[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME BANDAI NAMCO ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS4[/alert]“Tựa game RPG nhằm khám phá mục đích sống của bản thân” đây cũng là mô tả mà chính nhà phát triển đặt cho tựa game mới nhất của loạt game Tales of – Tales of Berseria của Bandai Namco Entertainment đến từ Nhật Bản, hứa hẹn một cuộc hành trình gian khổ và đáng nhớ trong thế giới đầy màu sắc nhưng ẩn chứa phía sau nó là hàng lớp những bí mật mà chỉ có bạn mới là người có thể khám phá.
Loạt game Tales of là một trong những “tượng đài” lớn của thể loại game nhập vai Nhật Bản, có thể được ví ngang hàng với Final Fantasy của Square Enix. Trải qua hơn 30 năm phát triển, dòng game Tales of này đã có riêng cho mình 16 bản game chính, chưa kể còn có những phần phụ bản khác.
Trong thời điểm hiện tại, khi mà thế giới đang đón nhận sự trỗi dậy của những “ông hoàng” khác của dòng game nhập vai Nhật Bản như Final Fantasy XV hay Persona 5, cái tên Tales of Berseria có vẻ nhận được ít sự quan tâm từ phía cộng đồng game thủ. Liệu tựa game này có thể tỏa sáng và tạo cho mình chỗ đứng riêng bên cạnh những đối thủ lớn kia? Hãy cùng Vietgame.asia tìm kiếm câu trả lời.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”121105, 120875″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
CỐT TRUYỆN TĂM TỐI
Câu chuyện của Tales of Berseria được đặt trong cùng thế giới với Tales of Zestiria (ra mắt năm 2015) nhưng cách xa trước đó vài thế kỷ. Tuy nhiên, trái ngược với màu sắc tươi sáng và đậm tính chính nghĩa của Tales of Zestiria thì cốt truyện của Tales of Berseria có phần tăm tối hơn hẳn, mang tính cá nhân và sặc mùi thù hận.
Mở đầu của Tales of Berseria tạo cảm giác rất vô cùng gần gũi. Bởi lẽ, thứ mà nhân vật chính – Velvet Crowe, quan tâm không phải là ước mơ giải cứu thế giới xa với, nó chỉ đơn giản là cuộc sống gia đình hạnh phúc bên người em trai Laphicet và ông anh rể Artorius Collbrande của cô ta. Tuy nhiên, sau khi trải qua hàng loạt biến cố và bi kịch, cuộc đời của Velvet rẽ qua một hướng khác mà hẳn bạn cũng phải bất ngờ khi chứng kiến sự thay đổi về mặt tâm lý của cô. Nhờ vào tính mạch lạc trong lối dẫn chuyện, người chơi sẽ dần hình thành sự đồng cảm trong việc thấu hiểu được nổi đau, cũng như lý do cho việc thay đổi con người của Velvet.[su_quote]cốt truyện của Tales of Berseria có phần tăm tối hơn hẳn, mang tính cá nhân và sặc mùi thù hận[/su_quote]Một điểm khá thú vị khi so sánh với các game nhập vai Nhật Bản khác, đó là dàn nhân vật trong Tales of Berseria có phần tương đối “lập dị”. Thông thường, nhóm nhân vật chính gồm những người có mối quan hệ thân thiết nhau, cùng có một mục đích chung vì chính nghĩa hoặc là những “tinh anh” thần bí. Tuy nhiên, Tales of Berseria lại đi ngược với mô típ ấy, Velvet và đồng đội của cô không phải là những anh hùng hay dân lương thiện gì cả. Mỗi nhân vật trong nhóm đều là những “phản anh hùng”, hay còn được gọi là thành phần “bất hảo” của xã hội. Bọn họ đến với nhau không phải vì có chung mục đích, tất cả đều được liên kết bởi sự lạm dụng khả năng của đối phương để đạt được mục tiêu cá nhân.
