Skip to content

4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chém

BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢBắt nguồn từ những bản đồ, mô hình, giấy, xúc xắc và bút chì, game RPG đã có một lịch sử rất lâu đời, và cho đến ngày hôm nay nó đã trở thành thể loại game được yêu thích nhất. Từ RPG nguyên thủy, các nhà phát triển game đã tạo ra thêm nhiều “biến chủng” nhằm mang lại những trải nghiệm mới lạ cho người chơi – chẳng hạn như J-RPG (game nhập vai kiểu Nhật), A-RPG (game nhập vai có yếu tố hành động), MMORPG (nhập vai trực tuyến)…

Trong số đó, A-RPG có lẽ là dạng game dễ được nhiều người đón nhận được, vì nhịp game đã nhanh hơn đáng kể so với RPG theo lượt truyền thống. Khi nói đến A-RPG, đại khái còn có thể chia nó ra làm 2 dạng: một là game hành động có yếu tố nhập vai (Fable, Kingdom of Amalur: Reckoning…), còn hai là RPG chặt chém (hack ‘n’ slash) như Diablo, Torchlight, Sacred…

Bài viết lần này của Vietgame.asia sẽ xoáy sâu vào RPG chặt chém, phân tích về 4 yếu tố tạo nên sự hấp dẫn vô cùng của thể loại game đặc biệt này.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. LỐI CHƠI “DỄ QUEN, KHÓ GIỎI”[/su_heading]4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chémTruy nguyên về ý nghĩa của cái tên RPG “chặt chém”, thì nguyên nhân có lẽ là đến từ lối chơi khá trực quan và đơn giản của loại game này: “spam” chuột và “mash” nút. Thực vậy, điểm dễ khiến người ta nhận ra một game RPG chặt chém chính là nằm ở việc 2 nút chuột trái/ phải thường có thể gán kỹ năng vào đó. Ngoài ra, các phím hotkey từ số 1 – 0 cũng có thể gán thêm các kỹ năng khác vào cho tiện bề sử dụng.

Với bố trí như vậy, RPG chặt chém được thiết kế ra để mang lại cho người chơi những khởi đầu dễ dàng nhất: click chuột, uống máu, “gặp thằng nào trảm thằng đó”. Vì vậy, RPG chặt chém thu hút nhiều đối tượng người chơi từ cả “gà” lẫn “pro”, do cách chơi rất đơn giản và không cần đòi hỏi kỹ năng điều khiển “lả lướt” quá.

Tuy nhiên, phàm là con người thì ai cũng rất là… khó chiều. Nếu game quá khó thì người ta dễ nản mà bỏ ngang, còn nếu game quá dễ thì họ lại cho là kém thử thách. Vì vậy, công thức để có một tựa game hay đó là làm sao để cho nó dễ nắm bắt, nhưng khó thành thạo. RPG chặt chém cũng tuân theo nguyên tắc này và từ đó gặt hái thành công.[su_quote]Tuy nhiên nếu đã “lầy lội” mà nhấn chọn ô “Hardcore” khi tạo nhân vật (chết một là là mất luôn vĩnh viễn) thì rõ ràng người chơi phải cần nhiều hơn là một cái đầu lạnh để có thể đi hết chặn đường gian nan này[/su_quote]4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chémCó thể đối với nhiều người, chơi RPG chặt chém chỉ đơn thuần là một sự so sánh giữa các chỉ số công – thủ giữa nhân vật và kẻ địch, nhưng liệu đó có phải là tất cả? Đáp án rõ ràng là không. Rõ ràng tuy lối chơi băm bổ sấn sổ vẫn tỏ ra rất hiệu quả trong nhiều trường hợp, tuy nhiên nếu đã “lầy lội” mà nhấn chọn ô “Hardcore” khi tạo nhân vật (chết một là là mất luôn vĩnh viễn) thì rõ ràng người chơi phải cần nhiều hơn là một cái đầu lạnh để có thể đi hết chặn đường gian nan này.

Kẻ địch mạnh hơn, nhiều hơn, và sở hữu đủ mọi cách để khiến người chơi “chết đến mức không thể chết hơn”. Để có thể giữ được kỷ lục “clean sheet”, một game thủ RPG gạo cội sẽ cần đến nhiều kỹ năng để sinh tồn, chẳng hạn như nắm bắt chính xác thời gian Cooldown của kỹ năng và các bình máu, biết xây dựng bảng chỉ số chống chịu hiệu quả, biết “thả diều” để diệt địch trong khi vẫn duy trì lượng máu ổn thỏa. Đấy mới là nghệ thuật chơi RPG chặt chém – à mà, nếu chọn chơi nhân vật cầm cái khiên to tổ chảng và vài tấn giáp sắt trên người thì cũng không cần lăn tăn nhiều lắm đâu nhỉ?
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. GIÁ TRỊ CHƠI LẠI CỰC CAO[/su_heading]Khi làm ra một tựa game nào đó, hẳn điều mà các nhà phát triển quan tâm nhất vẫn là… tiền, ủa lộn, là việc người chơi sẽ tiếp nhận sản phẩm đó được bao nhiêu lần? Theo quan điểm chơi RPG hơn 15 năm của người viết, một tựa RPG mà người ta chỉ chơi qua một lần rồi thôi, hoặc có thời lượng chơi dưới 50 – 100 giờ, thì gọi là thất bại.

