BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢTừ trước đến nay, videogame vẫn luôn là một thú giải trí vĩ đại, chiếm lĩnh được tình cảm của vô số người hâm mộ trên thế giới. Do đó, không có gì lạ khi một năm thường diễn ra rất nhiều sự kiện và hội chợ triển lãm game, từ quy mô toàn cầu như E3, Gamescom… cho đến đại diện khu vực như Gamestart, Tokyo Game Show…
Trong số đó, thậm chí có những hội chợ đặc biệt chỉ do độc một hãng game tự tổ chức và trình diễn, vì họ có tiềm lực và danh tiếng mạnh, chẳng hạn như BlizzCon. Là hội chợ lớn hàng năm thường diễn ra vào quý 4, BlizzCon có thể xem là “thiên đường hạ giới” cho các fan của game đến từ Blizzard như Starcraft, Diablo, World of Warcraft, Hearthstone, Heroes of the Storm, Overwatch…
BlizzCon 2016 này đánh dấu hai mốc thời gian quan trọng nhất của Blizzard: 25 năm thành lập công ty, và cũng là kỳ hội chợ BlizzCon lần thứ 10. Sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp trong các ngày 4 – 5.11.2016, và fan của Blizzard nói riêng cũng như cộng đồng game toàn cầu nói chung đã nhận được rất nhiều thông tin đáng giá, báo hiệu một năm mới đầy thành tựu của Blizzard.
Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia điểm qua 7 sự kiện nổi bật tại BlizzCon 2016 qua bài viết sau đây![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. Allen Adham quay trở lại chiến tuyến của Blizzard[/su_heading]Khi nhắc đến những nhân vật đầu não của Blizzard Entertainment, người ta thường nghĩ ngay đến 2 cái tên: Mike Morhaime và Chris Metzen. Đây là những đại diện thường xuyên nhất của Blizzard trước công chúng và các đối tác làm ăn, đồng thời cũng là những nhà đồng sáng lập nên hãng game huyền thoại này từ những ngày đầu tiên.
Thế nhưng vẫn còn một nhân vật thứ 3 ít người biết tới, vì ông đã rời khỏi Blizzard từ năm 2004 vì lý do gia đình, đó chính là Allen Adham – trụ cột quan trọng của Blizzard trong những ngày đầu tiên khởi nghiệm. Ông chính là người chịu trách nhiệm mảng kinh doanh của Blizzard, đồng thời cũng là trưởng nhóm thiết kế của các tựa game huyền thoại như The Death and Return of Superman, Warcraft: Orc & Human, Warcraft 2, Diablo và Starcraft – và chính ông là người đã đặt những nền tảng đầu tiên cho World of Warcraft, trò chơi MMORPG hay nhất thế giới và có vòng đời lâu nhất hiện nay (hơn 10 năm).
Sau hơn 12 năm cách biệt, Allen Adham nay đã quay lại Blizzard với vai trò Phó Giám đốc (Senior Vice President), tuy nhiên đó chỉ là trên giấy tờ. Công việc thực sự của ông là kiến tạo ra những tựa game mới, khai mở một con đường mới cho Blizzard đi đến thành công to lớn hơn nữa. Có thể nói rằng, Allen Adham chính là huyền thoại sống của Blizzard Entertainment.[su_quote]Sau hơn 12 năm cách biệt, Allen Adham nay đã quay lại Blizzard với vai trò Phó Giám đốc (Senior Vice President)[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. Overwatch giới thiệu nhân vật thứ 22: Sombra[/su_heading]Tháng 5/2016 đánh dấu sự ra đời của Overwatch, một quả “bom tấn” mới của Blizzard ném thẳng vào cộng đồng eSport đang “đói game” trên toàn cầu. Với hệ thống PR hợp lý và bản thân sản phẩm tốt, Overwatch đã nhanh chóng soán ngôi “Vua eSports” tại Hàn Quốc và Trung Quốc của Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends) chỉ sau một tháng ra mắt.
Là một tựa game đặc sắc sử dụng cốt lõi FPS kết hợp với yếu tố chất tướng của MOBA, Overwatch mang lại cho người chơi những trải nghiệm vô cùng độc đáo. Tuy vậy, nhiều người dự đoán vòng đời của Overwatch sẽ không lâu, bởi vì game có quá ít nhân vật: chỉ vỏn vẹn 21 (so với các tựa eSports như DOTA2 và Liên Minh Huyền Thoại là hơn 130).
