BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC 11 BIT STUDIOS HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]his War of Mine, ngay thời điểm công bố nếu không có sự kiện hai thành viên của nhóm phát triển The Witcher 3 tuyên bố gia nhập 11 Bit Studios, thì có lẽ sẽ không ai để ý đến.
Một phần cũng vì 11 Bit Studios hầu như không mấy tiếng tăm, họ chỉ được biết đến nhờ loạt game chiến thuật công trụ thú vị – Anomaly, và ở mặt khác, bản thân This War of Mine cũng gần như bưng bít mọi thông tin.
Thế mà trong đợt thử nghiệm vừa qua dành cho báo giới, This War of Mine đã làm “nổ tung” bầu không khí im lặng và lộ ra bản chất vô cùng thú vị của mình!
Với sự hỗ trợ của 11 Bit Studios, Vietgame.asia đã có dịp tham gia vào đợt thử nghiệm kể trên. Khám phá ra vì sao This War of Mine, theo Vietgame.asia dự đoán sẽ đạt rất nhiều điểm số cao khi ra mắt chính thức, cuốn hút báo giới đến vậy.
- Sản xuất: 11 Bit Studios
- Phát hành: 11 Bit Studios
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: Chưa biết
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: Chưa biết
Không có thông tin[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. CÁI LẠ TRONG BỐI CẢNH QUEN THUỘC[/su_heading]Một góc phố hoang tàn, đổ nát. Những chiến binh chạy trên đường bên cạnh xe thiết giáp, và rồi đụng độ nổ ra. Có máu, có lửa và cả cái chết.
Ở một góc tối khác là những con người đang co cụm lại với nhau đầy sợ hãi…
Trong cuộc chiến, không phải ai cũng là người lính…Đó là đoạn trailer bật mí về nội dung bí ẩn của This War of Mine. Vậy là chúng ta sẽ có một game hành động lấy đề tài chiến tranh như Call of Duty hay Battlefield? Người chơi sẽ tham gia vào phe nào? Có những loại khí tài nào hiện diện?
Rất, rất nhiều dự đoán đặt ra nhưng… tất cả đều trật lất![su_quote]Mục tiêu của chúng tôi không phải là làm game chiến tranh như bạn từng biết, từng nghĩ, mà là chuyển hóa chiến tranh dưới góc nhìn của những con người bình thường đã sinh tồn và vượt qua nó.” – Pawel Miechowski[/su_quote]Chính khung cảnh cuối trailer và câu nói “Trong cuộc chiến, không phải ai cũng là người lính” đã bật mí về nội dung game: những người dân bình thường bị kẹt giữa làn “mưa bom, bão đạn” của các phe tham chiến, và họ, bằng cách nào đó phải sinh tồn trong thế giới đầy khắc nghiệt.
Đó chính là một bất ngờ rất lớn mà This War of Mine lộ ra, trái ngược hoàn toàn với những phỏng đoán ban đầu.Một cái lạ nằm ẩn trong một mô-típ quen thuộc.
“Mục tiêu của chúng tôi không phải là làm game chiến tranh như bạn từng biết, từng nghĩ, mà là chuyển hóa chiến tranh dưới góc nhìn của những con người bình thường đã sinh tồn và vượt qua nó.” Pawel Miechowski, tác giả kịch bản game cho hay.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. SINH TỒN TRONG THẾ GIỚI KHẮC NGHIỆT![/su_heading]Thường khi nhắc đến game hành động sinh tồn, chúng ta sẽ tưởng tượng ngay những bối cảnh như hậu tận thế (post-apocalyptic), đại dịch xác sống tràn lan (zombie) hay được quẳng vào một thế giới hoang dã, xa xăm viễn tưởng nào đấy.
This War of Mine ngược lại, mang người ta đến với thực tế, với những gì đang xảy ra trên thế giới hiện nay: cảnh sống của những con người bị kềm kẹp giữa vòng xoáy xung đột của chiến tranh.[su_quote]This War of Mine ngược lại, mang người ta đến với thực tế, với những gì đang xảy ra trên thế giới hiện nay: cảnh sống của những con người bị kềm kẹp giữa vòng xoáy xung đột của chiến tranh[/su_quote]This War of Mine bắt đầu bằng một nhóm nhân vật sống trong một ngôi nhà đổ nát. Bạn sẽ phải xoay sở cho cuộc sống chật vật không biết ngày mai ra sao của nhóm người này khi đối mặt với những điều hết sức cơ bản của con người: nơi ăn, chốn ở, ngủ nghỉ, nhu cầu giải trí, thuốc thang, v.v.
Tất cả nhu cầu đều kể trên cần đến các vật liệu như gỗ, sắt, nước, đường, v.v. những thứ vô cùng dễ kiếm ở thời bình nhưng dễ gì có được trong thời chiến và nguy hiểm lại rình rập như dao kề cổ mỗi ngày, không chỉ từ đạn lạc, từ những kẻ cướp cùng đường mà còn đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt và những cơn bệnh quái ác![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]3. THÁCH THỨC TÀI QUẢN LÝ[/su_heading]Diễn biến This War of Mine được chia thành từng ngày, mỗi ngày gồm hai giai đoạn và cũng hết sức thực tế với chúng ta: ngày và đêm. Mỗi khoảnh khắc trôi qua trong game là 10 phút.