Tưởng chừng chính những khác biệt về mặt bối cảnh, kẻ thù và mục tiêu của các nhân vật trong làm mất tính liền mạch trong cốt truyện của Tales of Berseria. Tuy nhiên, mọi thứ lại liên kết với nhau một cách hài hòa. Thoạt đầu, người chơi sẽ luôn đặt ra câu hỏi “nhân vật này mục đích là gì?”, “tại sao lại giúp tôi?” và “liệu tôi có nên tin hắn không?”. Càng gắn bó lâu dài, mối liên hệ giữa các nhân vật sẽ được phát sinh và gắn kết họ với nhau, rồi sau khi xâu chuỗi lại mọi thứ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra một mối ràng buộc giữa những thành viên trong nhóm.Tính cách của nhân vật được nhà phát triển thể hiện rất có chiều sâu. Điển hình như ở cô nàng Velvet luôn có một sư lạnh lùng đến mức đáng sợ khi cô đối diện với kẻ thù hay đề cập đến mục đích trả thù của mình, nhưng lại trở nên dịu dàng “nữ tính” mỗi lúc đối xử với cậu nhóc Laphicet. Mặc dù nhân vật chính của Tales of Berseria là nữ, nhưng nhờ tính cách đặc biệt của mình, người chơi cảm thấy cô không hề yếu đuối, thậm chí còn toát lên một vẻ cứng rắn hơn những nhân vật nam khác.
Trong suốt cuộc hành trình của Velvet, người chơi luôn bị giằng co giữa hai lối suy nghĩ: Liệu có thể thông cảm cho sự thù hận đến mức mù quán của Velvet, hay nên ủng hộ cho sự cứng rắn đáng sợ của phe đối lập – những kẻ tự xưng là phe chính nghĩa, sẵn sàng vượt qua những rào cản của cảm xúc để thực hiện một mục đích cao cả? Và đó cũng là thông điệp mà nhà phát triển muốn gửi gắm vào nội dung chính của Tales of Berseria: cuộc chiến giữa lý trí và tình cảm.[su_divider]
THẾ GIỚI RỘNG LỚN
Cần phải xác định rằng Tales of Berseria không phải là game thế giới mở. Chính vì thế, quy mô của bản đồ trong Tales of Berseria không đến mức để người chơi thoải mái “chạy rông” dọc các thành phố và ngôi làng. Tuy nhiên, những khu vực mở (rừng rậm, hầm ngục,…) lại đủ lớn để người chơi tự do khám phá mà không cảm thấy gò bó. Không chỉ dừng lại ở việc chạy tới chạy lui xung quanh bản đồ để tiêu diệt lũ quái vật lấy kinh nghiệm, mà bạn còn sẽ phải mò mẫm từng ngóc ngách để kiếm các thùng đựng kho báu chứa đựng những vật phẩm quý giá. Ngoài ra, những câu đố trong các hầm ngục lớn cũng tương đối nhiều, mặc dù không phải ở mức độ thử thách, nhưng cũng có thể khiến bạn cau mày suy nghĩ.
Vì Tales of Berseria đi theo thể loại nhập vai, hệ thống trang bị nâng cấp cho nhân vật là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Số lượng vật phẩm trong game có thể lên đến hàng trăm bao gồm nhiêu loại khác nhau như: vũ khí, giáp, dày, phụ kiện….Mỗi trang bị sẽ có một kỹ năng gia tăng sức mạnh được gọi là Mastery Skill, người chơi sẽ có thể “học” những kỹ năng này sau một số lượng trận đấu sử dụng trang bị nhất định, có thể hiểu nôm na đây là một hình thức “luyện kỹ năng”. Thêm vào đó, những trang bị cùng loại lại có những thế mạnh yếu khác nhau. Chính vì sự đa dạng của nó, quyết định chọn lựa nên bỏ món nào và giữ món nào thực sự là một công việc “cân não” trong quá trình chơi game.