Nhận thấy được vấn đề này, Blizzard đã nhanh chóng tìm cách bổ sung thêm tướng trong khi vẫn giữ được tính cân bằng cho game. Vị tướng thứ 22 có tên Sombra sẽ sớm đến tay người chơi trong các bản cập nhận sau. Đây là một nhân vật đặc biệt có khả năng dịch chuyển tức thời (Blink) cũng như tàng hình, được thiết kế riêng cho các vai trò đột nhập và ám sát.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]3. Heroes of the Storm bổ sung tướng mới từ World of Warcraft[/su_heading]Từng là người nắm vị trí thứ 3 trong top 3 game MOBA thống trị thế giới, trong khi Liên Minh Huyền Thoại và DOTA2 hướng đến đại chúng toàn cầu thì Heroes of the Storm lại chỉ nhắm đến việc phục vụ cộng đồng người hâm mộ của Blizzard. Và đây có vẻ là một hướng đi sai lầm, bởi vì nhiều người chỉ trích rằng Heroes of the Storm có lối chơi quá đỗi “casual”, kém cân bằng, và chậm cập nhật.
Chính những vấn đề lớn này đã khiến Heroes of the Storm biến mất khỏi đấu trường eSport chuyên nghiệp, khi những đội tuyển Heroes of the Storm cuối cùng đã giải tán hồi đầu 2016 này. Hiện tại game vẫn vận hành, nhưng chỉ thuần túy là sân chơi cho những ai yêu thích các anh hùng đến từ thế giới của Warcraft, Starcraft và Diablo mà thôi.
Sắp tới đây, danh sách tướng của Heroes of the Storm sẽ được bổ sung thêm 2 nhân vật mới đến từ thế giới của World of Warcraft: Varian Wrynn và Ragnaros. Trong đó, Wrynn là một vị tướng khá đặc thù với lối chơi tùy biến giữa 2 dạng thuần túy phòng thủ kiểu trâu bò, và “một chiêu tất sát” kiểu sát thủ.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]4. Hearthstone chuẩn bị tung ra bản mở rộng mới “Mean Streets of Gadgetzan”[/su_heading]Trong số các hãng game lớn trên thế giới, có thể nói rằng Blizzard là một công ty rất đặc thù khi vẫn có thể ăn nên làm ra chỉ với 4 dòng game chính: Starcraft, Warcraft, Diablo và Overwatch. Nguyên nhân chính có lẽ vì hãng này rất khéo tận dụng sức hút của các dòng game chính để tạo ra các sản phẩm ngoại tuyến đầy hấp dẫn.
Chẳng hạn như với sự dung hợp thế giới của Diablo, Warcraft và Starcraft, Blizzard đã tạo nên tựa MOBA Heroes of the Storm. Hoặc, chỉ từ thế giới của Warcraft, mà nảy sinh ra hai sản phẩm “bom tấn” là MMORPG World of Warcraft và game đấu bài Hearthstone. Với cái tên đầy đủ là Hearthstone: Heroes of Warcraft, game ra mắt vào năm 2014 và nhanh chóng khiến thế giới bùng cháy khi qua mặt các đàn anh trong giới Trading Card Game khác như Yu-gi-oh’s và Magic the Gathering cả về mặt doanh số lẫn cộng đồng người chơi.
Với sức hút lớn như vậy, không có lý do gì để Blizzard không tiếp tục o bế “con gà đẻ trứng vàng” này cả. Mean Streets of Gadgetzan là bản mở rộng thứ 4 của Hearthstone và sẽ lấy bối cảnh tại thành phố thương mại Gadgetzan trong tựa game World of Warcraft. Phiên bản này không những giới thiệu các bộ bài mới, mà còn chỉnh sửa và cân bằng lại các chiến thuật hiện tại rất nhiều.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]5. Diablo được làm lại trên nền engine của Diablo 3[/su_heading]Tuy không phải là người khai sáng ra thể loại RPG chặt chém (hack ‘n’ slash), thế nhưng chắc chắn Diablo là tựa game xuất sắc nhất của dòng game này vào thời điểm nó ra đời. Tiếp nối thành công đó, Diablo 2 ra đời và cũng thu được danh tiếng không kém – cho đến khi Diablo 3 mang lại cho cộng đồng hâm mộ một sự thất vọng quá nặng nề với cốt truyện cụt ngủn và lối chơi hướng quá nhiều vào phần chơi mạng.
Tuy chửi thì chửi, nhưng cộng đồng vẫn đón nhận Diablo 3 ở một chừng mực nào đó – và Blizzard cảm thấy vậy là được nên họ không có động thái gì để thay đổi tình hình. Tuy vậy, việc một “tượng đài” một thuở của dòng RPG chặt chém nay đã bị hạ gục bởi các “đàn em” hùng mạnh khác như Torchlight 2 và Grim Dawn thật sự cũng hơi… khó chịu, vì vậy Blizzard sắp có một thao tác nho nhỏ để lấy lòng fan: làm lại Diablo trên nền Diablo 3.
