctis 3 không chạy theo xu thế “nhồi bass” như nhiều sản phẩm chơi game hiện nay vẫn áp dụng.

sau khi háo hức kích hoạt chức năng này, người viết mới nhận ra một sự thật “vỡ lòng” là 7.1 mà SteelSeries Arctis 3 mang đến nó không giúp âm thanh ấn tượng hơn, mà là để mô phỏng vị trí tốt hơn. Đó lại là điểm tạo nên sự bất ngờ!
SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming GearSteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

Điều khiến người viết thích thú nhất trên SteelSeries Arctis 3 chính là khả năng tái tạo âm thanh vòm 7.1 chỉ với jack cắm 3,5mm – điều mà từ trước đến nay tưởng chừng như… không thể. Tuy nhiên, sau khi háo hức kích hoạt chức năng này, người viết mới nhận ra một sự thật “vỡ lòng” là 7.1 mà SteelSeries Arctis 3 mang đến nó không giúp âm thanh ấn tượng hơn, mà là để mô phỏng vị trí tốt hơn. Đó lại là điểm tạo nên sự bất ngờ!

Nói rõ hơn như sau, thông thường với một chiếc tai nghe có input chuẩn 3,5mm, kết nối thông qua một soundcard USB thì âm thanh được “chế biến” rất mạnh và cho âm thanh đầu ra rất khác so với lúc nghe stereo. SteelSeries Arctis 3 thì không, bản thân công nghệ 7.1 khi được kích hoạt trên chiếc tai nghe này gần như không có sự khác biệt về chất âm là mấy… Nhưng thú vị ở chỗ, công nghệ 7.1 này lại có khả năng định vị hướng âm thanh lại tốt hơn so với lúc chưa kích hoạt dù “chất âm” là gần như không đổi. Nếu không sử dụng và nhìn nhận một cách cẩn thận, người dùng có thể sẽ không nhận thấy được sự cải tiến nhỏ nhưng rất có giá trị này.

Thử nghiệm thực tế với Battlefield V (beta test) và PlayerUnknown’s BattleGround (PUBG), hai tựa game bắn súng mạng hấp dẫn bậc nhất thị trường hiện nay chính là phép thử tốt nhất cho chức năng 7.1 của SteelSeries Arctis 3. Với Battlefield V, âm thanh các vụ nổ, đạn bắn và không khí chiến trường được tái hiện ở mức đạt, không quá nhiều âm thanh tạp bị lẫn vào và tập trung đúng trọng tâm là phạm vi xung quanh người chơi. Những âm thanh phụ từ xa khó lòng ảnh hưởng đến việc nghe và xử lý tình huống tức thời ngay tại vị trí của game thủ, không “ôm đồm” mà thể hiện thái quá những âm thanh ở tuốt chỗ nào không hay.

Ngược lại, với một tựa game “sinh tồn” đậm chất rình mò và “móc lốp” nhau như PUBG thì lại là một vấn đề khác bởi người chơi cần phải nghe rõ từng bước chân một để xác định rõ vị trí của địch trong môi trường 3D. Tuy âm lượng của SteelSeries Arctis 3 hơi bé nhưng vẫn đủ để mỗi bước chân của địch đều được ghi lại một cách chính xác nếu thuộc hai hướng trái và phải.

Riêng với trước – sau thì SteelSeries Arctis 3 vẫn chưa thể thể hiện tốt mức độ mà người viết mong muốn. Nhưng dù sao, một công nghệ 7.1 thú vị này cũng đã nâng cao giá trị của SteelSeries Arctis 3 lên rất nhiều lần rồi.

