Transistor – Sau khi thành công với trò chơi Bastion, hãng Supergiant Games tiếp tục tung sản phẩm tiếp theo của mình với tên gọi Transistor.
Tương tự như Bastion, Transistor mang trên mình phong cách game hành động đi cảnh với lối thiết kế đồ họa đặc trưng không lẫn đi đâu được.
Trò chơi kể về một câu chuyện ở một thế giới kỳ lạ, nơi mà người và máy giao thoa với nhau, đó là câu chuyện của Red, một nữ ca sĩ nổi tiếng của thành phố Cloudbank, và thanh kiếm Transistor bí ẩn với nhiều khoảng lặng đáng để ta phải nghiền ngẫm.
Để làm nền cho câu chuyện đó, Transistor thể hiện một bầu không khí u ám, huyền bí nhưng vẫn thôi thúc người chơi đắm mình vào game bằng những thủ thuật kể chuyện, hình ảnh đậm chất nghệ thuật lẫn âm thanh say đắm.
Cái hay của Transistor nằm ở việc nó thể hiện một khung cảnh chết chóc nhưng không máu me bạo lực, thể hiện một nữ nhân vật chính thay vì gợi dục như các game khác mà đẹp mạnh mẽ, gợi cảm và đáng nhớ.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
PHONG CÁCH ĐA DẠNG GIỮA “TĨNH” VÀ “ĐỘNG”
Khác với Bastion với lối chơi hành động đi cảnh, chặt chém liên tục của nhân vật chính Kid, trong Transistor, nhân vật Red không những sử dụng cơ bắp mà còn cả cái đầu hoạch định chiến thuật của mình.
Từ đây, ta mới thấy được cái hay trong lối chơi mà Transistor muốn thể hiện.
Mỗi trận chiến trong Transistor cũng tương tự như bao trận chiến ở các tựa game khác nhưng điểm nhấn ở đây chính là việc kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố “động” và “tĩnh” trong phong cách chơi.
Việc phối hợp cả hai yếu tố “động”, di chuyển thời gian thực, và “tĩnh”, hành động theo lượt, giúp cho Transistor có thể vừa lòng những ai yêu thích những pha hành động nhanh giữa muôn trùng quái vật choáng ngợp, cũng có thể làm phải lòng những cá nhân đam mê vừa hớp trà, vừa di chuột lập chiến thuật của mình theo từng lượt đi.
Ở mặt “động”, Red có thể di chuyển khắp nơi, tấn công kẻ địch ở thời gian thực một cách tự do.
Mặt “tĩnh” giúp người chơi ngừng thời gian, hoạch định ra các bước hành động, tấn công để Red thực thi.
Và khi kết hợp cả hai lại, trò chơi trở nên đa dạng và biến hóa với việc không có một trận chiến nào giống trận chiến nào.
[su_quote]Bạn sẽ còn cảm thấy thỏa mãn hơn nữa khi những kế hoạch đòn thế mà mình vạch ra trong từng lượt chơi hạ gục địch nhanh gọn, mạnh mẽ và đã mắt[/su_quote]Bạn cảm thấy thỏa mãn khi xáp lá cà hạ gục địch?
Bạn sẽ còn cảm thấy thỏa mãn hơn nữa khi những kế hoạch đòn thế mà mình vạch ra trong từng lượt chơi hạ gục địch nhanh gọn, mạnh mẽ và đã mắt.
Chưa dừng lại ở việc là một kết hợp hoàn mỹ giữa hai lối chơi khác nhau, Transistor còn cung cấp một bảng danh sách các kỹ năng đa dạng, với việc mỗi kỹ năng có thể kết hợp được với các kỹ năng khác nhau, tạo nên những bộ đòn tấn công đặc trưng.
Bảng kỹ năng này của game được thiết kế một cách chăm chút và đa dạng đến nỗi, đi dạo vòng các diễn đàn game về Transistor, mỗi người chơi đều đưa ra những cách sắp xếp kỹ năng khác nhau với những đòn đánh đặc biệt, không một ai giống ai.
Đây chính là một trong những điểm người viết rất “cảm” ở Transistor. Một điều mà các trò chơi nhập vai đặc trưng, “bom tấn” khác như Diablo 3 hay The Incredible Adventures of Van Helsing vẫn còn chưa thể thực hiện được.