Điều cốt tủy của một tựa game RPG, là phải tạo được cảm giác “nhập vai” cho người chơi vào nhân vật của chính họ trong game. Vì vậy, một game RPG hay sẽ phải làm rất nhiều thứ để khiến cho cái cảm giác đó trở nên “thực”, khiến người chơi đắm mình vào game và quên đi giới hạn về thời gian. Thử nghĩ mà xem, nhập vai vào một tựa game cũng tương tự như đang sống một cuộc đời thứ hai – và nếu như đời sống mà chán đến mức phài… tự tử để thoát khỏi đó cho nhanh, thì sao gọi là thành công được?

Và như vậy, trong các dạng RPG thì rõ ràng RPG chặt chém là loại có sức thu hút hấp dẫn nhất, bởi vì nó có giá trị chơi lại rất cao. Trước tiên, cần nói rõ rằng tính chất của RPG chặt chém nằm ở việc… cày cấp. Đúng là RPG nào chả phải cày cấp để mạnh hơn, tuy nhiên với dạng game “lầy lội” này thì việc đó lại càng được đặt lên ưu tiên hàng đầu.

Các tựa game A-RPG như Fable hay The Witcher thường bỏ qua hẳn hệ thống cấp độ nhằm mang lại cho người chơi cảm giác tự do hơn – tuy vậy, RPG chặt chém lại lấy việc thăng cấp làm thước đo sức mạnh của nhân vật. Thiếu điểm tiềm năng và điểm kỹ năng luôn là bệnh chung của nhân vật trong RPG chặt chém, và người chơi luôn có lý do để tự ám thị mình với cái câu quen thuộc “thêm một lé-vờ nữa thôi”.4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chém[su_quote]Do đó, chuyện một game thủ RPG chặt chém tiêu tốn vài trăm giờ chơi vào cái tiết mục cày đồ, cày cấp là hơi bị… bình thường[/su_quote]Kế đó, là hệ thống rớt đồ ngẫu nhiên đầy ma lực. Hầu như ai chơi RPG lâu năm đều đã không còn lạ gì với cái nghịch lý là “chơi nhân vật A nhưng lại nhặt được đồ của B”: chơi Pháp Sư nhưng chỉ toàn lượm đồ Chiến Binh hay Cung Thủ, và ngược lại. Chính cái nghịch lý này đã tạo ra một cái hòm đồ chung để các nhân vật có thể trao đổi đồ cho nhau, khiến người chơi rơi vào một cái vòng lẩn quẩn vô tận: chơi con này, nhặt được đồ con khác, thôi thúc chơi thử con khác, để rồi lại nhặt đồ của… con khác nữa. Do đó, chuyện một game thủ RPG chặt chém tiêu tốn vài trăm giờ chơi vào cái tiết mục cày đồ, cày cấp là hơi bị… bình thường.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]3. CỐT TRUYỆN VỪA PHẢI, HẤP DẪN[/su_heading]4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chém4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chémCốt truyện là cái hồn của mọi tựa game trên đời, và đối với RPG nói chung thì điều này lại càng đúng hơn nữa. Với một nhân vật lang thang trong một thế giới giả tưởng thì sẽ chẳng còn gì thiếu sót hơn là việc không có thứ gì để ghi chép lại câu chuyện của đời mình. Tuy vậy, không phải như một bộ phim dài lê thê hay một quyển sách nghìn trang, cốt truyện trong một tựa game nhập vai thường rất trực tiếp và súc tích.

Có một điều thú vị, đó là trong rất nhiều tựa game trên đời, thế giới của chúng ta luôn bị đe dọa bởi một tên chúa tể hắc ám/ trùm cuối/ long đầu lão đại/ thằng tâm thần nào đó, và dĩ nhiên sứ mệnh cứu thế nặng nề luôn được ưu ái dành cho người chơi. Vì vậy, cốt truyện trong các tựa game nhập vai dĩ nhiên cũng thường u ám, bi kịch khi miêu tả về một thế giới bất an, sắp sụp đổ (mặc dù chơi 3, 4 tháng vẫn chưa thấy nó sụp).
[su_quote]Nếu hình dung về cốt truyện của một tựa RPG là quyển sách, thì các nhiệm vụ, các mẩu đối thoại với NPC chính là những trang sách, những bức hình minh họa để tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh[/su_quote]Có cùng mô-típ như vậy, dĩ nhiên các hãng phát triển game sẽ cố gắng hết sức để làm sao cho cái hành trình cứu thế đó thật hấp dẫn, và thật khác biệt với các sản phẩm khác. Với RPG chặt chém, thì có thể hiểu rằng thủ pháp đó tương tự với hệ thống nhiệm vụ chính – phụ đan xen chồng chéo, và gián tiếp kể lại câu chuyện của nhiều cá nhân.

