[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ[/alert]
- Tên sản phẩm:ASUS ROG Strix PG27VQ
- Nhà sản xuất: ASUS
- Xuất xứ: Đài Loan
- Màn hình
Kích thước panel: Màn hình Wide 27.0″(68.47cm) Tự động
Độ bão hòa màu: 72%(NTSC)
Kiểu / Đèn nền Panel : TN
Độ phân giải thực: 2560×1440
Khu vực Hiển thị (HxV) : 596.74 x 335.66 mm
Pixel: 0.233mm
Độ sáng (tối đa): 400 cd/㎡
Bề mặt Hiển thị Chống lóa
Tỷ lệ Tương phản (Tối đa) : 1000:1
Góc nhìn (CR ≧ 10): 170°(H)/160°(V)
Thời gian phản hồi: 1ms (Gray to Gray)
Màu sắc hiển thị: 16.7 triệu màu
Bảo hành LCD ZBD : Có
Không chớp
Tấm nền cong : 1800R - Tính năng video
Công nghệ không để lại dấu trace free: Có
Các lựa chọn nhiệt độ màu: 4 chế độ
Công nghệ 3D : Công nghệ Kính Chớp 3D
GamePlus (chế độ) : Có (Ngắm/Hẹn giờ/Bộ đếm FPS/Màn hình hiển thị dạng lưới)
Hỗ trợ HDCP
Tần suất Ánh sáng Xanh Thấp : Có
GameVisual :7 chế độ(Cảnh vật/Đua xe/Rạp/RTS/RPG/FPS/Chế độ sRGB/Chế độ tùy chọn)
Công nghệ GameFast Input - Phím nóng thuận tiện
GamePlus
Cần Điều hướng 5 Chiều Trên Màn hình
GameVisual - Các cổng I /O
Tín hiệu vào: HDMI(v1.4), DisplayPort 1.2
Giắc cắm tai nghe: 3.5mm Mini-Jack
Cổng USB: 3.0×1, 1 cổng upstream - Tần số tín hiệu
Tần số tín hiệu Digital: DisplayPort: ~ KHz (H) / ~ Hz(V) 88 ~240 KHz (H) /60 ~165 Hz(V)
- Điện năng tiêu thụ
Chế độ bật: <67.5W*
Chế độ Tiết kiệm Điện/Tắt: <0.5W
Điện áp: 100-240V, 50/60Hz - Thiết kế cơ học
Màu sắc khung: Armor titanium, Plasma đồng
Góc nghiêng: +20°~-5°
Xoay : +40°~-40°
Tinh chỉnh độ cao : 0~100 mm
Chuẩn VESA treo tường: 100x100mm
Thiết kế Không Khung viền : Có
Aura Sync lighting effect - Bảo mật
Khoá Kensington
- Kích thước
Kích thước vật lý kèm với kệ(WxHxD):614.5 x (422.2~522.2) x 268.7mm
Kích thước vật lý không kèmkệ(WxHxD):614.5 x 370.3 x 113.8 mm
Kích thước hộp(WxHxD):695 x 530 x 247 mm - Khối lượng
Trọng lượng thực (Ước lượng):8.46 kg
Khối lượng tịnh không tính Giá đỡ :5.8 kg
Trọng lượng thô (Ước lượng):10.6 kg - Phụ kiện
Dây nguồn
Cáp USB
Sạc nguồn
Cáp DisplayPort
Sách hướng dẫn
Cáp HDMI
CD hỗ trợ
Phiếu bảo hành
Tấm che đèn LED bằng acrylic - Quy định
BSMI, CB, CCC, CE, CEL level 1, CU, ErP, FCC, J-MOSS, KCC, PSE, RoHS, WHQL (Windows 10, Windows 8.1, Windows 7), UL/cUL, VCCI, WEEE, RCM, TUV Không Chập chờn , TUV Tần suất Ánh sáng Xanh Thấp, eStandby
- Ghi chú
*độ sáng màn hình là 200 nit khi không kết nối âm thanh / USB/ Đầu đọc thẻ
Nếu so sánh với các hãng sản xuất linh kiện máy tính trên thị trường hiện nay, ASUS có thể xem như một trong những hãng sớm bắt tay sản xuất màn hình “chuyên dụng” dành cho game thủ, với các mẫu dòng MG tích hợp tính năng chống xé hình FreeSync của AMD và dòng PG với tính năng G-Sync của NVIDIA.
Với sự bùng nổ của thị trường này trong năm vừa qua, hãng ngoài việc bổ sung thêm dòng sản phẩm XG, cũng đồng thời cho ra mắt một thành viên mới của dòng sản phẩm PG, với tên gọi ASUS ROG Strix PG27VQ. Đây là dòng màn hình khá đặc biệt tập trung vào tính năng hiển thị tốc độ cao, với tầm nền TN “đi ngược thời đại” cùng thiết kế “Strix” đặc sắc mà quen thuộc trong khoảng thời gian gần đây.
