[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC QUANTUMSQUID INTERACTIVE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Khi đề cập đến cụm từ “game thủ”, người viết muốn nhấn mạnh đến tầng lớp chơi game gạo cội “hardcore” thứ thiệt, vốn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong 8 tỷ dân số trên thế giới. Khác với phần lớn người chơi “casual”, vốn chơi game chỉ để giải trí thoải mái – “game thủ” hardcore lại tìm kiếm sự thử thách tột độ đến từ những dạng game khó nhằn, kén người chơi – chẳng hạn như Rogue-like.
Vậy, Rogue-like là gì? Nó không phải là một dạng game, mà cụ thể hơn, Rogue-like là một mô thức thể hiện game khá đặc thù, một thủ pháp thường thấy ở các studio nhỏ, độc lập. Lý do chính, bởi lẽ Rogue-like là từ chỉ các tựa game có kết cấu ngẫu nhiên từ màn chơi, sự kiện, tổ hợp… Mỗi lần chơi lại, người chơi phải đối mặt với một cấu trúc mới lạ hoàn toàn. Dĩ nhiên, với đặc thù này, game Rogue-like rất hiếm khi có cốt truyện, cũng như tính cân bằng không ổn định cho lắm (ví dụ ngay ải đầu gặp con trùm cuối, trong khi người chơi chỉ mặc độc một cái quần xịp và khúc củi trên tay).
Đến từ QuantumSquid Interactive, Pylon: Rogue là một nỗ lực của hãng trong việc dung hợp mô thức Rogue-like với dạng game nhập vai – hành động kinh điển. Ngay từ những giờ đầu ra mắt, Pylon: Rogue đã nhận được khá nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng game thủ trên Steam. Vậy, Pylon: Rogue sở hữu những tố chất gì mà đáng được ngợi khen như vậy? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau đây.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”133378, 133531″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi hành động kịch tính
Chọn cho mình mô thức Rogue-like, Pylon: Rogue mang người chơi đến với một thế giới hư ảo thần thoại, nơi chỉ có những thử thách khó khăn tột bậc được tạo ra nhằm vinh danh những người hùng thực thụ. Với kết cấu Rogue-like, mỗi lần chơi lại, người chơi sẽ được đưa đến một bản đồ thế giới với chủ đề (rừng rậm, sa mạc, hầm mộ…) và bố cục đường lối hoàn toàn khác nhau.
Trên bản đồ thế giới đó là những ngả rẽ với từng chốt chặn sự kiện: chúng có thể là rương kho báu, cửa hàng, hoặc ải tử thần – mọi thứ sẽ được kiến tạo hoàn toàn ngẫu nhiên nhằm mang lại cho người chơi những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt mỗi lần chơi mới.
Pylon: Rogue mang đến cho người chơi 4 nhân vật với chức nghiệp và lối đánh hoàn toàn khác nhau: Paladin với khả năng công thủ toàn diện, thích hợp với người mới chơi. Stone Golem “trâu chó” cục súc, thích hợp cho dạng người chơi thích làm hơn nói. Archer với những mũi tên thần sầu và lượng máu cực thấp có lẽ sẽ phù hợp hơn với những “cao thủ” đã quen lả lướt với những kỹ thuật “thả diều”, “hit-and-run” vi diệu. Và Assassin chỉ có thể mở khóa khi người chơi đã “về nước” tối thiểu một lần – nhân vật này được mệnh danh là “đại bác thủy tinh” với đặc thù dồn sát thương cực khủng, nhưng bản thân cũng cực kỳ “nhớt”.[su_quote]Với kết cấu Rogue-like, mỗi lần chơi lại, người chơi sẽ được đưa đến một bản đồ thế giới với chủ đề (rừng rậm, sa mạc, hầm mộ…) và bố cục đường lối hoàn toàn khác nhau[/su_quote]Điều thú vị, đó là mỗi nhân vật lại có những tổ hợp vũ khí + kỹ năng khác nhau, chẳng hạn như Paladin có thể đánh kiếm + khiên, hai tay hai khiên, hoặc rìu lưỡng thủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phong cách chiến đấu và lối chơi, khiến cho tuy chỉ có 4 lớp nhân vật, nhưng người chơi sẽ có những trải nghiệm rất khác biệt và đa dạng.