Chưa kể, ngoài các trang bị chỉ số cho nhân vật, còn có một loại nữa gọi là trang phục (costume) với đủ loại, đủ hình dạng, những món đồ này thật ra chỉ có tác dụng trang trí cho các nhân vật. Trang phục có thể sưu tập thêm thông qua việc tìm kiếm những chú mèo Katz trên đường đi hoặc đổi điểm thưởng từ những trò chơi phụ (minigame) tại các thành phố.[su_quote]Vì Tales of Berseria đi theo thể loại nhập vai, hệ thống trang bị nâng cấp cho nhân vật là một yếu tố cực kỳ quan trọng[/su_quote]Chưa kể, ngoài các trang bị chỉ số cho nhân vật, còn có một loại nữa gọi là trang phục (costume) với đủ loại, đủ hình dạng, những món đồ này thật ra chỉ vật phẩm trang trí cho các nhân vật. Những trang phục có thể sưu tập thêm thông qua việc tìm kiếm những chú mèo Katz trên đường đi hoặc đổi điểm thưởng từ những trò chơi minigame tại các thành phố.[su_divider]
CƠ CHẾ CHIẾN ĐẤU TUYỆT VỜI
Vẫn giữ nguyên cơ chế chiến đấu đặc trưng của dòng game Tales of, cơ chế chiến đấu mang tên Linear Motion Battle cho phép người chơi thoải mái điểu khiển nhân vật trong khu vực chiến đấu nhất định. Tuy nhiên, ở Tales of Berseria, cơ chế này có một số cải tiến mới, tạo nên tính liền mạch và có sức hút hơn.
Hệ thống Soul Gauge (SG) thật ra vẫn mang vóc dáng của thanh SP ở Tales of Zestiria. Số lượng “soul” trong Soul Gauge sẽ quyết định số đòn đánh, chiêu thức cũng như mức độ hành động của bạn trong quá trình chiến đấu. Để gia tăng số lượng soul này, bạn phải thỏa mãn những điều kiện nhất định ví dụ khiến đối thủ bị choáng, hay đỡ được một đòn đánh. Ngược lại, bạn cũng có thể bị mất soul nếu hứng chịu phải những điều kiện tương tự. Khi lượng soul gia tăng trên 2 điểm, người chơi có thể thi triển một loạn đòn đánh liên hoàn được gọi là Break Soul với sức mạnh kinh khủng. Chính cơ chế soul gauge cùng với việc cướp và mất soul như trên tạo điều kiện để người chơi có thể chủ động đưa ra chiến thuật rõ ràng hơn trong lúc chiến đấu. Ngoài ra, cơ chế gán đòn đánh vào phím ở Tales of Berseria có phần được cải tiến hơn rất nhiều so với Tales of Zestiria. Điều này giúp rất nhiều cho người chơi dễ dàng lựa chọn chiêu thức cũng như ra đòn.
Để thay đổi cục diện trận đấu, các nhân vật còn được cung cấp một hệ thống nữa gọi là Blast Gauge (BG) dùng để đi thi triển tuyệt chiêu cuối và cũng là thứ giúp bạn thay đổi nhân vật giữa đội hình chính và phụ trong những lúc cần thiết.
Ngoài việc kiểm soát một cách hiệu quả SG và BG của mình, kết quả thắng thua của trận chiến còn phụ thuộc vào việc bạn đưa ra chiến thuật động cho các nhân vật khác như thế nào, hoặc sử dụng họ như thế nào cho hiệu quả. Bởi vì, bạn sẽ không chỉ được điều khiển độc nhất mỗi cô nàng Velvet, mà sẽ có đến 3 nhân vật khác nữa trong đội hình chính và 2 nhân vật trong đội hình phụ cho bạn tự do giành quyền điều khiển.
Còn nhớ khi Tales of Zestiria ra mắt, mặc dù nhận được nhiều lời khen từ phía người chơi, nhưng có một khuyết điểm mà tựa game này phải hứng chịu đó chính là vấn đề về góc quay (camera) trong quá trận chiến. Cụ thể hơn, trong quá trình chiến đấu, góc quay thường “vô tình” hướng vào những điểm mù, khiến người chơi không thể quan sát được diễn biến của các nhân vật cũng như kẻ địch. Đặc biệt là đối với chế độ chơi cộng tác (co-op), lỗi này còn trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một lời khen giành cho đội ngũ phát triển game khi mà ở bản Tales of Berseria này, người chơi hoàn toàn có thể điều khiển góc quay theo ý mình, dễ dàng quan sát trận đấu hơn. Một tín hiệu đáng mừng cho những ai đam mê chiến đấu cùng với đồng đội của mình thông qua hệ thống co-op.[su_quote]Tuy nhiên, nếu bạn đã làm quen với chúng và sử dụng thành thạo, việc “lướt nút” trong lúc đánh đấm sẽ đem lại cảm giác cực kỳ sướng tay.[/su_quote]Với hàng loạt tính năng kể trên, hẳn bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều thứ để kiểm soát trong quá trình chiến đấu của Tales of Berseria. Nếu bạn đã làm quen với chúng và sử dụng thành thạo, việc “lướt nút” trong lúc đánh đấm sẽ đem lại cảm giác cực kỳ sướng tay.