BẠN SẼ GHÉT

SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

KHUYẾT ĐIỂM CŨNG “TRẬP TRÙNG”

Xét ở mặt bằng chung, SteelSeries Arctis 3 là một chiếc tai nghe sáng giá với thiết kế rất bắt mắt, chất âm khá ổn và dễ đánh tạp nếu nghe nhạc, còn chơi game tương đối tốt, đủ để làm hài lòng người dùng. Nhưng đó là nói về mặt “đủ”, bởi nếu muốn gây được sự chú ý của người dùng ở một thị trường đầy “sát phạt” này thì SteelSeries Arctis 3 cần có một phải có một cái “nhất” so với các đối thủ trong cùng tầm giá. Đáng tiếc là SteelSeries Arctis 3 không thể khiến mình nổi bật giữa đám đông.

Vẫn là về chất âm, như đã nói SteelSeries Arctis 3 là một chiếc tai nghe được thiết kế theo dạng đóng (closed-back) nên không gian âm thanh mà nó tái tạo không thể rộng bằng các đàn anh Siberia. Khi không gian hẹp lại, người nghe sẽ có cảm giác hơi tù và kém ấn tượng, các âm thanh môi trường nhỏ bị “lơ” hơi nhiều. Khi chơi một số tựa game nhập vai, giải đố, với môi trường thiên nhiên được xây dựng đa dạng thì SteelSeries Arctis 3 cho âm thanh chán, không khuếch lên được yếu tố thần kỳ, hoang dã của các game này. Nói đúng hơn, SteelSeries Arctis 3 vẫn đủ tốt nhưng chưa đủ để trở thành chiếc tai nghe có âm thanh tốt nhất trong tầm giá, mà khổ nỗi đối thủ lại chính là anh em một nhà SteelSeries.

Thứ hai, SteelSeries Arctis 3 là một chiếc tai nghe đẹp, nhưng về mặt tiện dụng, thân thiện với người dùng thì lại là một điểm trừ rất lớn. SteelSeries Arctis 3 cực kỳ bất tiện trong nhiều tình huống, nhất là trong quá trình sử dụng chơi game. Đệm đầu được làm bằng loại vải thun dùng trong sản xuất kính trượt tuyết, dù khá êm nhưng độ co giản của nó lại “căng” hơn so với kiểu dây cước co rút của Siberia. Và để điều chỉnh độ rộng để ôm đầu thì người dùng buộc phải cởi tai nghe ra, xé và dán khóa velcro rất mất thời gian và cũng không thể “căn chỉnh” được mức phù hợp ngay lần đầu điều chỉnh. Chưa kể, khóa velcro của chiếc đệm tai này có độ dính khá tệ, rất dễ sút.

Đệm tai của SteelSeries Arctis 3 rất êm, cực kỳ êm ái và thoải mái, “nghe đồn” có thể hút ẩm rất tốt nhưng thiết nghĩ khả năng hút ẩm này sẽ để lại một số mùi không được thơm lắm nếu bạn là một người dùng hay ra mồ hôi đầu. Cũng do làm bằng vải, nên khả năng bám dính bụi bẩn của hai chiếc đệm tai này cũng rất tốt, nếu da mặt người dùng hơi nhiều mụn cám thì nên cân nhắc rửa mặt sạch sẽ trước khi sử dụng nhé.

Khả năng cách âm của SteelSeries Arctis 3 cũng là một điểm trừ cực lớn. SteelSeries Arctis 3 không có khả năng cách âm, phải nói thẳng là vậy, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thi đấu nếu bạn sử dụng chiếc tai nghe này ở những khu vực có nhiều tiếng ồn. Thực tế người viết đã thử nghiệm tại môi trường công ty và rõ ràng là rất dễ phân tâm bởi tiếng ồn vẫn ào ạt vào tai. Không rõ tại giải đấu PGI 2018 vừa rồi các tuyển thủ PUBG có gặp vấn đề về tiếng ồn khi sử dụng các tai nghe Arctis không nhỉ?