Hãy cùng Vietgame.asia thử nghiệm sản phẩm này các bạn nhé![su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: i5 2500K
- RAM: 16GB DDR3
- HDD: 1TB WD Blue
- Graphics: NVIDIA GTX 970
- Monitor: ASUS ROG Strix PG27VQ
- Keyboard: ASUS STRIX Tactic Pro
- Mouse: ASUS ROG Strix Impact
- Headset: Roccat Cross
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”140857, 136844″][su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Sự tiện dụng của thiết kế ROG
Mặc dù thiết kế phi thuyền ROG đã được ASUS “di chuyển” từ những mẫu màn hình cao cấp hơn như ASUS ROG SWIFT PG348Q xuống với các dòng sản phẩm “bình dân” hơn như dòng sản phẩm XG, thế nhưng hãng cũng làm ra một vài điều chỉnh nhỏ để tạo nên điểm đặc sắc cho một sản phẩm màn hình ở tầm cao như ASUS ROG Strix PG27VQ.
Vẫn kiểu chân đế với ba chân chống phụ, vẫn trụ cơ sở “to và nạc” cũng như khớp xoay linh hoạt có thể điều chỉnh góc độ nhìn của màn hình, kiểu thiết kế này tỏ ra vô cùng phù hợp với ASUS ROG Strix PG27VQ, đặc biệt là khi sản phẩm được trang bị tấm nền TN có góc nhìn khá hẹp.
Bản thân người viết cảm thấy rất dễ chịu với chân đế này, bởi nó rất dễ sử dụng trong nhiều điều kiện làm việc và chơi game khác nhau. Chẳng hạn như khi làm việc và chơi game, người dùng có khuynh hướng đặt màn hình song song với tầm mắt, trong khi nếu cần xem phim ảnh, bạn hoàn toàn có thể ngả lưng ra ghế, nâng cao màn hình và hạ xuống một góc nhỏ 5 độ, giúp bạn luôn có được tầm nhìn thoải mái nhất.[su_carousel source=”media:140961,140962,140963,140964,140965,140966″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″][su_quote]Kiểu thiết kế này tỏ ra vô cùng phù hợp với ASUS ROG Strix PG27VQ, đặc biệt là khi sản phẩm được trang bị tấm nền TN có góc nhìn khá hẹp[/su_quote]ASUS ROG Strix PG27VQ vẫn tuân thủ “chủ đề cong” của các sản phẩm ASUS trong năm nay khi mang đến độ cong khá “gắt”, lên đến 1800R nếu so với mức 2300R của các màn hình cong thế hệ trước. Thế nhưng độ cong này lại hữu hiệu hơn nếu người dùng sử dụng tính năng “multimonitor”, với việc ghép nhiều màn hình cùng nhau tạo không gian hiển thị lớn hơn. Độ cong 1800R trên dải 3 màn hình liên tiếp giúp ôm trọn tầm mắt tốt hơn (mức 2300R ở các màn hình cong thế hệ cũ).
Màn hình được xử lý phẳng với phần hiển thị tràn sát ra mép màn hình, thu nhỏ đến tối đa phần viền Benzel giúp việc ghép nhiều màn hình trở nên dễ dàng hơn, mối ghép ít khó chịu hơn. Tuy vậy, về tổng thể thì phần hiển thị của ASUS ROG Strix PG27VQ vẫn khá dày, đi kèm với chân đế thuộc loại “ngoại cỡ” khiến cho tổng thể sản phẩm khá to và nặng, không kém gì các TV LCD cỡ lớn. Nhưng cũng chính nhờ vậy mà sản phẩm khá vững chãi trên bàn làm việc mà không “mỏng manh dễ vỡ” như những màn hình LCD kích cỡ lớn khác.
Một điểm đặc sắc hơn nữa là khác với các dòng sản phẩm XG sở hữu đèn nền phía sau màn hình chỉ để… cho đẹp như ASUS ROG Strix XG27VQ, thì đèn nền phía sau của ASUS ROG Strix PG27VQ được tích hợp công nghệ Aura Sync cho phép đồng bộ với hệ thống đèn bên trong máy.
Điều này giúp bạn tạo ra được một hệ thống RGB hoàn chỉnh và đồng bộ trên toàn “hệ sinh thái” ROG của ASUS.
[su_divider]
Nhanh và nhanh hơn nữa!!!
Trong những năm gần đây, khi “trào lưu” tốc độ trở thành thước đo chuẩn mực cho các thế hệ màn hình chơi game thì con số thể hiện tốc độ quét hình đã không đơn giản thể hiện hết được độ “mượt” của màn hình. Cũng vì thế mà một số hãng thậm chí đẩy mức tốc độ quét hình lên tận 240Hz, vượt gấp hai lần mức 120Hz của các màn hình cao cấp của một vài năm trước.
Mặc dù không đạt đến con số “khủng bố” như vậy, nhưng ASUS ROG Strix PG27VQ vẫn có thể đạt mức tần số quét hình 165Hz ở chế độ ép xung (Overclock Mode), cao hơn ít nhiều so với mức 144Hz của các màn hình chơi game hiện nay.
Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Nếu như xu hướng chủ đạo của năm nay là các màn hình sử dụng tấm nền VA, nhằm cân bằng giữa tốc độ quét hình và khả năng hiển thị màu sắc, chẳng hạn như “người anh em” ASUS ROG Strix XG27VQ từng được Vietgame.asia đề cập qua trước đây , thì ASUS ROG Strix PG27VQ lại đi theo một hướng hoàn toàn khác khi sử dụng tấm nền TN vốn thường thấy trên các dòng sản phẩm cấp thấp để tối ưu tốc độ hiển thị của màn hình.[su_quote]Có thể nói, con số 1ms trên ASUS ROG Strix PG27VQ khá sát với thực tế[/su_quote]Sử dụng tấm nền TN cũng đồng nghĩa với việc ASUS tập trung nhiều hơn vào giảm thời gian phản hồi (GTG – Grey to Grey) trên thực tế xuống còn mức 1ms. Mặc dù các màn hình hiện đại thường được quảng cáo có tốc độ phản hồi 1ms nhưng con số này có… khá nhiều “hơi nước” và mang tính tiếp thị nhiều hơn, bởi các giới hạn kỹ thuật của tấm nền VA và IPS hạn chế tốc độ phản hồi chung của màn hình.
Có thể nói, con số 1ms trên ASUS ROG Strix PG27VQ khá sát với thực tế, giảm thiểu được tối đa hiện tượng bóng mờ viền ảnh do thời gian đáp ứng chậm mang lại. Cũng chính nhờ tốc độ phản hồi nhanh, tính năng hiển thị 3D với 3D Vision đã quay trở lại trên mẫu màn hình cao cấp này sau một thời gian dài vắng bóng trên các màn hình chơi game cao cấp.
Sử dụng tấm nền TN không có nghĩa là ASUS giảm chất lượng màu sắc hiển thị của sản phẩm nếu so sánh với đàn anh ASUS ROG SWIFT PG279Q sử dụng tấm nền IPS. Đây là tấm nền có chất lượng màu sắc khá tốt ở góc nhìn thẳng. Màu sắc dịu, nhẹ với độ chính xác tương đối tốt, dù không sặc sỡ gắt mắt như các màn hình sử dụng tấm nền IPS rẻ tiền đang hiện hữu trên thị trường.
Tất nhiên, dù là một tấm nền TN tốt, ASUS ROG Strix PG27VQ vẫn không thể so khả năng hiển thị màu với các màn hình chuyên nghiệp dành cho thiết kế, nhưng nếu so sánh với các màn hình chơi game trên thị trường đang sử dụng tấm nền VA thì màu sắc của sản phẩm vẫn rất chất lượng.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Vài hạt sạn nhỏ!
“Hạt sạn” đầu tiên của ASUS ROG Strix PG27VQ đến từ lớp phủ chống lóa trên màn hình. Lớp phủ này thường gặp trên các laptop cao cấp, cho phép người dùng sử dụng ngay cả ở điều kiện ngoài trời, thế nhưng việc xuất hiện trên một mẫu màn hình chơi game thường xuyên sử dụng trong điều kiện trong nhà cũng là một điều khá khó hiểu.
Với độ phân giải cao QHD 2.5K, chữ viết sẽ khá nhỏ và khá khó đọc, nhất là khi sử dụng nền trắng, bởi lớp phủ chống lóa tạo ra các hạt noise nhẹ gây nhiễu với các chữ có kích thước nhỏ.[su_quote] Bạn chỉ có thể đẩy tốc độ quét hình lên mức 165Hz khi sử dụng cáp DisplayPort còn với kết nối HDMI thông thường, tốc độ quét hình sẽ bị “khóa chết” ở 60Hz[/su_quote]Một vấn đề khác là ASUS ROG Strix PG27VQ khá “kén” về mặt kỹ thuật. Bạn chỉ có thể đẩy tốc độ quét hình lên mức 165Hz khi sử dụng cáp DisplayPort còn với kết nối HDMI thông thường, tốc độ quét hình sẽ bị “khóa chết” ở 60Hz.
Sản phẩm cũng gặp một số rắc rối khi đặt ở chế độ nghỉ (Standby) với các trình điều khiển (driver) cũ, rất hay đẩy độ phân giải về mức 1024×768 và chỉ có thể khởi động lại máy mới đưa độ phân giải về lại tiêu chuẩn.
Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách cập nhật các trình điều khiển mới nhất.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]GIÁ THAM KHẢO[/su_heading][su_note note_color=”#00ccff”]
22.500.000VNĐ
[/su_note][su_heading style=”line-blue” size=”35″]MUA Ở ĐÂU?[/su_heading][su_icon icon=”icon: shopping-cart” background=”transparent” color=”#000000″ text_color=”#000000″ size=”40″ shape_size=”4″ radius=”0″ text_size=”12″ margin=”0″][/su_icon] TÂN DOANH, TÂN THÀNH DANH, TECHGURU, GEARVN, XUÂN VINH, AN PHÁT, HÀ NỘI COMPUTER.