Trước đây, cũng đã có fan làm lại Starcraft trên nền Starcraft 2 và đón nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ cộng đồng. Vì vậy, hy vọng rằng hàng “chính chủ” sẽ mang lại cho Blizzard một ấn tượng mới tốt đẹp hơn về dòng game RPG huyền thoại này. Được biết, Diablo “remake” thực ra là một dungeon 16 tầng với các quái vật và trùm từ Diablo. Đồ họa của phiên bản này sẽ được thiết kế dạng pixel “rỗ hạt” và hướng di chuyển của nhân vật sẽ bị khóa 8 hướng theo kiểu cũ.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]6. Diablo 3 giới thiệu lớp nhân vật Necromancer[/su_heading]Sau 4 năm trời dài đằng đẵng, sau cùng thì Blizzard cũng quyết định đưa thêm nhân vật mới vào Diablo 3. Vinh dự lần này thuộc về lớp nhân vật Necromancer – chức nghiệp được yêu thích nhất trong Diablo 2 với khả năng triệu tập ma xương và các loại bùa chú nguyền rủa đáng sợ. Tuy nhiên, các chuyên viên thiết kế của Blizzard sẽ phải đối mặt với một vấn đề rất lớn, đó là nếu nói về triệu tập “đồ đệ” và nguyền rủa kẻ địch, hiện tại Diablo 3 đã có chức nghiệp Witch Doctor làm tốt việc đó rồi.
Travis Day, trưởng nhóm thiết kế chịu trách nhiệm cho lớp Necromancer, cho biết họ sẽ tạo nên sự khác biệt trong ý tưởng gốc (concept) và lối chơi. Khác với Witch Doctor, Necromancer có thể triệu tập rất nhiều ma xương và tạo nên một binh đoàn nho nhỏ. Đồng thời, người chơi còn có thể ra lệnh cho từng con tấn công các mục tiêu riêng biệt. Tuy nhiên, Blizzard sẽ cố gắng không biến Necromancer thành một Starcraft 2 với việc lệ thuộc quá nặng vào kỹ năng micro điều quân.[su_quote]Khác với Witch Doctor, Necromancer có thể triệu tập rất nhiều ma xương và tạo nên một binh đoàn nho nhỏ[/su_quote] [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]7. Starcraft 2 sẽ có A.I “siêu khủng khiếp”[/su_heading]“Ngày mà máy móc thống trị loài người không còn xa nữa” có lẽ là thông điệp đáng sợ nhất gửi đến nhân loại sau khi Alpha GO – A.I của Google tạo ra đã đánh bại kỳ thủ cớ vây số một thế giới Lee Sedol với tỉ số 4 – 1 chóng mặt. Với khả năng học tập, thích ứng và tự tiến hóa, Alpha GO đã chứng tỏ một thế hệ A.I biết làm những thứ ngoài tầm được lập trình là có tồn tại.
Tại BlizzCon 2016 này, Mike Morhaime đã tuyên bố việc Blizzard đang hợp tác cùng Google DeepMind để tạo ra một hệ thống A.I mới cho Starcraft 2 với mục đích kiểm tra giới hạn thích ứng của một trí tuệ nhân tạo so với một tựa game yêu cầu tư duy – phản xạ nhanh là đến mức nào. Thay vì lập trình sẵn một cách cứng nhắc, A.I mới của Starcraft 2 sẽ biết quan sát các thao tác của người chơi và đưa ra các phản ứng thích đáng.
Ngoài ra, Starcraft 2 sẽ có thêm các nhiệm vụ mới và tướng mới cho chế độ chơi Co-op. Đồng thời chương 3 (và cũng là chương cuối) của bản mở rộng Nova Covert Ops cũng sẽ chính thức ra mắt vào ngày 22.11.2016.[su_divider]BlizzCon 2016 đã diễn ra với quy mô lớn hơn mọi năm và đã thành công tốt đẹp. Có rất nhiều sự kiện và thông tin quan trọng được Blizzard công bố tại hội chợ lần này, tuy nhiên trên đây là 7 điểm nhấn quan trọng nhất mà Vietgame.asia ghi chú lại để mang đến cho bạn đọc một cách cụ thể và cô đọng nhất. Vậy còn bạn thì sao? Bạn có ấn tượng với sự kiện nào nhất tại Blizzcon 2016? Hãy cho Vietgame.asia biết trong phần bình luận nhé!