[rs_section_heading style=”style6″ heading=”SteelSeries Sensei 310″]Để khởi động cho một năm 2019 mới với nhiều “thử thách game” phía trước, cũng như thời điểm cận tết Nguyên Đán sắp đến gần cũng là lúc rục rịch nhiều chương trình khuyến mại và giảm giá hấp dẫn… hẳn nhiều game thủ đang ngắm nghía sắm cho mình một món “bửu bối” mới. Trong đó, hẳn chuột chơi game là món hàng được chú trọng nhiều nhất bởi vai trò quan trọng rất cao của nó trong cuộc chơi.
Bên cạnh mẫu chuột chơi game SteelSeries Rival 310 mà Vietgame.asia giới thiệu đến bạn đọc hồi năm ngoái, 2019 này Vietgame.asia tiếp tục giới thiệu đến người dùng một mẫu chuột chơi game cao cấp hơn nữa – SteelSeries Sensei 310.
Được biết đến là sản phẩm chuột chơi game cao cấp hàng đầu của SteelSeries đúng với cái tên “Sensei”, và cùng với đó là hàng loạt lời khen ngợi có cánh từ các trang đánh giá uy tín… SteelSeries Sensei 310 có là chú chuột đáng mua nhất hiện nay? Có là chú chuột Sensei tốt nhất hiện nay hay không? – Trước tiên, chúng ta sẽ cùng “đập hộp” cái đã nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC STEELSERIES HỖ TRỢ[/alert][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”158041, 157549″]
[su_divider]
Trước tiên là về phần vỏ hộp, dù là sản phẩm thuộc hàng cao cấp nhưng cách SteelSeries đóng gói cho SteelSeries Sensei 310 lại không toát được sự “sang trọng” cần thiết. SteelSeries Sensei 310 được gói trong hai lớp vỏ, một mỏng bên ngoài với họa tiết trang trí khá bắt mắt và đày đủ thông tin thông số kỹ thuật, lớp bên trong với một lớp xốp chống sốc khá dày và êm nhưng trông khá rẻ tiền. Nhưng dù sao vỏ hộp cũng không có nhiều tác dụng nên nếu nhìn nhận về mặt gọn gàng, đẹp mắt thì vỏ của SteelSeries Sensei 310 vẫn khá tròn vai.
Trọn bộ sản phẩm đi cùng cũng gần như cơ bản nhất có thể, bao gồm chuột, giấy hướng dẫn sử dụng và một số giấy tờ bảo hành nhỏ mà thôi.[su_quote]SteelSeries Sensei 310 được gói trong hai lớp vỏ, một mỏng bên ngoài với họa tiết trang trí khá bắt mắt và đày đủ thông tin thông số kỹ thuật, lớp bên trong với một lớp xốp chống sốc khá dày và êm nhưng trông khá rẻ tiền[/su_quote]Nếu từng xem qua mẫu SteelSeries Rival 310 trước đây, khâu đóng gói và ấn tượng ban đầu của cả 2 là gần như giống nhau. Tổng thể SteelSeries Sensei 310 gọn gàng hơn một chút so với Rival 310 nhưng to hơn đôi chút so với dòng Sensei cũ trước đây. SteelSeries Sensei 310 với thiết kế đối xứng, cân đối nên dễ phù hợp với nhiều game thủ thuận tay trái hoặc tay phải.
Ngoại hình này sẽ dễ khiến người dùng liên tưởng đến mẫu chuột chơi game giá rẻ khác của nhà SteelSeries là Rival 100, nhưng SteelSeries Sensei 310 có mặt lưng nhô cao hơn một chút (39mm) cũng như đặc điểm kỹ thuật khác nhau. Nhưng với số đo có phần tinh gọn và nhẹ hơn(chỉ 92g) so với Rival 310, SteelSeries Sensei 310 sẽ chỉ phù hợp với những game thủ có thói quen cầm chuột dạng claw/finger-tip.
[su_divider]
[su_carousel source=”media:158166,158165,158164,158163,158161,158158″ limit=”30″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]Phần nhựa lưng của SteelSeries Sensei 310 được sơn phủ một lớp nhung mịn tạo độ bám, nhưng người dùng sẽ vẫn cảm nhận được chút sần nhẹ trên bề mặt này cả khi cầm lẫn nhìn. Ấn tượng nhất vẫn là logo SteelSeries tích hợp đèn nền RGB ngay tại mặt lưng của chuột. Ngược lại, để tạo độ bám và cầm nắm tốt hơn, hai bên má của SteelSeries Sensei 310 được làm hẳn bằng cao su, khá dính và chắc tay, không biết về độ bền lâu dài có để lại vết lõm do mòn như trên Rival 300 trước đây hay không. Dù vậy, theo cảm quan sử dụng trong suốt hơn 1 tháng của Vietgame.asia thì độ bền của hai lớp cao su này rất cao, không có dầu hiệu bào mòn dù thời gian sử dụng rất nhiều (khoảng 3-5 giờ mỗi ngày).
