Skip to content

4 nhược điểm chí mạng của game trên di động

BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]hư chúng ta đã biết, thời gian gần đây game trên hệ di động đang bùng phát với tốc độ chóng mặt. Thật vậy, nếu xét về tốc độ ra game và số lượng hãng game, game trên di độngđã có mức phát triển lẹ còn hơn “nấm mọc sau mưa”.

Xét về nguyên nhân, trước tiên phải tính đến độ phổ biến của điện thoại thông minh. Từ sau khi Apple định nghĩa lại phạm trù “smartphone” để thay thế cho những chiếc PDA cũ kỹ, thế giới đã dần quen với sự hiện diện của những chiếc iPhone với thiết kế trang nhã, cấu hình cao cấp, cảm ứng mượt mà. Ngoài các tác vụ cơ bản như nghe gọi nhắn tin, kiểm tra thư tín, chụp hình, duyệt web… giờ đây người ta còn biết đến việc chơi game cao cấp – những tựa game thực thụ chứ không phải kiểu “rắn săn mồi” trên các hệ Symbian già cỗi nữa.

Cảm thấy “thức thời”, hàng loạt các nhà các hãng cũng tham gia vào thị phần này, phần lớn sử dụng hệđiều hành Android mã nguồn mở với cấu hình cực cao. Và thế là ngành công nghiệp game di động “tỏa sáng” với mãi lực cực mạnh.

Thế nhưng, sự đời cái gì cũng có mặt trái của nó, và game di động cũng không ngoại lệ. Qua bài viết này, hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu 4 nhược điểm “chết người” của ngành game di động nhé![space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. CHẤT KHÔNG BẰNG LƯỢNG[/su_heading]feat_mob_4reason (8)Không những ở Việt Nam, mà thậm chí cảở đẳng cấp thế giới, người ta buộc phải thừa nhận làm game di động cực kỳ dễ ăn. Chỉ cần có đồ họa tương đối, lối chơi cóp nhặt và xào nấu cho có tí “gia vị” – là đã có thể dễ dàng “moi tiền” game thủ.

Lý do rất dễ hiểu, là vì đa phần game thủ di động chủ yếu chơi để giải trí, để giết thời giờ chứ cũng không thật sự “kén cá chọn canh”. Do đó, chỉ cần game ở mức độ vừa phải, không quá “củ chuối” hoặc vướng những lỗi bự như “bánh xe bò” là họ dễ dàng gật đầu “cho qua” hết.[su_quote]Chỉ cần game ở mức độ vừa phải, không quá “củ chuối” hoặc vướng những lỗi bự như “bánh xe bò” là họ dễ dàng gật đầu “cho qua” hết[/su_quote]Nắm được tâm lý này, hàng trăm hãng háo hức lao vào cuộc đua di động, không chỉ các hãng tự do mà các “ông lớn” cũng không bỏ qua miếng bánh ngon này. Hệ quả? Không cần phải là một chuyên gia mới đoán ra được: ăn nhiều nhai không kỹ!Trong một rừng game di động, thật sự rất dễ dàng bắt gặp cái cảnh “10 game như một”, bởi vì khi vội vàng tranh đua sản xuất hàng loạt, chuyện sao chép lẫn nhau là khó tránh khỏi.

Đôi khi có những game chỉ có lối chơi từa tựa, còn phong cách đồ họa hoặc các tiểu tiết khác hẳn – vậy là còn đỡ. Phần nhiều game hầu như bê nguyên xi từ tựa này qua tựa khác, khiến người chơi đôi lúc rốt cuộc chả phân biệt được chúng có gì khác nhau. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. ĐIỀU KHIỂN HẠN CHẾ[/su_heading]feat_mob_4reason (6)C800C3 Hands holding an iPhone playing the Angry Birds game[su_quote]Tuy cảm ứng có thể giải quyết được vấn đề điều khiển của nhiều dạng game khác nhau, nó lại không tạo được cảm giác thích thú nơi người chơi[/su_quote]Điều khiến hệ di động tự hào, đó là nhờ vào màn hình cảm ứng cực nhạy của các đời máy “xịn” mà nó có thể “cân” được nhiều thể loại game, từ hành động, nhập vai… cho đến thể thao, giải đố. Thế nhưng cũng vẫn một câu nói cũ: “đa mà không tinh” – đó là bởi vì tuy cảm ứng có thể giải quyết được vấn đề điều khiển của nhiều dạng game khác nhau, nó lại không tạo được cảm giác thích thú nơi người chơi.

Chẳng phải khi không mà trên hệ PC, game thủ bắn súng, dàn trận… cực kỳ chú trọng chuyện phím chuột – đến nỗi dù ra hàng net xịn chơi họ vẫn phải bưng bộ Razer vài triệu từ nhà theo. Tương tự, game thủ đối kháng hoặc đua xe chắc chắn sẽ đầu tư một bộ đồ nghề giả lập cần gặt, vô lăng – bàn đạp để có được khả năng điều khiển tốt nhất.feat_mob_4reason (7)Đến cả những game hành động, nhập vai trên console hẳn cũng sẽ cực kỳ khó chơi nếu không có một bộ tay cầm với cần analog chuẩn. Tất cả những thứ này, hệ di động có thể giả lập lại được hết, nhưng hoàn toàn không thể tái tạo lại được những cảm giác chân thật, những rung động tinh tế từ chiếc màn hình cảm ứng vô hồn kia được.

