[rs_section_heading style=”style6″ heading=”THE SWINDLE”]Đối với nhiều người mà nói, câu châm ngôn “thương trường như chiến trường” hầu như luôn đúng trong mọi trường hợp. Ở trong bất cứ ngành kinh doanh buôn bán nào thì thực trạng “cá lớn nuốt cá bé” vẫn là quy luật tất yếu của cuộc chơi. Thế nhưng, có lẽ chỉ tồn tại một ngoại lệ duy nhất – và đó chính là ngành công nghiệp game.
Thật vậy, với chủng loại game hằng hà sa số và “khẩu vị” của cộng đồng game thủ cũng phong phú đến bất ngờ, dù là những tập đoàn lớn “khủng bố” hay các hãng game nhỏ “indie” thì vẫn có thể sống chung hòa bình nhờ vào các phân khúc khách hàng khác nhau và có một sự dung hòa nhất định. Người ta có thể chỉ mua một chiếc smartphone nhưng lại có thể chơi 3, 4 hoặc cả chục tựa game cùng lúc – đấy chính là cái mấu chốt để các hãng game nhỏ có thể tồn tại được.
Dĩ nhiên, indie thì vẫn có cái kiểu của indie – vì hạn chế về nhân lực, tài chính, quy mô… nên các hãng game indie thường chọn đồ họa tối giản và tập trung vào phát triển lối chơi thật độc đáo để hút khách. Và để che giấu sự “thiếu nội lực” của mình, các hãng indie cũng rất chuộng lối chơi “rogue-like” để khỏa lấp đi sự thiếu hụt trong việc thiết kế màn chơi. Với đặc thù tái tạo màn chơi và tình huống ngẫu nhiên của rogue-like, vô hình chung vấn đề này lại được giải quyết khá triệt để.
Đến từ Size Five Games, The Swindle là một tựa game khá phù hợp cho nhận định trên. Tuy đã ra mắt trên Steam từ 2015, nhưng mãi đến gần đây tựa game này mới đặt chân lên mảnh đất thần thánh của Nintendo Switch. Vốn được đánh giá không mấy ấn tượng từ trước, liệu phiên bản chuyển thể lên hệ cầm tay này có cải thiện được gì hay không? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SIZE FIVE GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH[/alert][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”155168, 154961″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]Ý tưởng mới lạ[/su_heading]The Swindle lấy bối cảnh thành phố London vào đầu thế kỷ XIX, nhưng lại diễn ra trong một không gian giả tưởng với chủ đề “Steampunk” (công nghệ hơi nước). Người chơi là một tên siêu trộm (chắc cỡ cỡ KID 1412) với bàn tay thần sầu, già không bỏ mà nhỏ cũng không tha. Vì vậy việc chính quyền đang phát triển một cỗ máy chống trộm siêu cấp chắc chắn là một tín hiệu rất xấu cho công việc “làm ăn” rồi. Vì vậy, trong 100 ngày ngắn ngủi, người chơi phải truy ra tung tích và đánh cắp cỗ máy đó, để đảm bảo công ăn việc làm của mình được… tốt đẹp.
Đầu mỗi ngày, người chơi có thể chọn một trong số khá nhiều địa điểm khác nhau để tác nghiệp. Đó có thể là một khu nhà dân, khu ổ chuột, hoặc thậm chí là… tòa nhà quốc hội. Nhiệm vụ của người chơi trong màn là cố gắng… chôm chỉa được càng nhiều tiền càng tốt. Đó có thể là những đống tiền được bố trí rải rác trong các căn phòng, hoặc các máy tính/ ATM đang chờ được “hack”. Tiền này có thể được dùng để mua thêm các nâng cấp đáng giá giúp cho công cuộc… đạo chích trở nên dễ dàng hơn, chẳng hạn như nhảy cao hơn, đi không phát ra tiếng động, tàng hình…[su_quote]Người chơi là một tên siêu trộm (chắc cỡ cỡ KID 1412) với bàn tay thần sầu, già không bỏ mà nhỏ cũng không tha[/su_quote]Dĩ nhiên, tiền đâu có ai điên mà để khơi khơi như vậy, mà chúng luôn được canh gác bởi bọn người máy đáng ghét của chính quyền. May mắn thay, siêu trộm của chúng ta không phải chỉ biết đào tường khoét ngạch, mà cũng khá điêu luyện với nghệ thuật sử dụng… dùi cui để giải quyết các “chướng ngại” khó ưa này. Chung quy thì miễn là người chơi tiêu diệt được kẻ địch trước khi bị quét vào tầm nhìn của nó và bị kéo còi báo động thì mọi thứ vẫn còn… nằm trong tầm kiểm soát.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]Lối chơi nhàm chán[/su_heading]Và đến đây là chấm dứt những “dấu cộng” về lối chơi của The Swindle – mà lẽ ra sẽ rất hay nếu được đầu tư đến nơi đến chốn. Size Five Games đã bộc lộ rất rõ ràng nhược điểm cố hữu của đa số hãng indie, đó là việc nghĩ ra ý tưởng “bựa” thì dễ, nhưng phát triển nó có lớp có lang thành một cái gì đó hoàn chỉnh, thì lại quá khó.