LỐI DẪN TRUYỆN SÂU LẮNG
Câu chuyện của Transistor đơn giản với việc cái thiện chống lại cái ác, nhưng điều làm nên sự đặc biệt của trò chơi nằm ở lối dẫn chuyện đặc trưng của Supergiant Games đã từng thể hiện ở trò chơi đầu tay nổi tiếng của hãng: Bastion.
Transistor sử dụng nhiều thủ pháp dẫn chuyện đan xen với nhau.
Đó có thể là phong cách đồ họa đặc trưng với các họa tiết sắc cạnh, cầu kỳ, đan xen lẫn là màu sắc nóng – lạnh, miêu tả “sự sống” của một thành phố “chết”.
Theo đó bộc lộ một cảm giác huyền bí, một nỗi buồn nặng trĩu cũng như pha lẫn trong đó cảm giác nguy hiểm luôn rình rập.
[su_quote]Transistor sử dụng nhiều thủ pháp dẫn chuyện đan xen với nhau[/su_quote]Đó có thể là lời dẫn chuyện của thanh kiếm Transistor được lồng tiếng bởi Logan Cunningham, người dẫn truyện cho trò chơi Bastion trước.
Đó cũng có thể là những khung cảnh tương tác trong game, những bản tin điện tử không người đọc, những bản phác họa không người chiêm ngưỡng, những con người chỉ có lớp vỏ nhưng không có phần hồn.
Đó là những lời nhắn gửi của các nhân vật đã từng tồn tại trong game dành cho Red, về cuộc sống, về cuộc đời và cả về sự biến mất đang bị rơi dần vào quên lãng của họ.
Nhưng thứ làm nổi bật những yếu tố dẫn chuyện kể trên là âm nhạc trong game.
Transistor không sử dụng những giai điệu hào nhoáng mà tập trung vào những khuôn nhạc mạnh mẽ, gợi cảm giác sâu lắng.
Mỗi khung cảnh của game, mỗi lời thoại dẫn chuyện của Logan được lồng vào mỗi giai điệu nhạc khác nhau khiến cho người chơi tha hồ “cảm” và suy ngẫm về những gì mà mắt họ nhìn thấy, tay họ chạm đến và tai họ nghe được.
Và như để tạo nên cao trào cảm xúc, giọng ca của nhân vật nữ chính được lồng tiếng bởi Ashley Lynn Barrett, người lồng tiếng cho nhân vật Zia trong Bastion năm nào, bùng lên với lời hát da diết, tô điểm cho câu chuyện của nhân vật Red một mình cô đơn trong một thành phố đang chết dần chết mòn.
Người viết như “chết lặng” khi nghe bài hát We All Become cất lên giữa game, ấn tượng với ca khúc mở đầu game The Spine và gần như bị “ám ảnh” với ca từ của ca khác Paper Boats khép lại trò chơi một cách hoàn mỹ lúc cuối game.
[su_quote]lời hát da diết, tô điểm cho câu chuyện của nhân vật Red một mình cô đơn trong một thành phố đang chết dần chết mòn[/su_quote]RECURSION MODE: ĐIỂM SÁNG CHO GIÁ TRỊ CHƠI LẠI
Tương tự như Bastion, sau khi kết thúc, người chơi có thể chơi tiếp Transistor bằng việc chọn chế độ Recursion Mode, khởi tạo lại cốt truyện với cấp độ khó hơn cũng như cung cấp những kỹ năng, thử thách và nhiều khám phá mới cho người chơi.
Người chơi sẽ được dịp thử sức mình với việc tìm những đòn phối hợp mới nhằm chống lại đám địch thủ cũng được nâng cấp mạnh mẽ hơn bội phần.
Ở chế độ Recursion, người chơi không còn chơi theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” nữa mà phải thực sự có những tính toán cụ thể hòng tìm đường đánh bại đối thủ.
Qua đó, Transistor như được làm mới lại (recursive) với một sự “quyến rũ” không cưỡng lại được dành cho những game thủ đam mê thử thách, cảm giác mạnh.
[su_quote]Ở chế độ Recursion, người chơi không còn chơi theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” nữa mà phải thực sự có những tính toán cụ thể hòng tìm đường đánh bại đối thủ[/su_quote]Bên cạnh chế độ chơi mới sau khi “phá đảo”, Transistor còn đưa ra một loạt các thử thách để người chơi thực hiện nhằm lấy điểm “achievement” (thành tựu) trên Steam.
Mỗi thử thách là một màn đấu trí căng thẳng mà đỉnh điểm của nó là người chơi sẽ đối mặt với “bản sao” của chính nhân vật của mình điều khiển.