Nếu hình dung về cốt truyện của một tựa RPG là quyển sách, thì các nhiệm vụ, các mẩu đối thoại với NPC chính là những trang sách, những bức hình minh họa để tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh. Chính vì điều đó, nên một người tận hưởng được bao nhiêm % nội dung của quyển sách đó, lệ thuộc vào việc họ “mở khóa” được bao nhiêu nhiệm vụ trong một tựa game RPG. Sẽ chẳng có gì nhàm chán hơn việc chơi RPG mà chỉ cắm đầu miệt mài làm nhiệm vụ chính tuyến để đến đích thật nhanh cả. Có thể nói rằng bản thân việc chơi RPG đã là một loại hưởng thụ, vậy thì tại sao phải vội vàng?
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]4. MANG ĐẾN NHIỀU TRẢI NGHIỆM KHÁC LẠ[/su_heading]4 nhân tố làm nên sức hút hấp dẫn của RPG chặt chémNếu hỏi người viết rằng, trong một tựa RPG (nói chung) và RPG chặt chém (nói riêng), yếu tố gì quyết định nên độ hay/ dở, thì đáp án chính là nằm trong mức độ tùy biến nhân vật mà game cho phép người chơi. Các tựa RPG cổ điển với hướng build “cứng” cho nhân vật rõ ràng vẫn có sức hút nhất định, nhưng nếu so với việc người chơi có thể tự do xây dựng hàng chục lớp nhân vật với phong cách chơi khác nhau, rõ ràng hai thứ thuộc về hai đẳng cấp khác nhau.

Hãy lấy ví dụ về một số tựa RPG thuộc hàng kinh điển trong những năm gần đây, chẳng hạn như Torchlight 2 Grim Dawn. Tuy chỉ có 4 lớp nhân vật, thế nhưng mỗi nhân vật trong Torchlight lại có đến 3 bảng kỹ năng x 10 kỹ năng kích hoạt x 3 nội tại – một con số khổng lồ để người chơi có thể chọn cho mình một hướng build phù hợp nhất. Nhưng đó vẫn chưa là gì, so với tính năng “chức nghiệp kép” (Dual Class) của Grim Dawn (tiền thân là hãng phát triển của Titan Quest) cả.[su_quote]Các tựa RPG cổ điển với hướng build “cứng” cho nhân vật rõ ràng vẫn có sức hút nhất định, nhưng nếu so với việc người chơi có thể tự do xây dựng hàng chục lớp nhân vật với phong cách chơi khác nhau, rõ ràng hai thứ thuộc về hai đẳng cấp khác [/su_quote]Với 6 chức nghiệp cơ bản, người chơi có thể phối chúng lẫn nhau để tạo ra 15 – 21 lớp nhân vật độc nhất vô nhị. Chưa dừng lại ở đó, mỗi tổ hợp lại có đến 4 – 5 hướng build khác nhau, khiến số nhân vật hoàn toàn khác biệt về lối chơi trong Grim Dawn có thể vượt quá con số 100. Từ những trải nghiệm khá truyền thống như vệ binh tank, chiến binh song kiếm… cho đến “biến thái” như thần xạ 2 tay 2 súng hoặc “tiểu lý phi đao”, người chơi đều có biến nó thành hiện thực trong Grim Dawn.

Tạm thời gác việc người viết là fan cứng của Grim Dawn qua một bên, thì nó là một ví dụ rõ ràng cho thấy rằng với một tựa game RPG chặt chém, việc trải nghiệm và thử những cái mới là rất hấp dẫn. Nó luôn “refresh” lại cảm giác háo hức của người chơi, khiến họ cảm nhận về game một cách thoáng hơn và hứng thú hơn. Điều này cũng vô hình làm tăng thêm giá trị chơi của một tựa RPG chặt chém, khiến người chơi cảm giác thời gian mình bỏ ra vào đó là xứng đáng.[su_divider]RPG chặt chém là một nét duyên độc đáo của các thể loại game trên đời. Có thể đối với một số người, RPG chặt chém không có biểu hiện cảm xúc nhân vật tốt như các dạng RPG khác, cũng như không có cái “hồn” cụ thể. Nhận định đó không sai, nhưng nếu xét về bản chất RPG chặt chém là cho người chơi tự tạo nên một “hóa thân” của chính mình trong game, thì nó đã làm quá tốt nhiệm vụ của mình.

Tác giả