Hệ thống chiến đấu của Pylon: Rogue cũng khá đơn giản và dễ nắm bắt. Mỗi nhân vật có một kỹ năng đánh thường, một chiêu phòng thủ (đỡ đòn hoặc lướt/ nhảy né), và một chiêu cuối. Người chơi sẽ phải vừa chiến đấu, vừa di chuyển hợp lý để tránh né và lựa thời cơ tung chiêu cuối sao cho hiệu quả nhất. Với đặc thù của mỗi ải như “sinh tử đài”, người chơi sẽ có những khoảng thời gian hành động thật sự kịch tính, khi số lượng kẻ địch càng lúc càng đông với các kiểu tấn công đa dạng, trong khi các vật phẩm hồi máu tồn tại rất ít. Có thể nói, với Pylon: Rogue mà chơi băm bổ chặt chém mù quáng kiểu Diablo thì chắc chắn số lần màn hình xám màu của người chơi sẽ nhiều hơn cả… cát trên sa mạc.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Đồ họa tối ưu kém
Thoạt nhìn qua, Pylon: Rogue có thể khiến một số người chơi “nhẹ dạ” ấn tượng vì đồ họa 3D “có vẻ” khá bắt mắt. Các mô hình nhân vật chi tiết cũng “same same” game thời thượng như Liên Minh Huyền Thoại cùng các hiệu ứng cháy nổ “hoành tá tràng” có thể chiếm cảm tình của người chơi trong một thời gian ngắn – cho đến khi họ sực nhớ rằng Pylon: Rogue là sản phẩm đến từ một hãng game indie.
Chúng ta nên nhớ rằng hãng indie dù có thực lực cao đến mấy, thì về mặt tài chính và công nghệ họ vẫn có chỗ bị hạn chế, do phải tự lực cánh sinh chứ không phải được các “anh lớn” bơm tiền vô hạn. Chính vì vậy, đồ họa luôn luôn là điểm yếu chí mạng của các hãng indie – đến nỗi phần lớn họ đều chọn con đường đồ họa 2D để mang đến cho người chơi sản phẩm tốt nhất trong giới hạn khả năng của mình.
Trong trường hợp của Pylon: Rogue, thì thực sự Quantumsquid Interactive cũng đã làm hết khả năng của mình, nhưng kết quả không thực sự làm người ta ấn tượng. Khi nhìn kỹ hơn, mức độ “mịn” của các mô hình nhân vật trong Pylon: Rogue khá kém, chỉ khá hơn các mô hình “low-polygon” năm 2000 một chút. Nhưng điểm yếu thực sự lại đến từ cảnh nền và môi trường, với mức độ chi tiết cực thấp, màu sắc giả tạo, và bố cục sơ sài.[su_quote]Có thể nói rằng mô hình nhân vật, cảnh nền, quái vật và các hiệu ứng chiến đấu trong Pylon: Rogue chẳng hề ăn nhập gì với nhau cả[/su_quote]Có thể nói rằng mô hình nhân vật, cảnh nền, quái vật và các hiệu ứng chiến đấu trong Pylon: Rogue chẳng hề ăn nhập gì với nhau cả. Chúng được lắp ghép khá rời rạc, và còn phải lạm dụng rất nhiều đến các hiệu ứng Blur (làm mờ) và Bloom (tỏa sáng) để che giấu đi bớt những điểm yếu – tuy nhiên ngay cả động tác này cũng không mang lại nhiều kết quả cho lắm.