Ngoài ra, hệ thống Limiter cũng là một thêm thắt đáng chú ý.
Limiter ở đây là việc người chơi lựa chọn “chấp” địch thủ máy như: cho máy đánh mạnh hơn, xuất hiện lính đông hơn hay lì đòn hơn… Mỗi Limiter được thêm vào tăng độ thử thách cho Transistor, nhưng đồng thời giúp tăng kinh nghiệm nhận được cho Red qua mỗi trận đánh.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CỐT TRUYỆN NGẮN!
Cốt truyện phải dài như thế nào mới đủ?
Đây là điểm tạo nhiều tranh cãi nơi người chơi dành cho Transistor.
Trò chơi kể một câu chuyện sâu lắng nhưng cái kết của nó, theo người viết, khiến ta cảm thấy một chút thèm thuồng, muốn được tận hưởng tiếp câu chuyện mà game đã và đang kể.
Khi bản nhạc Paper Boats vang lên kết thúc game, người viết vẫn còn “đắm mình” vào trong thế giới của Transistor và mong muốn rằng câu chuyện của Red sẽ được kể tiếp ngay sau khi Ashley kết thúc bài hát.
[su_quote]Trò chơi kể một câu chuyện sâu lắng nhưng cái kết của nó, theo người viết, khiến ta cảm thấy một chút thèm thuồng, muốn được tận hưởng tiếp câu chuyện mà game đã và đang kể[/su_quote]Tuy nhiên, điều này lại không như mong muốn.
Người viết vẫn chưa “đã” lắm với độ dài của game.
Đó là đối với người viết, còn đối với một số người khác, Transistor sở hữu một cái kết hoàn mỹ, dù chỉ cần bỏ ra gần 8 giờ chơi cốt truyện trong lần chơi đầu tiên.
Điều đó cũng dễ hiểu khi bạn đã thực sự “buông mình” vào dòng cảm xúc mà game tạo dựng, đi theo luồng suy nghĩ của Red trước những sự việc đã và đang xảy ra với người mà cô yêu quý nhất trên cõi đời này.
GIÁ TRỊ CHƠI LẠI CẦN CẢI THIỆN THÊM
Chỉ với chế độ Recursion Mode và các mục chơi thử thách, hệ thống Limiter, Transistor khó mà giữ chân người chơi thêm lâu được, đó là điều tất yếu. Bạn cùng lắm là chơi lại game tối đa hai lần là… xong.
Transistor chính thức bị “bỏ xó” vì không có gì thêm nữa để cho người chơi trải nghiệm.
Đây chính là điểm trừ đáng tiếc trong hằng hà sa số những điểm sáng của Transistor.
Nếu như Transistor có một chế độ chơi mới, khác biệt đơn cử như chế độ chơi mạng nhiều người thì có thể việc giành được điểm 10 của Vietgame.asia là điều hoàn toàn hiển nhiên!
Đáng tiếc, Transistor không sở hữu một chức năng nào có thể giữ chân game thủ lâu hơn mục chơi cốt truyện và những thử thách của game.
[su_quote]Nếu như Transistor có một chế độ chơi mới, khác biệt đơn cử như chế độ chơi mạng nhiều người thì có thể việc giành được điểm 10 của Vietgame.asia là điều hoàn toàn hiển nhiên[/su_quote]THÔNG TIN
- Sản xuất: Supergiant Games
- Phát hành: Supergiant Games
- Thể loại: Hành động, Nhập vai
- Ngày ra mắt: 21/05/2014
- Hệ máy: PC, PS4
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7 (32bit/64bit)
- CPU: 2.6GHz trở lên
- RAM: 4GB
- VGA: 1GB Intel HD 3000 | AMD HD 5450 | nVidia 9400GT
- HDD: 3GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA: MSI Rx Vega 56 Airboost
- SSD: Samsung 950 Pro 256GB
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI VIETGAME.ASIA
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Final Fantasy 7 Rebirth sẽ không có DLC! – Tin Game
- STALKER 2: Heart of Chornobyl hé lộ thông tin về bản cập nhật đầu tiên! – Tin Game
- Assassin’s Creed Shadows chia sẻ thêm về cơ chế lén lút! – Tin Game
- Mythical Games công bố FIFA Rivals! – Tin Game
- Black Myth: Wukong sẽ có thêm vài “bất ngờ” mới vào cuối năm nay! – Tin Game
- STALKER 2: Heart of Chornobyl vượt mốc 1 triệu bản tiêu thụ! – Tin Game