[rs_section_heading heading=”RNG”]Trong game nói riêng và phần mềm máy tính nói chung, các yêu tố may rủi được tạo ra nhờ các phép tính tạo số ngẫu nhiên, hay Random Number Generation/Random Number Generator (RNG). Và có thể nói rằng, đã từ rất lâu rồi, các yếu tố “may rủi” luôn hiện hữu, đi kèm trong vô vàn tựa game như hình với bóng. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi liệu “may mắn” trong game có thực sự là may mắn, có bao giờ vận may của bạn quá “bi đát”, tới mức bạn thắc mắc về tính ngẫu nhiên của game?
Hãy để bài viết sau từ Vietgame.asia đưa bạn đi sâu vào hệ thống RNG trong game nói chung, và phân tích những điểm lợi, điểm hại của chúng nhé.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”151766, 151404″][su_heading style=”line-blue” size=”35″]CON ĐƯỜNG TỚI SỰ “NGẪU NHIÊN”[/su_heading]Bước vào thời đại kỹ thuật số, máy tính là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Nhờ sự “toàn năng” của tin học, con người đã phá bỏ rất nhiều rào cản, đạt tới những nấc thang phát triển mới. Tuy nhiên, vĩ đại là vậy, nhưng vẫn có một điều máy tính còn làm khá “vụng về”, đó chính là tạo ra sự “ngẫu nhiên”: đưa ra những con số, kết quả không có quy luật hay chu kì không thể đoán trước được.
Tại sao tạo ra một con số ngẫu nhiên với máy tính lại khó vậy? Bởi với máy tính, mọi thứ là “xác định”. Máy tính vốn là một công cụ thực hiện các dòng lệnh dựa vào các luật lệ và thuật toán chặt chẽ. Bạn cho nó một đầu vào và nó sẽ cho bạn một đầu ra, dựa trên những gì đã được lập trình sẵn. Hay theo lời giáo sư khoa học máy tính Steve Ward của viện công nghệ Massachusetts: “Nếu bạn hỏi cùng một câu hỏi, bạn sẽ luôn có cùng một câu trả lời”.
Doom là một tựa game nổi tiếng đã đi vào lịch sử. Tuy nhiên, bạn có biết nó tạo ra sự “ngẫu nhiên” bằng cách nào không? Trong mã nguồn của game có một dãy số bất quy tắc, và khi cần sử dụng yếu tố ngẫu nhiên nào đó, game đơn giản là tìm và lấy số tiếp theo bên cạnh số lần trước đã sử dụng. Khi tới cuối dãy, game quay lại đầu dãy để tìm. Bạn có thể xem dãy số “ngẫu nhiên” của game tại đây, bắt đầu từ dòng 32. Và “ngẫu nhiên” mà đoán trước, tìm được quy luật thì còn gọi gì là ngẫu nhiên nữa… ?
Đương nhiên, các tựa game sau này có dùng nhiều cách khác, bớt “nông dân” hơn rất nhiều so với những gì Doom đã làm. Chúng có thể sử dụng thời gian của hệ thống hay áp dụng các hàm tính toán phức tạp để tạo ra những số cực kì khó đoán trước. Mặc dù đây chỉ là biện pháp “giả ngẫu nhiên” nhưng trong nhiều trường hợp, làm như vậy cũng đủ tạo nên không khí “đỏ đen” cho game rồi. Còn nếu muốn tạo ra số ngẫu nhiên thực sự thì có lẽ cần một tham số đầu vào ngẫu nhiên, mà đơn giản và dễ dùng nhất là sử dụng những yếu tố như cách người dùng di chuyển chuột hay đánh bàn phím. Còn tối tân hơn nữa có những thứ như Hobits – công cụ tạo số ngẫu nhiên bằng cách khá đơn giản mà ai cũng làm được: ứng dụng sự ngẫu nhiên của cơ học lượng tử qua cách đo thời gian phân rã phóng xạ của các nguyên tố…
Nói tóm lại, bảo máy tính tạo ra một cách gì đó “ngẫu nhiên” là rất khó, nên sự “may mắn” trong game của bạn khả năng cao là thứ gì đó xác định trước được, có chăng là khá phức tạp thôi. Và áp dụng các yếu tố may mắn vào game, nhà sản xuất đã biến RNG thành một công cụ thu hút người chơi, một công cụ mà họ hoàn toàn có thể thao túng ngầm…[su_heading style=”line-blue” size=”35″]MẶT SÁNG CỦA RNG[/su_heading]Tới ngày hôm nay, có thể nói RNG đã trở thành yếu tố then chốt của rất nhiều game.