Đồng ý, khi chơi những game giải đố hoặc thủ trụ, điều khiển bằng màn cảm ứng trên di động rõ ràng dễ dàng hơn hẳn các hệ máy khác. Thế nhưng khi phải dùng phím ảo cảmứng để chơi game, chưa nói chuyện bản thân nút ảo đã chiếm một diện tích lớn, cản trở tầm nhìn – mà thêm vào 2 ngón tay cái nữa thì đến “thánh” mới có thể quan sát hết cục diện game được. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]3. ĐỒ HỌA TẦM TRUNG[/su_heading]C800C3 Hands holding an iPhone playing the Angry Birds gameThời buổi này, khi nghe đến một chiếc điện thoại mới ra đời, đặc biệt là dòng chạy Android, chắc chắn ai cũng sẽ quan tâm đến cấu hình. Thật sự thì, khi thoạt nghe qua cấu hình, nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nhiều chiếc còn “có vẻ” mạnh hơn cả những cỗ PC tầm trung – khá.

Một chiếc điện thoại thông minh bây giờ, sẽ bị chê là “cùi bắp” nếu CPU không đủ… 8 nhân, hoặc RAM dưới 2GB. Tất nhiên với các chuyên gia, hoặc với những người tương đối rành công nghệ, thì cấu hình này còn thua xa những chiếc laptop, chứ đừng nói tới máy bàn.Không thể chối cãi được, những game di động từ năm 2010 đổ lại đây đã có nhiều tiến bộ vượt bật về đồ họa. Với những loại màn hình cảm ứng mịn màng chuẩn HD, hình ảnh cung cấp lên sẽ vô cùng sắc nét. Thế nhưng, đây chỉ là một dạng “chiêu trò” làm hoa mắt người chơi mà thôi: đa số game có đồ họa sắc nét, đều là game 2D với tông màu tươi sáng – nhằm lợi dụng hiệu ứng thị giác khiến mắt người dễ chấp nhận hơn.

Còn khi xét đến các game 3D, tuy không đến nỗi thô cứng đầy răng chưa, nhưng không cần phải tinh mắt lắm mới thấy các khối mô hình chủ yếu mịn màng được là do vân bề mặt “ảo diệu”, đi kèm cảnh nền thô ráp để tạo sự tương phản. Không cần nói đến sự diễn hoạt trong từng hành động, vì chúng vốn dĩ vô cùng hạn chế.[su_quote]Không cần phải tinh mắt lắm mới thấy các khối mô hình chủ yếu mịn màng được là do vân bề mặt “ảo diệu”, đi kèm cảnh nền thô ráp để tạo sự tương phản[/su_quote] [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]4. “LÀM TIỀN” MẠNH TAY[/su_heading]Một nguyên nhân khiến “đại dịch” di động bùng nổ, đó là nhờ vào khả năng thu lợi vô cùng của nó. Với chi phí đầu tư thấp, quy trình làm một game di động đơn giản hơn các nền máy khác rất nhiều. Đôi khi một xưởng chỉ có vỏn vẹn… 2 người, mà mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều vai trò khác nhau: từ thiết kế, đồ họa, lập trình, marketting… Vậy mà khi bán được thành phẩm thì con số thu về quá đỗi “khủng bố”.

Nhưng đây chỉ đang nói về các hãng làm game chính thống, bán sản phẩm để thu tiền. Còn phần lớn các hãng khác không “nhân từ” như vậy, mà họ lại dùng một trò “đểu giả” mang tên: Free To Play. Thoạt nghe hai chữ “miễn phí” thì ai lại chẳng mê, lại chẳng tải gấp game về? Thế nhưng, một khi đã tài về cài rồi thì mới chính thức vướng vào “lưới nhện” của game di động.feat_mob_4reason (9)[su_quote]Chỉ cần tạo ra vài màn chơi khó, cơ chế tính điểm hấp dẫn – là có thể nghiễm nhiên chào hàng các loại vật phẩm tăng lực, nâng cấp, hồi sinh…[/su_quote]Để có lợi nhuận, các hãng game di động không ngại chơi trò “đòn xóc hai đầu”, vừa nhận tiền để đăng hàng đống quảng cáo trong game khiến người chơi “ngứa mắt” – vừa bán tài khoản cao cấp để… khỏi hiển thị quảng cáo nữa. Như vậy thì dù người chơi mua hay không, họ vẫn có lời.

Ngoài ra, còn có tuyệt chiêu “mua trước, trả tiền sau” mang tên In-App Purchase. Loại hình “bào tiền” này thì tinh vi hơn nhiều, do tận dụng sự vô thức khi người chơi không đểý mà “rù quến” họ. Chỉ cần tạo ra vài màn chơi khó, cơ chế tính điểm hấp dẫn – là có thể nghiễm nhiên chào hàng các loại vật phẩm tăng lực, nâng cấp, hồi sinh…“Cao tay” hơn, là các dạng game nhập vai trực tuyến (gMO), thẻ bài mà trong đó người chơi trực tiếp cạnh tranh với nhau. Chỉ cần tạo những cơ hội cho họ “đua top, vượt top” bằng các sự kiện hấp dẫn là muốn “bào” bao nhiêu, người chơi vẫn vui lòng nạp bấy nhiêu. [su_divider]

Tác giả