Thật khó để bỏ qua một điểm đặc biệt tuy không phải là độc nhất của Tales of Berseria nhưng cũng đủ giúp trải nghiệm tựa game của bạn được gia tăng đáng kể, đó chính là chế độ chơi hỗ trợ lên tới 4 người chơi một lúc, mỗi người một nhân vật khác nhau. Mặc dù không thể kết nối qua mạng và những người chơi khác chỉ có thể điều khiển khi bắt đầu trận đấu, nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ gia tăng tính giải trí cho tựa game. Giờ đây, bạn với những “chiến hữu” của mình có thể lợi dụng tính năng này để tạo nên những trận chiến đầy kịch tính.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM KHÔNG ĐÁNG CÓ
Mặc dù giải quyết một số vấn đề về mặt góc quay, cốt truyện, nhưng Tales of Berseria vẫn còn đó những điểm xấu mà thật sự không hề đáng có để khiến cho tựa game trở nên hoàn hảo hơn.
Như đã đề cập ở trên, hệ thống trang bị của Tales of Berseria tương đối đồ sộ, mỗi trang bị có những hiệu ứng, sức mạnh riêng biệt. Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng đó cùng với sự bất hợp lý trong tỷ lệ rớt đồ mà người chơi có thể dễ dàng kiếm được hàng tá trang bị mới với chỉ số mạnh hơn ngay khi chưa kịp mở khóa Mastery Skill của trang bị đang đeo. Bởi vì để luyện cho xong một trang bị, bạn phải sử dụng chúng qua hàng chục, thậm chí là cả trăm trận đấu. Chính vì tình trạng này mà đôi lần, người chơi rất dễ rơi vào tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” trong việc lựa chọn trang bị phù hợp.
Nếu bạn lựa chọn trải nghiệm Tales of Berseria với giọng lồng tiếng là Nhật, thì xin chúc mừng, đó là một lựa chọn cực kỳ sáng suốt. Bởi vì khi so sánh giọng Nhật với giọng lồng tiếng bằng tiếng Anh thì có thể nói là “một trời một vực”. Trong khi tiếng Nhật được lồng tiếng cực kỳ tỉ mỉ và truyền cảm, thì tiếng Anh như muốn… ru ngủ cho người chơi. Chất giọng đều đều, không cảm xúc đến mức người viết như muốn thoát ngay trò chơi sau khi lần đầu chọn nhầm tiếng Anh cho việc lồng tiếng.
Cuối cùng chính là phần đồ họa còn hơi “lạc hậu” của Tales of Berseria. Có lẽ do tựa game này được phát triển cho PS3 nên chính vì thế, nhà phát hành phải điều chỉnh lại sao cho phù hợp với cấu hình cho phù hợp với hệ máy này. Tuy rằng phiên bản Tales of Berseria trên PC và PS4 có chỉnh sửa lại đôi chút như nâng cấp về độ phân giải, khử răng cưa, hệ thống tương phản cho ánh sáng hay nâng mức số khung hình trên một giây lên 60, song nếu nhìn một cách tổng quát thì không có nhiều sự thay đổi. Nhưng cũng chính vì thế, việc vận hành trên hai hệ máy PC và PS4 cũng trở nên mượt mà hơn và đặc biệt là đòi hỏi phần cứng không quá khắt khe trên phiên bản PC.[su_quote]Tales of Berseria vẫn còn đó những điểm xấu mà thật sự không hề đáng có để khiến cho tựa game trở nên hoàn hảo hơn.[/su_quote][su_divider]
- Sản xuất: BANDAI NAMCO Studios Inc.
- Phát hành: BANDAI NAMCO Entertainment
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 27/1/2017
- Hệ máy: PC | PS4
[su_note note_color=”#00ccff”]
[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]
49.99 USD
[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.bandainamcoent.eu/product/tales-of-berseria/playstation-4″][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/BandaiNamcoUS/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/BandaiNamcoUS”][/su_icon_panel]