Ngoài ra, cấu hình của Pylon: Rogue còn mắc phải một khuyết điểm cực lớn, đó là tối ưu tài nguyên quá tệ – cỗ PC của người viết vốn tự tin là cũng thuộc vào hàng “chơi game không thèm nhìn cấu hình”, mà cũng chỉ có thể “lê lết” ở mức 12 – 15 FPS khi đẩy tối đa các tinh chỉnh đồ họa trong Pylon: Rogue. Thậm chí, khi để ở tùy chọn trung bình, mức khung hình cũng chỉ trồi sụt ở 30 FPS – một con số quá kém ấn tượng so với mức độ hình ảnh “năm 2000” của Pylon: Rogue.[su_divider]
Độ khó quá cao
Dẫu biết Rogue-like từ lâu đã được liệt kê vào hàng game “hạng nặng”, chỉ dành cho dân hardcore chuyên trị, thế nhưng với Pylon: Rogue thì mọi thứ còn được đẩy lên đến tận… vài ba bậc. Vấn đề lớn nhất có thể phát sinh ở khâu cân bằng game của Pylon: Rogue – khi mà lượng sát thương của các nhân vật không thật sự đủ để có thể kế thúc được bọn quái vật vốn khá “trâu” và đông đảo.
Mỗi ải trong Pylon: Rogue lại bao gồm nhiều đợt sóng quái vật đa hình đa dạng, xuất phát từ nhiều nơi – đã vậy, sự khan hiếm về vật phẩm hồi máu càng làm tình hình thêm tồi tệ. Dù rất tập trung chiến đấu và tránh né, nhưng số lượng kẻ địch quá đông và những đợt tấn công liên tiếp như vũ bão của chúng vẫn sẽ khiến người chơi mất máu. Do đó, việc qua được một ải trong Pylon: Rogue là không hề dễ dàng – huống chi một “nút chặn” trên bản đồ bao gồm đến… gần chục ải, với độ khó tăng dần.[su_quote]Dù rất tập trung chiến đấu và tránh né, nhưng số lượng kẻ địch quá đông và những đợt tấn công liên tiếp như vũ bão của chúng vẫn sẽ khiến người chơi mất máu[/su_quote]Tuy Pylon: Rogue cũng có yếu tố nhập vai, khi cuối mỗi ải trong các rương phần thưởng thường cho vũ khí/ trang bị khá “xịn” – thế nhưng chúng cũng chỉ có tính chất ngẫu nhiên và cũng không thật sự khiến người chơi đủ “bạo thăng công lực” nhiều. Đặc biệt với tính chất Rogue-like của mình, cứ mỗi khi chết là người chơi phải bắt đầu lại từ đầu và… mất sạch các món đồ tìm được trong lượt chơi trước, càng làm cái khó chồng thêm khó.
Sau cùng, như đã đề cập ở trên, mỗi nhân vật trong Pylon: Rogue có đến 3, 4 “biến thể” khác nhau nhưng phần lớn chúng đều bị khóa, và chỉ được mở khóa khi người chơi đã qua được các màn chỉ định. Chuyện này nói dễ không dễ, nói khó không khó, nhưng với đặc thù độ khó quá cao như thế này, việc đặt ra các điều kiện thử thách này chỉ tổ khiến người chơi thêm nản lòng – bởi lẽ các “biến thể” được mở khóa chỉ mang lại sự khác biệt, chứ chúng không mạnh hơn để khiến người chơi có cảm giác được “tưởng thưởng” sau khi hoàn thành một nhiệm vụ khó được.[su_divider]
- Sản xuất: QuantumSquid Interactive
- Phát hành: QuantumSquid Interactive
- Thể loại: Hành động | Nhập vai
- Ngày ra mắt: 22/09/2017
- Hệ máy: PC
- OS: 64-bit Windows 7 and Above
- Processor: Intel or AMD Dual-Core 2.0GHz
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: NVIDIA GeForce 260 GTX or AMD Radeon HD 5770 or higher
- DirectX: Version 9.0c
- Storage: 4 GB available space
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.quantumsquid.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/quantumsquid”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/QuantumSquidDev”][/su_icon_panel]