Nếu bạn đã từng chơi các game nhập vai, bạn sẽ thấy rằng rất nhiều cơ chế “xương sống” của chúng đều được dựng nên trên nền RNG. Tiêu biểu như việc nhặt đồ rơi chẳng hạn: một con quái đặc biệt có tỉ lệ xuất hiện là bao nhiêu, liệu khi bạn “xử” xong, nó có rơi đồ cho bạn không, và liệu món đồ đó là thường hay hiếm? Không chỉ vậy, những phép toán như tính lượng sát thương, tính số quái xuất hiện, tính tỉ lệ thành công của đòn đánh… Tất cả đều cần yếu tố ngẫu nhiên mới tạo ra sự đa dạng và giá trị cho game.
Bên cạnh game nhập vai, game thẻ bài cũng là thể loại mà RNG đã trở thành nền móng bởi yếu tố may mắn luôn gắn liền với các tựa game bài bạc nói chung. Từ Solitaire huyền thoại của XP tới các game thẻ bài hiện đại như Hearthstone, Yu-Gi-Oh! DUEL LINKS… Bạn liệu có muốn chơi một tựa game bài mà ván nào cũng như ván nào, lượng bài, lượng tài nguyên bạn nhận được là giống nhau?
Đó chỉ là hai ví dụ lớn về hai thể loại game rất cần sự ngẫu nhiên, còn hiện tại, gần như thể loại game nào cũng có thể ứng dụng RNG. Vấn đề không chỉ dừng ở tăng độ đa dạng của trải nghiệm lên, mà còn ở thực tế là: con người luôn có máu “cá cược” ít nhiều, và có sự “hên xui” sẽ hấp dẫn họ hơn.
Biết tận dụng RNG, nhà sản xuất có thể tạo nên một trải nghiệm đặc sắc, đòi hỏi người chơi phải tính toán cả độ may rủi, làm nền móng của sự cày cuốc hay cá cược may mắn và giữ chân người chơi lại với game bằng giá trị chơi lại.
Tuy nhiên, mọi công cụ dù tuyệt vời đến mấy đều có thể bị dùng sai cách, và RNG không phải là ngoại lệ…[su_heading style=”line-blue” size=”35″]MẶT TỐI CỦA RNG[/su_heading]Một chút “đỏ đen” sẽ tạo ra thử thách, nhưng quá nhiều “đỏ đen” sẽ làm mất đi tính kĩ năng chiến thuật và thậm chí giá trị của nhiều game.
Trong các game trực tuyến nhiều người chơi, kĩ năng của game thủ là tối quan trọng. Tựa game chắc chắn sẽ cần một chút may rủi để tạo nên sự đa dạng hay yếu tố bất ngờ, nhưng lạm dụng RNG quá nhiều sẽ “che lấp” kĩ năng của người chơi. Game sẽ không còn là một cuộc chiến về kĩ năng nữa mà là cuộc thi “ai may hơn”, và nếu những người chơi kì cựu vẫn có thể dễ dàng thua dưới tay các “ma mới”, thì mục đích luyện chơi game đó là gì? Do vậy, với các game nhiều người chơi như Dota 2 hay League of Legends, RNG luôn là vấn đề nhạy cảm cần được nhà sản xuất chú tâm.
Bên cạnh những tựa game mang tính đối kháng cao, RNG cũng cần được chú ý trong các game chơi đơn hay chơi mạng đơn thuần. Lạm dụng các yếu tố may mắn “quá liều” sẽ khiến người chơi cảm thấy vô nghĩa, khó chịu. Làm một việc gì đó thì ai cũng luôn mong muốn có thành quả tương xứng, và khi thấy mục tiêu mong muốn không đáng công sức bỏ ra, kết quả không phải do mình quyết định, họ chắc chắn sẽ cảm thấy bất công và từ bỏ game.
Con người có sở thích và cá tính khác biệt với nhau, do vậy, bài toán RNG là một trong những vấn đề nan giải. Độ may rủi, ngẫu nhiên tuy cần thiết nhưng không được đi quá cái “ranh giới” làm người chơi cảm thấy bất lực, nhạt nhẽo. Nhưng cái “ranh giới” ấy lại vô định, thay đổi theo thể loại game và sở thích của mỗi con người. Do vậy, chuyến hành trình để tìm được điểm tựa RNG an toàn, có thể thỏa mãn được nhiều người chơi nhất, không phải là điều đơn giản, nhưng đó là mục tiêu mà nhà sản xuất phải đạt tới để có một tựa game tuyệt vời.
Chưa dừng lại ở đó, chúng ta chỉ nói tới việc lạm dụng RNG quá nhiều sẽ lấp đi trải nghiệm và cảm nhận của người chơi, tuy nhiên nó còn có thể làm biến dạng giá trị của game nữa.