SteelSeries Arctis 3 – Đánh Giá Gaming Gear

SteelSeries Arctis 3 là một chiếc tai nghe đẹp, nhưng về mặt tiện dụng, thân thiện với người dùng thì lại là một điểm trừ rất lớn. SteelSeries Arctis 3 cực kỳ bất tiện trong nhiều tình huống, nhất là trong quá trình sử dụng chơi game

Thứ ba, SteelSeries Arctis 3 nhẹ và cho cảm giác đeo thoải mái, nhưng lại ôm đầu rất lỏng lẻo, đễ bị hất rơi nếu người dùng vô ý đụng tay. Âm lượng của SteelSeries Arctis 3 cũng rất bé, quả thực rất bé và nếu phải chơi các tựa game nghe về âm thanh môi trường nhiều như PUBG, chắc chắn người dùng sẽ cực kỳ khó chịu bởi họ còn phải giải quyết cả tiền ồn xung quanh mình. Về mặt thi đấu thì các yếu điểm này gom lại cũng đủ khiến các đấu thủ không muốn chọn SteelSeries Arctis 3 cho chuyến du đấu của mình rồi.

Chưa dừng lại ở đó, điểm trừ khá kỳ quái ở microphone của SteelSeries Arctis 3: bị méo tiếng. Không rõ vì lý do gì, sử dụng trên các PC khác nhau, và cũng đã tắt hết các tùy chỉnh liên quan tới microphone, nhưng âm thanh giọng nói người viết thu vào lại bị méo đi, nghe tông hơi cao và rất là “bê”. Thật là trong quá trình chơi game với SteelSeries Arctis 3, không lần nào người viết ngừng bị bạn bè… sỉ nhục vì giọng thu vào bị đẩy lên tông cao rất kỳ quặc. Và người dùng cũng có thể tự xác nhận điều này khi bật chức năng “listen to this device” của Windows.

Cuối cùng, một điểm trừ hy hữu của SteelSeries Arctis 3 do chính sự lằn nhằn trong cách kích hoạt chế độ 7.1 của chiếc tai nghe này khiến nó trở nên cực kỳ phiền phức. Không chỉ việc kích hoạt cần quá nhiều thao tác, mà sau này nếu có nhu cầu chuyển nhượng, nâng cấp, hoặc cho mượn SteelSeries Arctis 3… đồng nghĩa với việc người dùng cũng sẽ phải “bye” luôn cả tài khoản SteelSeries Engine mà mình đã đăng ký sử dụng từ trước đến nay, mà tài khoản này lại trực tiếp liên kết với hộp thư (email) của bạn nữa. Chắc nếu chọn mua SteelSeries Arctis 3, bạn nên “chung tình” với nó hơn là mơ về một “cặp ngài” êm ái khác.

[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Bạc 8.0

Với những gì đã thể hiện, SteelSeries Arctis 3 không phải là một chiếc tai nghe tồi với khả năng mô phỏng âm thanh vòm tốt và một thiết kế cực kỳ trau chuốt, sành điệu. Người viết đánh giá cao sự cố gắng của SteelSeries khi tích hợp công nghệ 7.1 khá độc đáo này trên chiếc tai nghe có giá bán thấp nhất dòng Arctis của mình và bước đầu đã khá thành công. Tuy nhiên giá trị mà SteelSeries Arctis 3 mang đến cho người dùng lại không thực sự cao, nhất là ở thị trường Việt Nam có giá bán lên tới hơn 2 triệu đồng (chính hãng phân phối), và cả những đối thủ mạnh trong cùng phân khúc dễ khiến SteelSeries Arctis 3 "chìm phà" nếu bạn là một người dùng khắt khe về nhiều mặt. Với người viết, SteelSeries Arctis 3 vẫn ổn, nhưng nên nhớ, nếu thêm 20 USD vào bạn sẽ có chiếc SteelSeries Arctis 5 với nhiều công nghệ hấp dẫn hơn đấy. Và Vietgame.asia cũng hẹn gặp lại bạn đọc trong bài đánh giá tiếp theo với SteelSeries Arctis 5