Điểm tạo sự khác biệt đáng kể trong cảm giác sử dụng của SteelSeries Sensei 310 so với Rival 100 chính là nút RM và LM được tách hẳn ra khỏi lớp nhựa lưng, cho lực bấm rất đằm và độ nảy vừa phải. Đây là điểm rất “ăn tiền” với những người dùng quen sử dụng chuột kiểu finger-tip grip hoặc claw grip bởi lực nhấn lên RM và LM hầu hết đều có phương thẳng đứng và rất “dị ứng” với các chuột có nút liền thường phù hợp với kiểu cầm palm grip hơn. Góp phần không nhỏ cho cảm giác nhấn hấp dẫn của SteelSeries Sensei 310 chính là switch Omron có tuổi thọ lên tới 50 triệu lần nhấn, một con số đáng ngưỡng mộ so với mặt bằng chung chuột chơi game hiện nay (đa số giao động trong khoảng 10-20 triệu lần nhấn).[su_quote]để tạo độ bám và cầm nắm tốt hơn, hai bên má của SteelSeries Sensei 310 được làm hẳn bằng cao su, khá dính và chắc tay, không biết về độ bền lâu dài có để lại vết lõm do mòn như trên Rival 300 trước đây hay không[/su_quote]Để dễ phù hợp nhất với cả game thủ thuận tay trái lẫn tay phải, SteelSeries Sensei 310 được bố trí tới 4 phím phụ, chia đều cho hai mép trái và phải, có thể thiết lập dễ dàng thông qua SteelSeries Engine 3. Kích thước các phím phụ tuy nhỏ nhưng rất nhạy, chỉ cần một lực nhấn nhẹ cũng đủ để tác động tín hiệu cho cụm phím phụ này. Bù lại, do có độ nhạy khá cao, nên hành trình nhận tín hiệu của cụm phím phụ cũng khá dài chứ không nông, tránh các trường hợp nhấn nhầm ngoài ý muốn. Dù vậy người viết cũng khuyến khích nên tắt bớt các phím không sử dụng để tạo cảm giác sử dụng thoải mái nhất.
Ngoài cụm nút phụ, tất nhiên không thể không kể đến phím điều chỉnh switch nhanh và nút cuộn giữa chuột. Nút cuộn cũng được gia công bằng lớp cao su có độ bền cao, tạo hình như một bánh xe thể thao bắt mắt với cụm đèn nền bên dưới, tạo lớp tiếp xúc tốt cho ngón tay cũng như trực quan hơn. Riêng với nút DPI có phần hơi nhỏ và chìm hơn nhiều, đôi chút có phần khó sử dụng.
Mặt đáy SteelSeries Sensei 310 được tạo hình tương đối gồ ghề nhằm giảm thiểu ma sát trên bề mặt bàn di, trong khi chân feet vẫn được chia 3 chắc chắn với bố trí 1 chân trước và 2 chân sau để tạo sự cân bằng tối đa nếu mặt bàn không thực sự phẳng.
[su_divider]
Về mặt “nội công”, SteelSeries Sensei 310 có thông số kỹ thuật gần như giống hệt Rival 310, bao gồm cả cảm biến SteelSeries TrueMove 3 với tốc độ CPI (DPI) từ 100 cho tới 12000 với mỗi bước nâng chỉ 100 CPI, cho khả năng tùy biến cá nhân cực mạnh. TrueMove 3 là cảm biến tân tiến nhất của SteelSeries tính đến thời điểm hiện nay, cũng chỉ có mặt trên hai mẫu SteelSeries Sensei 310 và Rival 310, được chế tạo dưới sự hợp tác giữa SteelSeries và Pixart. Và độ chính xác của TrueMove 3 được SteelSeries quảng cáo là “true 1 to 1”, ám chỉ độ chính xác của nó đến từng pixel một, dĩ nhiên là điều này chỉ có thể kiểm chứng được ở mức tương đối mà thôi.
Phần cáp USB cũng không khác người anh em Rival 310 khi vẫn sử dụng dây cao su chống rối, không bọc vải chống cắt cũng như cổng tiếp xúc USB vẫn không được mạ vàng. Có một điểm rất thú vị lúc người dùng cắm SteelSeries Sensei 310 vào PC, đó là SteelSeries Engine sẽ có sẵn một profile của một game thủ chuyên nghiệp DotA2, và nếu à fan của DotA2 thì chắc chi tiết nhỏ này sẽ “buff” thêm một ít công lực ảo tưởng cho người dùng, giúp họ chơi game nhập tâm hơn (có lẽ vậy).[su_quote]TrueMove 3 là cảm biến tân tiến nhất của SteelSeries tính đến thời điểm hiện nay, cũng chỉ có mặt trên hai mẫu SteelSeries Sensei 310 và Rival 310, được chế tạo dưới sự hợp tác giữa SteelSeries và Pixart.[/su_quote][su_heading style=”line-blue” size=”35″]TỔNG QUAN[/su_heading]SteelSeries Sensei 310 xem ra giống như một phiên bản khác của Rival 310, với cùng thông số kỹ thuật, công nghệ và giá bán (khoảng 1,3 triệu đồng)… chỉ khác nhau về mặt kiểu dáng để dễ phù hợp với cách sử dụng của đại đa số người dùng hơn mà thôi. Và lẽ dĩ nhiên với những đặc điểm kế thừa của nhau giữa Rival 310 và SteelSeries Sensei 310 thì việc chú chuột này được đánh giá cao cũng là điều hiển nhiên.
[su_divider]