Bạn đã nghe nói về tựa game Star Wars Battlefront II? Sản phẩm này là tựa game “đình đám” của Electronic Arts, nhưng không phải là đình đám bởi nó hay, mà bởi nó là tiếng chuông cảnh tỉnh cho vấn đề cờ bạc trong game. Lúc ra mắt, Star Wars Battlefront II có đi kèm với hệ thống hộp đồ, cho phép người chơi dành tiền thật của mình để tự mua hộp đồ và mở chúng. Tức ngoài tiền gốc bạn phải chi để sở hữu game, bạn còn phải trả thêm để mở các món đồ trong game. Khỏi cần phải nói, RNG đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hộp đồ này. Tuy nhiên, do các món đồ bạn nhận được không hề ngẫu nhiên, mà nhà sản xuất hoàn toàn có thể thao túng tỉ lệ xuất hiện những món đồ và khiến bạn càng máu hơn thua, càng phải đổ tiền vào game. Tới khi bạn nhận ra mình đã phí quá nhiều tiền vào game thì cũng là lúc nhà sản xuất đã “đút túi thêm” được một đống tiền từ bạn, có thể cao hơn giá trị game gốc rất nhiều. Hậu quả là Electronic Arts đã nhận được vô vàn gạch đá từ cộng đồng người chơi, nhưng mấu chốt chính của vấn đề vẫn là: RNG hoàn toàn có thể làm game biến dạng, phục vụ những mục đích xấu và trở thành công cụ “làm giàu” cho nhà sản xuất.
Cuối cùng, kể cả khi RNG được sử dụng đúng cách, đúng mục đích, nó vẫn có thể làm “hỏng” trò chơi khi nhà sản xuất không lường được lỗi gì đó xảy ra trong hệ thống. Dù gì, RNG trong hầu hết các game cũng đều là kết quả của sự tính toán nào đó, nhưng nếu sự tính toán đó bị sai lệch, trải nghiệm của người chơi chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Ví dụ, một hộp đồ có tỉ lệ mở ra đồ hiếm 90%, nhưng bạn mở 10 chiếc hộp đó cũng chưa kiếm được món đồ hiếm nào thì khả năng cao là game đã bị mắc lỗi về kĩ thuật. Như vậy đương nhiên sẽ khiến người chơi bực bội và khó chịu rồi.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]ĐÂU LÀ “RANH GIỚI”?[/su_heading]Như đã nói, RNG là một công cụ cực kì hữu ích giúp tăng giá trị của game, nhưng nó hoàn toàn có tác dụng ngược lại nếu bị lạm dụng hay dùng không đúng cách. Hơn thế nữa, mỗi tựa game, mỗi thể loại game và mỗi người chơi lại có những cách đánh giá riêng về RNG, nên rất khó để đưa ra kết luận về một ranh giới cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử đánh giá chủ quan về một hệ thống RNG trong game nào nào đó, bạn có thể sử dụng 3 câu hỏi sau, từ bao quát tới chi tiết:
- Sự xuất hiện của RNG trong tựa game đó có đóng một vai trò đáng kể trong game?
Nếu câu trả lời là “Không” thì cũng không hẳn là điều xấu, chỉ là thừa thãi mà thôi. Còn nếu câu trả lời là “Có”… - Vai trò ấy có làm giá trị, ý nghĩa tựa game bị biến dạng đáng kể, trở nên tiêu cực hay không?
Nếu câu trả lời là “Có” thì có lẽ hệ thống RNG trong game đã được dùng với mục đích khác (như kiếm thêm lời lãi cho nhà sản xuất) thay vì ra tăng độ đặc sắc, cuốn hút cho game. Khi đó, có lẽ tốt nhất bạn nên “né” tựa game đó ra thì hơn. Còn nếu câu trả lời là “Không”… - Liệu người chơi có thể tính toán được chiến lược, hay vẫn cảm thoải mái để thưởng thức tựa game, bất kể sự có mặt của RNG hay không?
Đây là một câu hỏi khá chi tiết và phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của từng người. Nếu bạn cảm thấy là “Có” thì tựa game đó đã vận dụng chính xác, hay ít ra là vừa đủ các yếu tố ngẫu nhiên. Còn nếu câu trả lời là “Không” hay “Chưa chắc” thì có lẽ nhà sản xuất đã lạm dụng các yếu tố RNG quá mức cần thiết, nhưng cũng có thể bạn chưa quen với game, có thể game cần thêm sự tính toán chiến thuật, có thể đó là chủ định của nhà sản xuất để làm gì đó, có thể là game bị lỗi hay đơn giản là bạn kém may mắn thật. Nếu vậy, bạn có thể lên các trang thông tin đề tìm hiểu thêm về game, cố gắng luyện tập, góp ý với nhà sản xuất, hay đơn giản là thử một tựa game nào khác hợp gu với mình hơn thôi vậy.
[su_divider]