Vấn đề của của The Swindle nằm ở chỗ cả ý tưởng lẫn lối chơi đều đề cao đến việc “trộm cắp”, nghĩa là lén lút – thế nhưng cái cách mà game thể hiện lại không nhấn mạnh được điểm này. Thay vào đó, khi cho người chơi sự tự do thái quá về khả năng di chuyển và tấn công, vô hình chung The Swindle lại tự biến mình thành một tựa game platformer mà trong đó việc nhảy nhót và “gặp thằng nào bửa thằng nấy” lại trở thành tâm điểm.[su_quote]Dáng di chuyển (đi, chạy, nhảy) của nhân vật được làm khá cẩu thả và khó phân biệt, khiến người chơi không rõ được lúc nào là đang phá cửa hoặc chỉ đơn giản là… đứng ngó[/su_quote]Thế nhưng nếu xét về tiêu chuẩn của platformer thì The Swindle lại càng thất bại thảm hại hơn khi giới hạn người chơi rất nhiều trong một màn chơi. Điều kiện GAMEOVER của The Swindle chính là khi nhân vật bị phát hiện, kẻ địch từ khắp nơi sẽ bu vào đánh “hội đồng”, hoặc khi nhân vật… té từ độ cao nhất định xuống đất. Game cho người chơi quyền “tự sát” nếu tình hình trở nên quá xấu – thế nhưng tự sát hay bị đập chết thì kết quả cũng chẳng khác gì nhau: mất nhân vật lẫn số tiền cướp được trong màn đó, và phải bắt đầu lại với một nhân vật “trắng bóc”.
Vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, người chơi sẽ phát hiện mình đang lẩn quẩn trong một cái vòng lặp nhàm chán: vào màn > chôm tiền > kết màn > mua nâng cấp > vào màn > chôm tiền… Tuy nghe có vẻ “giống giống” thể loại game “săn quái vật” (Monster Hunter), thế nhưng lượng nội dung, sự khác biệt, và mức độ hứng thú khi chơi là tựa như trời với đất – vốn không đáng để nhắc tới.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]Cơ chế điều khiển tệ hại[/su_heading]Đối với một tựa game hành động nói chung, và những tựa game có yếu tố platformer (leo trèo, nhảy nhót) nói riêng – thì một trong những nguyên nhân “tự giết chính mình” nhanh nhất là nằm ở mảng điều khiển. Vâng, đúng vậy – không phải đồ họa kinh tởm, độ khó “dã man” hay thiết kế màn chơi “ngu học”, mà chính là ở khâu điều khiển. Và nói về mảng này, The Swindle quả thật đã hoàn thành xuất sắc công việc tự cắt đứt đường sống của mình một cách mỹ mãn.
Phản ứng của nhân vật so với tương tác từ phía người chơi trong The Swindle được thực hiện tệ hại một cách khó hiểu. Vô số lần người viết chết tầm xàm bá láp chỉ vì nhấn nút nhảy mà không ăn, khiến nhân vật bị rơi thẳng xuống hố chông hoặc nền đất cách đó… 3 tầng lầu. Ban đầu người viết còn tưởng mình mua nhầm tay cầm Gamepad Tung Của, cho đến khi thấy rất nhiều phàn nàn tương tự từ cộng đồng game thủ Steam thì mới biết đây là “thiết kế gốc” của The Swindle.Phần điều khiển đã vậy, và nó còn được làm cho “nát” hơn bởi khâu diễn hoạt chất lượng kém của các nhân vật. Dáng di chuyển (đi, chạy, nhảy) của nhân vật được làm khá cẩu thả và khó phân biệt, khiến người chơi không rõ được lúc nào là đang phá cửa hoặc chỉ đơn giản là… đứng ngó. Những nhân tố này kết hợp với nhau một cách hoàn hảo, khiến số lần chết của người chơi được bội nhân lên đáng kể – mặc dù phần lớn trong số đó không liên quan gì đến trình độ chơi kém cỏi hoặc đưa ra quyết định sai lầm cả.[su_quote]Dáng di chuyển (đi, chạy, nhảy) của nhân vật được làm khá cẩu thả và khó phân biệt, khiến người chơi không rõ được lúc nào là đang phá cửa hoặc chỉ đơn giản là… đứng ngó[/su_quote][su_divider]
- Sản xuất: Size Five Games
- Phát hành: Size Five Games
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 11/10/2018
- Hệ máy: PC | Nintendo Switch | PS3 | PS4 | Xbox One | WiiU | Vita
[su_divider]