Ban ngày người chơi phải lay hoay “vật lộn” với bài toán sinh tồn: ưu tiên làm cái gì? Vì tài nguyên vật liệu rất hạn hẹp.Đó có thể là nâng cấp lò sưởi, xây bếp ăn, làm giường ngủ, nghe ngóng đài radio hay tạo máy chế biến công cụ, v.v.
Sau khi phân đầu việc sẽ tới vấn đề nhân sự. Mỗi nhân vật sẽ có một biệt tài riêng. Chẳng hạn Katia có tài giao dịch với những tay buôn đồ, Marko có kỹ năng tìm đồ ngon hay Boris có thể mang vác nhiều, v.v.
Ngoài ra, người chơi còn phải chú ý sắp xếp các vấn đề như ai sẽ được dùng thuốc, bao nhiêu khẩu phần ăn phải làm sẵn, ai sẽ nghỉ ngơi, ai sẽ làm việc… Khá là đau đầu mà thú vị cũng không kém! [su_quote]người chơi phải lay hoay “vật lộn” với bài toán sinh tồn: ưu tiên làm cái gì? Vì tài nguyên vật liệu rất hạn hẹp[/su_quote]Ban đêm, This War of Mine sẽ chuyển sang một phần chơi thú vị: đi săn đồ. Đây chính là phần hết sức quan trọng của This War of Mine, vì nó sẽ quyết định cuộc chơi của bạn sẽ kéo dài thế nào.
Người chơi lại tiếp tục với bài toán quản lý: ai sẽ ngủ (trên giường hay nằm đất), ai sẽ canh gác, ai sẽ là người đi săn đồ. Sau đó là chọn địa điểm thích hợp và những thứ cần mang theo.
Cuộc đi săn sẽ “làm khó” người chơi ở chỗ: có quá nhiều thứ để mang về trong khi việc mang vác có giới hạn, có nên mang vũ khí hay công cụ hay không, nên hành động lén lút và chuồn êm hay làm “Rambo” và gặp nhiều rủi ro…[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]4. YẾU TỐ NGẪU NHIÊN[/su_heading]This War of Mine chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên làm cho lối chơi thêm thú vị, bất ngờ.
Chẳng hạn, tuyến nhân vật mỗi lần chơi sẽ khác nhau. Mỗi nhân vật lại có những sở trường khác nhau. Thi thoảng, sẽ có những nhân vật “không mời mà tới” với đủ lý do, lý chấu mà bạn phải quyết định: nên làm gì với họ?Thời tiết This War of Mine cũng thay đổi bất kỳ, có lúc mưa, có lúc tuyết rơi dữ dội làm ảnh hưởng chiến thuật sinh tồn của người chơi.
Mỗi khi đi săn đồ về, sẽ có những thông báo rất “đau tim” như nhà vừa bị cướp, nhân vật A bị thương nặng, nhân vật B bị bệnh đang cần thuốc gấp, v.v.[su_quote]This War of Mine chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên làm cho lối chơi thêm thú vị, bất ngờ[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]5. PHONG CÁCH ĐỒ HỌA ĐỘC ĐÁO![/su_heading][su_quote]Tổng thể hình ảnh This War of Mine tạo cho người chơi cảm giác như đang xem một cuốn truyện tranh[/su_quote]This War of Mine có đồ họa 2D dạng đi cảnh ngang (side-scrolling). Game dùng thủ pháp hiệu ứng bút chì cho tổng thể hình ảnh, với tông màu và các nét vẽ khá giống với một game hành động (lấy đề tài về zombie): Deadlight.
Tổng thể hình ảnh This War of Mine tạo cho người chơi cảm giác như đang xem một cuốn truyện tranh hay đang xem một quyển sổ vẽ phác thảo bằng tay của một họa sĩ vậy.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KHI NÀO RA MẮT?[/su_heading]Hiện tại This War of Mine đã có mặt trên Steam. Tuy nhiên, game vẫn chưa cho phép đặt mua, chưa biết giá bán, không cho chơi thử (Early Access) và ngày phát hành chỉ đơn giản là: sẽ sớm ra mắt (theo một số nguồn tin, có khả năng là trong tháng 11 sắp tới đây).
Nhưng với những gì đã thể hiện qua phiên thử nghiệm dành cho giới truyền thông game, Vietgame.asia tin chắc This War of Mine chắc chắc sẽ mang về những điểm số cao ngút trời khi ra mắt bởi một lối chơi: lạ, độc và thử thách![su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.11bitstudios.com/games/16/this-war-of-mine”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.facebook.com/thiswarofmine”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://twitter.com/11bitstudios”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/282070/”][/su_icon_panel] [su_divider]